Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

“Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 4 xã Eawer huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.38 KB, 47 trang )

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
TÌM HIỂU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
CỦA NÔNG HỘ Ở THÔN 4 XÃ EAWER HUYỆN BUÔN ĐÔN
TỈNH ĐĂK LĂK
Người hướng dẫn : T.S Tuyết Hoa NiêKđăm
CN. Y Trung NiêKđăm
CN. Phạm Văn Trường
Người thực hiện : Lê Đình Nguyên
Ngành : Kinh Tế Nông Lâm
Khóa : 2007 - 2011
Đắk Lắk, 11/2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này em xin chân thành cảm ơn:
Các thầy, cô giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập
và viết báo cáo.
Ban lãnh đạo, các anh cô chú, anh chị công tác tại UBND xã EaWer, huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại địa bàn xã.
Các thành viên trong nhóm thực tập tại xã EaWer đã giúp đỡ, động viên em trong
quá trình thực tập.
Vì thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài mà
em thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và
chỉ bảo của các thầy cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Buôn Ma Thuột, ngày 30 tháng 11 năm 2010
Sinh viên
Lê Đình Nguyên
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BQ : Bình quân
BQC : Bình quân chung
CP : chi phí
CS : Cộng sự
DT : Diện tích
KH : Kế hoạch
LĐTB-XH : Lao động thương binh – xã hội
LN : Lợi nhuận
NS : Năng suất
SL : Sản lượng
TC : Trung cấp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thu nhập
T.Tiền : Thành tiền
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phân loại hộ ở thôn 4 xã EaWer 10
Bảng 2: Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc 14
Bảng 3: Trình độ văn hóa của các hộ 17
Bảng 4: Đánh giá giàu nghèo ở thôn 4 19
Bảng 5: Tình hình trang bị phương tiện phục vụ sinh hoạt 21
Bảng 6: Tình hình trang bị phương tiện sản xuất 21
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010 23
Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực và trình độ canh tác của các nông hộ 24
Bảng 9: Diện tích các loại cây trồng của các hộ điều tra năm 2009 28
Bảng 10: Chi phí sản xuất của các loại cây trồng năm 2009 30
Bảng 11: Năng suất bình quân trên hộ của một số loại cây trồng ở thôn 4 31
Bảng 12: Thu nhập từ các cây trồng hàng năm của thôn 4 33

Bảng 13: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng qua các vụ năm 2009 35
Bảng 14: Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các nhóm hộ năm 2009 37
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình1: Lịch mùa vụ của thôn 4 xã EaWer 26
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1: Lược đồ xã EaWer 12
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN 2: CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 2
2.1. Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 2
2.1.1. Một số khái niệm về đất 2
2.1.2. Vị trí và đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp 3
* Vị trí: Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được
trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nó đóng vai trò cố định
cho sự tồn tài và phát triển nông nghiệp, vì: 3
- Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất
tác động vào đất làm thay đổi hình dạng thông qua cày, bừa, lên luống 3
- Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua
các thuộc tính lý , hóa, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây
trồng 3
* Đặc điểm: 3
- Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về diện tích 3
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: 3
+ Việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải gắn liền với vị trí của đất đai,

phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng và chất lượng đất
ngay trên vùng đất đó 3
+ Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên
cùng 1 cánh đồng. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần cải tạo và bồi dưỡng
đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng 3
- Nếu khai thác sử dụng đúng và hiệu quả thì sức sản xuất nông nghiệp
không ngừng tăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, trình độ thâm canh và biện pháp khoa học kĩ
thuật 4
2.1.3. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 4
2.1.3.1. Sử dụng đất 4
2.1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 4
2.1.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 5
2.1.4.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 5
2.1.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 7
2.1.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 7
v
2.1.5. Một số khái niệm về kinh tế nông hộ 8
2.2. Phương pháp nghiên cứu 8
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 8
2.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu: 9
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 9
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU 11
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 11
3.1.1. Vài nét về xã EaWer 11
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 11
3.1.1.2. Tài nguyên: 13
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
3.1.2. Tình hình chung về kinh tế - xã hội ở thôn 4 15

