PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với hơn 70% dân số sống ở
nông thôn – nơi sản xuất ra lượng lớn lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội.
Nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội, nó cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp, dịch
vụ và các ngành khác.
Khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì không thể không nói đến đất đai, về cơ bản
nếu không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp, vì thế trong nông nghiệp đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu
cầu mới đòi hỏi công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất đai tốt hơn, chủ động hơn
làm cho đất đai trở thành nguồn lực quan trọng tham gia vào quá trình công nghiệp, hóa
hiện đại hóa đất nước. Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc
đổi mới trong công tác quản lý đất đai từ Trung ương cho đến cấp cơ sở, bằng cách giao
khoán dài hạn cho người sản xuất, nhằm khai thác triệt để khả năng sinh lợi từ đất.
Mặt khác, bên cạnh công tác quản lý đất đai Đảng và Nhà nước ta còn thực hiện
công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất nông
nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất vì đất là ngồn tài nguyên vô cuùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt , là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây
dựng và phát triển dân sinh kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Hiện nay việc sử dụng đất còn nhiều khó khăn và bất cập. Do đất đai là nguồn tài
nguyên có hạn, bên cạnh đó do sự phân bố đất đai không đều, dẫn đến việc sử dụng đất
chưa hợp lý. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng phải khai thác hợp lý, tiết kiệm đồng
thời không ngừng công tác bồi dưỡng cải tạo đất nhằm nâng cao sức cản xuất của đất,
tích cực mở rộng diện tích đất bằng cách khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
từng bước tăng diện tích đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp. Đồng thời phải có
định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch sử dụng đất đai
phải được tiến hành trước một bước để trên cơ sở đó các cấp chính quyền và ban ngành
sử dụng đất tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả, nhằm tránh gây lãng
phí, tránh sự tranh chiếm hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái môi trường , gây
tổn thất hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
1
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược
quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
nhân loại do:
Một là: Tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kì nước nào đều là tư liệu sản xuất
nông – lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân.
Hai là: tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục đại
trừ diện tích đóng băn vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta. Trong đó
phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do qua lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc
quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn
chiến tranh.
Ba là: Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp
lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kĩ thuật.
Bốn là: Do diều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nen diện tích đất đáng kể của lục địa đã,đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc ô
nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng
khác.
Năm là: Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất
tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác
nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy mỗi khi sử
dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần canh nhắc kỷ để không
rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt.
Huyện Ea H’leo cũng như các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk phát triển sản xuất
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Xã EaWy là một trong những xã nghèo thuộc huyện
Ea H’leo, với tổng diện tích tự nhiên là 9054 ha và 9 thôn , với đa số dân sống bằng
nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ sản xuất, thâm canh cây
trồng của nhân dân trong vùng còn rất hạn chế, trình độ dân trí chưa theo kịp với nhu
cầu phát triển của sản xuất thị trường, trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càng
tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và
đời sống của nhân dân. Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã nói chung và
người dân ở thôn 3 nói riêng trong khai thác, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả là một
trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập
cho người dân tại địa phương.
2
Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả sử
dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk” để từ
đó có thể đưa ra các giải pháp giúp người dân sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, áp dụng
nuôi trồng các cây con cho hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy
- Đề xuất biện pháp chủ yếu nhằn nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm
ở thôn 3 xã Ea Wy
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xa Ea Wy
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk
- Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ ngày: 01/ 4 /2011- 20 / 06 / 2011
Thời gian thu nhập số liệu thứ cấp trong 3 năm; 2008 – 2010. Số liệu sơ cấp được thu
thập trong năm 2010
PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
3
* Khái niệm chung về đất
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí
hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt
nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặt
đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần
khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất
cũng như cuộc sống xã hội của loài người.
Luật đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, và là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng
* Đất nông nghiệp: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện
tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang,
trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các
thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người.
Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh và quốc phòng
* Đất canh tác: là diện tích của thửa đất đó sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm
* Diện tích gieo trồng cây hàng
năm là diện tích trên đó có trồng trọt, gieo cấy một loại cây trồng nào đó trong 1 vụ
nhất định.
2.1.2. Vị trí và đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp
* Vị trí: : Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong quá trình
sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nó đóng vai trò cố định cho sự tồn tài và phát triển
nông nghiệp, vì:
- Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào
đất làm thay đổi hình dạng thông qua cày, bừa, lên luống...
4
- Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua các thuộc tính
lý , hóa, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây trồng
* Đặc điểm- Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về diện tích.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều:
+ Việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải gắn liền với vị trí của đất đai, phải
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng và chất lượng đất ngay trên vùng
đất đó.
+ Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên cùng 1 cánh
đồng. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần cải tạo và bồi dưỡng đất nhằm nâng cao năng
suất cây trồng
- Nếu khai thác sử dụng đúng và hiệu quả thì sức sản xuất nông nghiệp không ngừng
tăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình
độ thâm canh và biện pháp khoa học kĩ thuật...