3.1.2.1 Vị trí 15
3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội 15
3.1.2.3. Văn hóa – Y tế - Giáo dục 16
3.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của thôn 4 xã EaWer
17
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.2.1. Tình hình cơ bản của các nông hộ ở thôn 4 18
3.2.1.1. Tình hình giàu nghèo và trang thiết bị của các hộ điều tra 18
3.2.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 21
3.2.1.3. Năng lực sản xuất của các nông hộ 23
3.2.2. Tình hình sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 4 24
3.2.2.1. Vài nét về tình hình trồng cây hàng năm ở thôn 4 xã EaWer 24
3.2.2.2. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích 26
3.2.3. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ 28
3.2.3.1. Tình hình chi cho sản xuất của nông hộ 28
3.2.3.2. Kết quả sản xuất của các nông hộ 29
3.2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm 33
3.2.4. Đề xuất một số ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất 36
PHẦN 4: KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
vi
vii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội,
nó không chỉ là đối tượng lao động mà cón là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là
yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là
môi trường chủ yếu sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Xã hội ngày

càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và
thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để
khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Chính vì vậy, việc sử
dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm
duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Nước ta với tổng diện tích tự nhiên 32.924 triệu ha với khoảng 70% dân số
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cho nên nông nghiệp có một vị trí đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm đến sự phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là là mặt trận hàng đầu, lấy sự phát
triển của nông nghiệp làm tiền đề để phát triển các ngành khác. Đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì thế việc nghiên cứu tình hình
quản lý, quy hoạch và sử dụng có hiệu quả đất đai ở nước ta đang trở nên cần thiết hơn bao
giờ hết. Với cùng một diện tích nhất định có người sử dụng có hiệu quả (trên phương diện
nhiều mặt kinh tế, xã hội, môi trường), nhưng cũng có những người không đạt được hiệu
quả. Vậy chúng ta phải làm như thế nào để mọi người dân sử dụng đất có hiệu quả, nhất là
đối với việc sử dụng đất trồng cây hàng năm, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người
dân.
Xã EaWer là một trong những xã nghèo thuộc huyện Buôn Đôn, với tổng diện
tích tự nhiên là 8052 ha; xã có 11 thôn và 3 buôn, với đa số dân sống bằng nghề nông, thu
nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ sản xuất, thâm canh cây trồng của nhân dân
trong vùng còn rất hạn chế, trình độ dân trí chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của sản
xuất thị trường, trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, giá sản phẩm nông
nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy
việc định hướng cho người dân trong xã nói chung và người dân ở thôn 4 nói riêng trong
khai thác, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương.
1
Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả sử
dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 4 xã Eawer huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk” để từ
đó có thể đề xuất một số ý kiến góp phần giúp người dân sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm,

áp dụng nuôi trồng các cây con cho hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ
- Tìm hiểu được hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ
- Đề xuất ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sử dụng đất trồng cây hàng năm
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp
- Đề xuất ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Không gian:
Đề tài nghiên cứu ở thôn 4 xã Eawer huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk
Thời gian:
Đề tài được nghiên cứu từ ngày 18/10 – 18/11/2010
Số liệu thứ cấp lấy trong 3 năm: 2008 – 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập trong
năm 2009, 2010.
PHẦN 2: CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm và lý thuyết cơ bản
2.1.1. Một số khái niệm về đất
* Khái niệm chung về đất
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm:
Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích
2
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang,
trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với
các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người.
Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi

trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
* Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng:
Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
và đất sản xuất nông nghiệp khác. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004).
* Diện tích đất canh tác: là diện tích của thửa đất đó sử dụng vào mục đích trồng cây
hàng năm
* Diện tích gieo trồng cây hàng năm: là diện tích trên đó có trồng trọt, gieo cấy một loại
cây trồng nào đó trong 1 vụ nhất định.
2.1.2. Vị trí và đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp
* Vị trí: Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong quá
trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nó đóng vai trò cố định cho sự tồn tài và phát
triển nông nghiệp, vì:
- Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động
vào đất làm thay đổi hình dạng thông qua cày, bừa, lên luống
- Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua các thuộc
tính lý , hóa, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây trồng
* Đặc điểm:
- Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về diện tích.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều:
+ Việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải gắn liền với vị trí của đất
đai, phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng và chất lượng đất ngay
trên vùng đất đó.
+ Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên
cùng 1 cánh đồng. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần cải tạo và bồi dưỡng đất nhằm
nâng cao năng suất cây trồng
3
- Nếu khai thác sử dụng đúng và hiệu quả thì sức sản xuất nông nghiệp không ngừng
tăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất,