2.1.3. Các lý thuyết có liên quan
2.1.3.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
a. Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong
tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát
triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền vững về mặt sinh
thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên
đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội
cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong
mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời
sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. “Với vai trò là nhân tố của của sức
sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu
kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng
đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh
tế, tập trung, thâm canh. (Lương Văn Hinh và cs, 2003).
5
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy
luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và
các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử
dụng đất là:
* Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy
văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất
đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt
độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay
tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng
trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung
cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát triển (Lương Văn Hinh và Cs, 2003).
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh
hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc
ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ
cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự
nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và
môi trường.
* Yếu tố về kinh tế – xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý,
sức sản xuất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất,
các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa
học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động… “Yếu tố kinh tế – xã hội
thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai” (Lương Văn Hinh
6
và cs, 2003). Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội
và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến
lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Tuy nhiên nếu có chính
sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt
khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không
những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại.
2.1.3.2. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
a. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa
nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét
kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại
kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại
ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
là một nội dung đánh giá hiệu quả.
Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong
xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết
quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời
kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:
- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian
- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.
- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá
trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực
đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem
xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
7
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế sử
dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất
nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và CS, 2001)
* Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với
các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do
hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng
tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính, 1995).
* Hiệu quả môi trường
“Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hóa học,
vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong
môi trường” (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 1998). Một hoạt động sản
xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là có
hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không
khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
b. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất
nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp
khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang
do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người
phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp”
(FAO, 1976).
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất,
đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất
quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài
nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử
dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà
vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
8
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của
toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất
lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế
hệ sau này.
c. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất đau tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả
là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài
nguyên, sự ổn đinh lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất
trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi
sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007).
“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, dụng đất
phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền
vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994).
2.2. Cơ sở thực tiễn
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 20010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.793.783ha (năm 2000) lên 9.363.063 ha (năm 2010).
Tuy nhiên, dân số nước ta cũng tăng từ 77.6345.400 người (năm 2000) lên 86.408.856
người (năm 2010). Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người cảu cả nước lại
có xu hướng giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống 0,108 ha ( năm 2010). Như vậy trong
10 năm (2000 – 2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50 m2/người, hàng
năm giảm 5 m2/ người
Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do, rửa trôi,
sói mòn, khô hạn và sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa,chua hóa, thoái hóa, lý hóa học đất,
ô nhiễm…… Suy thoái chất lượng đất dẫn tới việc giãm khả năng sản xuất, giãm đa
dạng sinh học và nhiều hậu quả khác.
Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã và
đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với sự phát triển
nông nghiệp bền vững của nước ta. Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ tính
riêng ở 68 nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây đã
9
có trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại, không đưa vào sản xuất nông,
lâm nghiệp.
Bảng 1 : Quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp toàn quốc năm 2010
Loại đất
Hiện trạng Quy hoạch Tăng(+), giảm(-)
Năm 2000 Năm 2010 Thời kỳ 2000-2010
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ
cấu
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Tổng diện tích nhóm đất
nông nghiệp
20.388.116 100,000 25.627.416 100,000 + 5.239.300
I. Đất sản xuất nông
nghiệp
8.793.783 43,13 9.363.063 36,54 + 596.280 -6,59
1. Đất trồng cây hàng
năm
6.167.093 6.147.486 -19.607
1.1. Đất trồng lúa 4.467.770 3.996.054 -471.716
1.2. Đất cỏ dùng vào
chăn nuôi
37.575 289.271 +251696
1.3. Đất trồng cây hàng
năm khác
1.661.748 1.862161 +200.413
2. Đất trồng cây lâu năm 2.258.844 2.656.893 +398.049
3. Đất nuôi trồng thủy sản 367.846 558.684 +190.838
4. Đất nông nghiệp khác
II. Đất lâm nghiệp 11.575.429 56.78 16.243.669 +4.668.240 +6,60
1 .Đất rừng sản xuất 4.733.684 7.701897 +2.968.213
2. Đất rừng phòng hộ 5.398.181 6.562.777 +164.596
3. Đất rừng đặc dụng 1.443.162 1.977.847 +534.685
4. Đất ươm cây giống 402 402 +746
III. Đất làm muối 18.904 0.09 20.684 0.08 + 1.780 -0,01
(Nguồn:http//www.tapchicongsan.org.vn.asp?Object=4&new_ID=1833589)
Tây nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5,4 triệu ha là vùng có diện tích đang sử dụng
chiếm tỷ lệ cao: 81,5% đứng thứ 4 trong 7 vùng của cả nước. Địa hình đất Tây Nguyên
là một phức hợp núi, cao nguyên, trũng giữa và đông bằng. Tài nguyên đất ở đây rất đa
dạng, đặc biệt có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan với hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, ka
li….. cao, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công ngiệp lâu năm
như: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, dâu tằm và cây ăn quả. Nông nghiệp là ngành kinh tế
mũi nhọn của Tây Nguyên, chiếm tới hơn 53,97 % tỷ trọng toàn ngành kinh tế, với gần
80 % dân số. Tây Nguyên vùng đất đỏ bazan màu mở, rất thuận lợi cho việc phát triển
10
nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn. Và thực tế, trong những năm qua, sản xuất
nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên luôn đóng vai trò chủ đạo của toàn ngành kinh tế.