trình độ thâm canh và biện pháp khoa học kĩ thuật
2.1.3. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
2.1.3.1. Sử dụng đất
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và
bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới
hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt
động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử
dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên
của đất đai. “Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung
sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ
cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách
kinh tế, tập trung, thâm canh. (Lương Văn Hinh và cs, 2003).
2.1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều
kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh
tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng
chủ yếu đến việc sử dụng đất là:
* Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,
thủy văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử
dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các
nhân tố khác.
4

- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ cao hay thấp, sự sai
khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và
đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng
mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm
độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh
trưởng, phát triển (Lương Văn Hinh và Cs, 2003).
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước
biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến
sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng
đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng,
xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
* Yếu tố về kinh tế – xã hội
“Yếu tố kinh tế – xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc
sử dụng đất đai” (Lương Văn Hinh và cs, 2003). Thực vậy, phương hướng sử dụng
đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất
định. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và
kinh doanh đất. Tuy nhiên nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử
dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa
cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại.
2.1.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
2.1.4.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà
ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao
nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản
xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng
các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả.
Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người

trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền
vững.
5
* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật
chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:
- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian
- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.
- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương
đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù hiệu quả kinh
tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất
nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và CS, 2001).
* Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà
sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu
về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng
khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính, 1995).
* Hiệu quả môi trường
“Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật,
hóa học, vật lý , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại
vật chất trong môi trường” (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 1998).
Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác

động xấu được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến
môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi
trường sinh thái và đa dạng sinh học.
6
2.1.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm
năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại
đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông
nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm
nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở
rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976).
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản
đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là
điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy
thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng
dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác
tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển
chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải
thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài
nguyên cho thế hệ sau này.
2.1.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất đau tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá
hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí
các nguồn tài nguyên, sự ổn đinh lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá
việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng
thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm
về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế,
xã hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007).

“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm
nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu
quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu
chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi
trường” (FAO, 1994).
7
2.1.5. Một số khái niệm về kinh tế nông hộ
* Hộ nông dân: là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông
nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Các thành viên trong hộ gắn
bó với nhau chặt chẽ bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, ràng buộc bởi phong tục về tập
quán và gia đình dòng tộc, truyền thống đạo đức nhiều đời. Ngoài ra hộ nông dân là nơi
gìn giữ và lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc, mang đậm nét đặ trưng của nền văn minh
nông nghiệp Lúa nước.
* Kinh tế nông hộ: vừa là đơn vị sản xuất và vừa là đơn vị tiêu dùng của nền kinh tế
nông thôn. Như vậy, kinh tế nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất và
các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh
tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự sản xuất, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm
thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa và
gắn vợi thị trường.
- Đặc trưng:
+ Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
+ Là đơn vị kinh tế ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản, gắn với đất đai,
điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu và sinh vật, bên cạnh đó kinh tế nông hộ cũng hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
+ Tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản xuât và tiêu dùng, căn bản dựa trên cân bằng
nguồn lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình.
+ Kinh tế nông hộ từ tự cấp đến sản xuất hàng hóa, từ chỗ chỉ có quan hệ tự nhiên đến chỗ
quan hệ xã hội.
+ Nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình với sự bền vững
vốn có.

+ Với lao động gia đình, với đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia đình, với
tài sản vốn sản xuất chủ yếu cảu gia đình, quan hệ gia tộc, quan hệ huyết thống, kinh tế
nông hộ không thay đổi về bản chất và không bị biến dạng ngay cả khi nó được gắn với
khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại và gắn với thị trường để phát triển.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp: Tổng hợp các số liệu thu thập được từ các báo cáo của xã EaWer huyện
Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk. Báo cáo của UBND xã trong những năm 2009, 2010 bên cạnh đó
còn sử dụng một số tài liệu tham khảo, các sách báo, tạp chí, internet…
8
- Số liệu sơ cấp: Sử dụng các số liệu điều tra dưới dạng bảng hỏi tại 120 hộ gia đình
thuộc xã EaWer huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk.
2.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu:
Qua điều tra phỏng vấn 120 hộ dân ở 4 thôn, buôn (mỗi thôn, buôn nhóm điều
tra 30 hộ): buôn Tul A, buôn Tul B, thôn 4 và thôn 9, em chọn thôn 4 để làm địa bàn
nghiên cứu cho bài báo cáo của mình. Sở dĩ em chọn thôn 4 để nghiên cứu vì thôn 4 khá
đông dân với 110 hộ, các loại cây trồng vật nuôi ở đây đặc trưng cho địa bàn xã EaWer,
đa số người dân ở đây sồng chủ yếu bằng nghề nông. Ở đây cũng chưa có hệ thống thủy
lợi, đây cũng là một đặc trưng của xã vì toàn xã hiện nay chỉ có 2- 3 thôn, buôn có hệ
thống thủy lợi trong tổng số 14 thôn buôn. Ở đây sử dụng đất tương đối tốt: đất bỏ trống ít,
đa số là người dân ở đây là người kinh sinh sống, trình độ dân trí tương đối cao hơn một số
thôn, buôn khác cho nên việc thu thập thông tin sẽ chính xác hơn.
Việc chọn hộ điều tra được em thực hiện một cách ngẫu nhiên tại thôn 4 với 30
hộ trong tổng số 110 hộ. Việc phân loại hộ theo các mục đích nghiên cứu khác nhau được
thực hiện trong quá trình tổng hợp và phân tích dựa trên số liệu điều tra đầy đủ của 30 hộ
tại thôn 4.
Sau khi phân loại 30 hộ điều tra ta có kết quả sau:
Hộ nghèo: 14 hộ chiếm 46.67%
Hộ trung bình: 10 hộ chiếm 33.33%
Hộ khá: 6 hộ chiếm 20%

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp thông tin, số
liệu phân theo năm 2007, 2008, 2009
- Phương pháp so sánh: dùng để só sánh năng suất đất đai, cây trồng, tình hình trang bị
phương tiện sản xuất, sinh hoạt, thu – chi trong sản xuất… của hộ khá, trung bình, nghèo.
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft
office excel.
Hệ Thống Các Chỉ Tiêu Nghiên Cứu:
- Tiêu chí phân loại hộ: Phân loại hộ nghèo dựa theo đề xuất của Bộ LĐTB-XH điều chỉnh
chuẩn nghèo áp dụng cho năm 2009-2010 và căn cứ vào tình hình kinh tế cụ thể của thôn 4
xã EaWer, em phân loại các nhóm hộ như sau:
Bảng 1: Phân loại hộ ở thôn 4 xã EaWer
Thu nhập bình quân hàng tháng (đồng/người) Xếp loại
9
<300.000 Nghèo
300.000-800.000 Trung bình
>800.000
Khá
Nguồn: />- Hệ số sử dụng đất: chỉ tiêu này là số lần trồng bình quân trong năm tính trên một đơn vị
diện tích đất canh tác. Được tính theo công thức:

C
D
H =
Trong đó: H: Hệ số sử dụng đất canh tác (tính bằng lần)
D: Tổng diện tích gieo trồng trong năm
C: Tổng diện tích đất canh tác
- Cơ cấu đất đai: chỉ tiêu này thể hiện bằng diện tích và tỷ lệ phần trăm của từng loại đất
trong tổng diện tích. Chỉ tiêu này có thể tính cho tổng diện tích đất đai, cho riêng đất nông
nghiệp hay đất canh tác


=
Di
Di
Ai
X 100 Trong đó: Ai là tỷ trọng một loại đất nào đó, thường tính bằng %
Di là diện tích một loại đất nào đó


Di
là tổng diện tích của tất cả các loại
- Năng suất đất đai: để đánh giá một cách tổng hợp tình hình sử dụng đất đai, nhất là hiệu
quả sử dụng đất người ta tính chỉ tiêu năng suất đất đai.
* Đối với đất đai chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm:
C
Q
N =
Trong đó: N là năng suất đất đai
Q là số lượng sản phẩm sản xuất ra
C là diện tích đất đai
* Đối với đất đai sản xuất ra nhiều loại sản phẩm:

C
PiQi
N

=
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là số lượng loại sản phẩm thứ i
- Diện tích đất canh tác BQ hộ = diện tích đất canh tác/số hộ

- Diện tích đất canh tác BQ nhân khẩu = diện tích đất canh tác/số khẩu
- Diện tích đất canh tác BQ lao động = diện tích đất canh tác/số lao động
- Tỉ lệ khẩu/hộ
- Thu nhập thuần =

thu
-

chi
- Lợi nhuận/chi phí: cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thu được mấy đồng lợi nhuận
10
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vài nét về xã EaWer
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Eawer có ranh giới được xác định theo Chỉ thị 364/CT-TTg ngày 01 tháng 7
năm 1994 có vị trí như sau:
Ảnh 1: Lược đồ xã EaWer
11
Nguồn: Nhóm điều tra lớpKTNL 07
- Phía Bắc: giáp xã EaHuar,
- Phía Nam: giáp xã Tân Hòa,
- Phía Đông: giáp huyện CưM'ga, xã Tân Hòa.
- Phía Tây: giáp xã Krông Na, Tỉnh Đăk Nông.
* Diện tích tự nhiên: Xã Eawer có diện tích tự nhiên: 8.052ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp
6,653.95ha, đất lâm nghiệp 3,567.6ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 7.57ha, đất phi nông nghiệp
1,299.92ha và đất chưa sử dụng 98.11ha.
* Đặc điểm khí hậu

- Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đăk Lăk, xã EaWer
nằm trong vùng khí hậu thời tiết khu vực Buôn Đôn, là khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng
khí hậu Tây nam và trung tâm tỉnh Đăk Lăk, là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng,
hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống khí đoàn:
+ Khí đoàn Tây nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Khí đoàn Đông bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,6
o
C, độ ẩm trung bình năm: 81%
12
-Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng 4 đến tháng 10, các
tháng còn lại là mùa khô.
- Chế độ gió hàng năm theo 2 hướng chính:
+ Gió Đông bắc thổi vào các tháng mùa khô với vận tốc trung bình 2m/s. Tốc độ gió lớn
nhất 18m/s
+ Gió Tây nam thổi vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2m/s. Tốc độ gió lớn
nhất 14m/s
- Sương mù thường có vào ban đêm với tần suất xuất hiện không gây ảnh hưởng nhiều đến
năng suất và sản lượng cây trồng của địa phương.
3.1.1.2. Tài nguyên:
* Tài nguyên đất
Theo tài liệu bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp
thành lập năm 1978, các loại đất trên địa bàn xã được phân bổ như sau:
- Đất đỏ vàng trên đất sét: 2.319 ha, chiếm 28,7% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở phía
bắc của xã. Đây là loại đất tốt, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cho năng suất,
chất lượng cao.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: 5.461 ha, chiếm 67,6% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở phía
nam của xã. Đất này có thể trồng cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao.
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: 100ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên. Đất

thích hợp với việc trồng Lúa cho năng suất cao.
- Đất nâu thẫm trên đất xám trên đá cát: 160 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên. Đất có độ phì
nhiêu cao, trồng các loại cây hàng năm cho năng suất cao.
* Tài nguyên nước
+ Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua 1 số
giếng của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá phong phú
+ Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ bắc xuống nam, suối EaTul chảy qua
địa bàn xã dài hơn 22Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình bằng
phẳng thấp ven sông Sêrêpôk đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào. Đây là
điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông nghiệp và đời
sống nhân dân. Tuy nhiên vào mùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt trong
những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài
đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
13
* Tài nguyên rừng: Hiện nay trên địa bàn xã không có rừng trồng. Diện tích tự nhiên
năm 2001 còn 4723,7ha, chiếm 58,5 diện tích tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo đã khai
thác hết cây lớn. Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào chặt phá rừng làm
nương rẫy, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng không được khoanh nuôi bảo
vệ nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng chỉ còn lại 273,08ha.
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình dân số và lao động
Tính đến năm 2009 toàn xã có tổng dân số 1.769 hộ/7.787 khẩu với 16 dân tộc anh
em cùng chung sống, trong đó dân tộc tại chỗ 378 hộ/1.853khẩu; dân tộc thiểu số có
khác 676 hộ/3.122khẩu. Số khẩu bình quân trên hộ là 4.4 khẩu/hộ.
Bảng 2: Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc
Chỉ tiêu Số hộ Nhân khẩu Số khẩu
BQ/hộ
Tổng Tỷ lệ(%) Tổng Tỷ lệ(%)
Tổng 1769 100 7787 100 4.40
Dân tộc kinh 715

40.42
2812
36.11 3.93
Dân tộc tại chỗ 378
21.37
1853
23.8 4.90
Dân tộc thiểu số khác 676
38.21
3122 40.09
4.62
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo UBND xã EaWer
Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động 4749 người, chiếm 56.2% tổng
dân số, đây là những lao động chính trong gia đình, ngoài ra trong lao động nông nghiệp
còn có một lực lượng lao động phụ quan trọng nằm ở trên và dưới độ tuổi lao động.
* Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Các tuyến đường nông thôn hầu hết đều đã được nâng cấp, tuy nhiên vẫn còn
một số tuyến đường nhỏ lầy lội, chưa có rãnh thoát nước như tại thôn 4, thôn 6, buôn Tul
B, buôn Eaprí gây ngập ứng trong mùa mưa.
Thủy lợi: Hiện tại trên địa bàn có một hồ trung chuyển tại buôn Tul B và một đập tràn tại
thôn 8 hiện tại công trình đang hoạt động bình thường.
Y tế: Năm qua được nhà nước hỗ trợ kinh phí nâng cấp sữa chữa xây dựng Trạm y tế xã
đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, giảm áp tải lên tuyến trên
Giáo dục: Trên địa bàn xã có 5 trường ( gồm 1 trường THCS, 2 trường Tiểu học, 2 trường
Mầm non) và 3 phân hiệu ở các thôn trung tâm huyện. Hầu hêt các phòng học đều đã được
kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã.
Điện: Đến nay xã có 1760 hộ dùng điện chiếm 97% tổng số hộ, còn lại 3 thôn, buôn chưa
có điện là thôn Nà Ven, thôn 9 và buôn Eaprí.
14
Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã đã có bưu điện văn hóa xã, hệ thống đường

dây điện thoại đã được kéo đến các thôn buôn. Ngoài ra hệ thông truyền thanh của xã đã
lắp đặt ở hầu hết các thôn buôn trên địa bàn xã.
Nguồn: báo cáo UBND xã EaWer
3.1.2. Tình hình chung về kinh tế - xã hội ở thôn 4
3.1.2.1 Vị trí
Thôn 4 xã EaWer huyện Buôn Đôn tỉnh ĐăkLăk nằm trên đường tỉnh lộ 1.
Thôn 4 nằm giữa thôn 3 và thôn Hà Bắc, thôn 4 có vị trí như sau:
+ Phía nam giáp với thôn Hà Bắc
+ Phía bắc giáp với thôn 3
+ Phía tây giáp với thôn 9
+ Phía đông giáp với thôn 8
3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Người dân sống ở thôn 4 chủ yếu là người kinh, có một số rất ít là người
đồng bào dân tộc thiểu số ở phía bắc như: người Tày, Mường, Nùng. Đa số những
hộ sống ở đây đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nguyên nhân là do
nghĩa vụ tài chính cao, người dân không đủ tiền nộp.
Do nằm trên trục đường tỉnh lộ 1, đoạn đường được trải nhựa hoàn toàn,
thuận lợi cho các phương tiện giao thông đi lại, cả thôn hiện nay đều có điện… nên
ở đây phát triển nhiều ngành nghề kể cả nông nghiệp và dịch vụ so với 1 số thôn,
buôn khác ở xã. Cũng như các thôn, buôn khác trong xã thì người dân ở đây đa số
người dân vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu, các cây trồng vật nuôi chủ yếu ở đây là
là những cây trồng hàng năm, ngắn ngày như bắp, đậu, cây trồng lâu năm như: cà
phê, tiêu, điều, cao su…thì trồng rất ít do điều kiện đất đai, khí hậu ở đây không
phù hợp trồng, chỉ trồng ở 1 số mảnh đất có thể trồng nhưng năng suất cũng không
cao như ở các nơi khác ở tỉnh Đăk Lăk; chăn nuôi thì chủ yếu là nuôi heo, bò. Lúa,
Mỳ (sắn) ở đây trồng ít hơn là do đất ít, người dân trồng chủ yếu là Lúa 1 vụ do ở
đây chưa có hệ thống mương thủy lợi nên mùa khô không có nước tưới, trồng trọt phụ
thuộc rất nhiều vào nước trời.
Việc làm ở thôn 4 nói riêng và ở xã EaWer nói chung hiện nay vẫn đang là một vấn
đề nan giải, do không có hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất vào mùa khô cho nên sau

khi thu hoạch xong không thể sản xuất tiếp được, người dân không có việc làm và cũng
15
không có nghề phụ gì, hầu hết thời gian đó người dân dọn rẫy và thu nhập không có, một
số người trong thôn đi xã, huyện khác hoặc tỉnh khác để tìm kiếm việc làm.
3.1.2.3. Văn hóa – Y tế - Giáo dục
Thôn 4 nằm ở gần trung tâm của huyện Buôn Đôn nên ở thôn không xây
dựng trạm y tế, gần thôn 4 có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về phương tiện y tế, số
lượng và chất lượng cán bộ y tế… hoặc bệnh viện ngay ở trung tâm huyện, người
dân rất thuận tiện khi đi đến bệnh viện hay trạm xá mỗi khi ốm đau.
Thôn 4 chủ yếu là người kinh sinh sống, đời sống kinh tế khá hơn một số
thôn, buôn nên trình độ dân trí của người dân ở đây tương đối cao so với một số
thôn, buôn trong xã.
Qua bảng 3 về trình độ văn hóa của các hộ điều tra phản ánh được phần nào trình
độ văn hóa của người dân ở thôn 4
Bảng 3: Trình độ văn hóa của các hộ
Đơn vị tinh: Người
Tình độ văn hóa Hộ nghèo Hộ trung bình
Hộ khá
BQC
Trên TC
SL 9 3 6 -
BQ/hộ 0,64 0,30 1,00 0,60
Học Tiểu học
SL 8 4 5 -
BQ/hộ 0,57 0,40 0,83 0,57
Học THCS
SL 25 22 5 -
BQ/hộ 1,79 2,20 0,83 1,73
Học THPT
SL 11 15 10 -

BQ/hộ 0,79 1,50 1,67 1,20
Không biết chữ
SL 7 2 0 -
BQ/hộ 0,50 0,20 0 0,30
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua điều tra 30 hộ ở trong thôn cho thấy: số người có trình độ trên Trung Cấp ở
thôn cũng khá cao: 18 người trong tổng số 132 nhân khẩu, chiếm 13,84%, bình quân 1 hộ
có 0,6 người. Trong đó số học trên Trung cấp ở những hộ khá là cao nhất, bình quân một
hộ có 1 người cao hơn rất nhiều so với bình quân chung của tất cả các hộ điều tra, bình
16
quân hộ nghèo là 0,64 người cao hơn một chút so với bình quân chung, còn hộ trung bình
là thấp nhất chỉ có 0,3 người học trên Trung cấp, thấp hơn một nửa so với bình quân chung
của các hộ điều tra.
Trình độ bậc Tiểu học của tất cả các hộ điều tra là: 17 người, chiếm 12,88%, bình
quân 1 hộ có 0,57 người, THCS: 52 người chiếm 39,39%, bình quân 1 hộ có 1,73 người,
THPT: 36 người, chiếm 27,27%,bình quân 1 hộ có 1,2 người, đây là những con số cho
thấy trình độ dân trí ở đây khá cao, hầu hết mọi người đều được phổ cập Tiểu học.
Tỉ lệ mù chữ ở đây thấp chỉ có 9 người trong tổng 132 nhân khẩu, chiếm 6,82%,
bình quân 1 hộ có 0,3 người mù chữ. Trong đó hộ nghèo có 7 người, bình quân 1 hộ có 0,5
người, cao hơn nhiều so với bình quân chung, hộ trung bình có 2 người, bình quân 1 hộ có
0,2 người mù chữ, thấp hơn một chút so với bình quân chung của các hộ điều tra, hộ khá
không có ai mù chữ. Tỉ lệ mù chữ ở hộ nghèo vẫn còn cao do điều kiện kinh tế khó khăn
nên họ không có tiền cho con em họ đến trường vì vậy xã EaWer cần có những chủ trương,
chính sách hỗ trợ người đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ những gia đình nghèo khó nhiều
hơn nữa, động viên họ để họ có thể cho con em họ đến trường để xóa mù chữ theo đúng
đường lối, chủ trương chính sách của Đảng về công tác xóa mù chữ cho trẻ em vùng sâu
vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tóm lại: văn hóa giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu ở mỗi quốc gia,
nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nhờ có tri thức thì người dân mới
tiếp thu những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tiếp thu và

ứng dụng khoa học kĩ thuật vào đời sống và sản xuất, từ đó có thể tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người…vì vậy xã
cần có chủ trương, chính sách để xóa mù chữ, tiến đến phổ cập Tiểu học cho toàn
thôn 4 nói riêng và tiến đến phổ cập Tiểu học cho cả xã EaWer nói chung.
3.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của thôn 4 xã EaWer
* Thuận lợi
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương,
chính sách, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh phát triển vùng sâu vùng xa
vùng đặc biệt khó khăn trong đó địa bàn xã EaWer, vì thế thôn 4 tiếp tục có cơ hội để phát
triển. Các lợi thế về nguồn nhân lực, tiềm năng đất đai tiếp tục được khai thác và phát huy có
hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
* Khó khăn
17
Đất đai bạc màu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp
bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Đa số các hộ nông dân ở đây chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do
nghĩa vụ tài chính cao, nhân dân không đủ tiền nộp. Các diện tích đất nhỏ lẻ của dân nằm
rải rác trên địa bàn vẫn chưa được đo đạc đăng ký.
Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ văn hóa của người dân so với mặt bằng phát
triển chung của cả nước còn thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn
nhiều thiếu thốn. Thiên tai, dịch bệnh luôn đe dọa, nhiều vấn đề xã hội bức xúc phát
sinh cần phải giải quyết.
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Tình hình cơ bản của các nông hộ ở thôn 4
3.2.1.1. Tình hình giàu nghèo và trang thiết bị của các hộ điều tra
Trong tổng số 110 hộ sinh sống ở đây, có 65 hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ
(quyết định của bộ LĐTBXH số 170/CPTTG ngày 8/7/2005) (báo cáo của trưởng
thôn 4), điều này cho thấy tỉ lệ hộ nghèo ở đây vẫn còn rất cao chiếm gần 60% số hộ. Tuy
nhiên theo thực tế điều tra cho thấy tỉ lệ hộ nghèo ở đây không chính xác, nguyên nhân là
do công tác kiểm tra và cấp sổ hộ nghèo của cán bộ xã vẫn còn chưa chặt chẽ, nghiêm túc,

chưa đúng qui định cho nên có một số hộ đã thoát nghèo và có thu nhập tương đối cao thì
vẫn được công nhận là hộ nghèo.
Dựa theo chuẩn nghèo áp dụng cho năm 2009 – 2010 của Bộ và qua điều tra khảo
sát thực tế 30 hộ trong tổng số 110 hộ ở thôn 4 ta có bảng phân loại sau:
Bảng 4: Đánh giá giàu nghèo ở thôn 4
Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
Số hộ
Số lượng 14 10 6 -
Tỉ lệ (%) 46,67 33,33 20,00 -
Số khẩu
60 46 26 -
Số lao động
35 28 17 -
Tỉ lệ lao động/hộ
2,50 2,80 2,83 2,67
18

×