Niên vụ năm 2009- 2010, mặc dù thời tiết diển biến thất thường nhưng cả 3 vụ đều
vượt kế hoạch với tổng diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đạt 760.000 ha, sản lượng
lương thực đạt 1,9 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 383 kg/ năm .
Tổng giá trị sản phẩm – GDP của khu vực này ( tính theo giá hiện hành ) đạt tới
22.885.577 triệu đồng ( trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng chỉ đạt 8.160.902
triệu đồng, khu vực dịch vụ đạt 11.359.264 triệu đồng ); tốc độ tăng GDP là 11,05 %
đóng góp tới 6,28 % cho tốc độ tăng GDP của toàn ngành kinh tế. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 8,05 triệu đồng, một số tỉnh trên địa bàn đã phát triển được nền nông
nghiệp theo hướng chuyên canh lớn và từng bước hình thành được cơ cấu cây trồng,
vật nuôi khá ổn định theo hướng phát triển bền vững. Đến nay, diện tích gieo trồng lúa
trên toàn vùng luôn ổn định ở mức 205.208 ha, ngô 107.564 ha, sắn 106.909 ha, mía
21.558ha, các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, tiêu, 746.873 ha.
Tuy vậy nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước những thách thức lớn do
sự gia tăng dân số quá nhanh dẩn tới khai thác bất hợp lý , thảm thực vật che phủ bề mặt
suy giảm nhanh chóng. Vì thế , tầng đất canh tác đang bị xói mòn, rửa trôi với tốc độ
đáng báo động …. Khi thảm thực vật – tấm áo bảo vệ mặt đất – bị lột đi nhanh chóng
thì tốc độ xói mòn, rửa trôi củng diển ra với tỷ lệ thuận.
Theo tài liệu của Sở KHCN&MT Đắk Lắk thì ở độ dốc 5-8 độ với lượng mưa hàng
năm 1.905 mm , trên 1 ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên tới 95,1 tấn/ năm, trên đất
trồng ngô là 105,7 tấn, trên đất trồng cà phê 2 tuổi là 69,2 tấn……gấp rất nhiều lần so
với những nơi có rừng ( rừng tái sinh 21 tấn, rừng nguyên sinh dưới 6 tấn)
Tổng kết nhiều quan điểm trắc trên độ dốc và vùng đất khác nhau cũng cho thấy
lượng chất dinh dưỡng trung bình hàng năm trên 1 ha đất sản xuất bị cuốn trôi rất lớn:
171 kg N; 19 kg P2O5; 337,5 kg K2O; 1.125 kg chất hữu cơ . Tính ra mỗi năm đất Tây
Nguyên bị trôi xuống sông Mê Kông và sau đó bị đẩy ra biển Đông tới hàng trăm triệu
tấn N, P2O5, K2O… Đây là lý do khiến cho đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng.
Không có rừng che phủ thì lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ ẩm đất
giảm, các vi sinh vật trong đất củng mất theo, có vùng đã có biểu hiện của sự sa mạc
hóa, hạn hán quanh năm, cây khô cằn không phát triển được …. Sự thoái hóa của đất
Tây Nguyên do phá rừng và khai thác đất bất hợp lý dã dẩn đến mức báo động.
11
Đắk lắk là một tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất của vùng Tây Nguyên. Với diện
tích tự nhiên 1.959.950 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 524.908 ha, chiếm
26,7% , diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1.017.955 ha chiếm 51,93%, diện tích đất
chuyên dùng là 51.985 ha, chiếm 2,65% diện tích đất ở là 13.643 ha, chiếm 0,69 %,
diện tích chưa sử dụng và sông suối, đá là 351.549 ha chiếm 17,93 % . Trong nông
nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 196,281 ha , chiếm 37,39%, diện tích thủy
sản là 1,394 ha , chiếm 0,26 %. Trong 7 nhóm đất chính của tỉnh, nhóm đất bazan với
386.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tây Trường Sơn rất thích hợp với cây công
nghiệp dài ngày. Thêm vào đó, do tính chất đặc thù của khí hậu, cho phép bố trí một tập
đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng. Ngoài diện tích trồng lúa, các cây ngắn
ngày khác như ngô, lạc, mè, sắn, mía có thể phát triển thành vùng chuyên canh lớn.
Tỉnh còn có hơn 50.000 ha đồng cỏ để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại
gia súc dưới tán rừng. Trong vụ sản xuất đông xuân 2009- 2010, tỉnh Đắk lắk đạt tổng
diện tích gieo trồng 52.000 ha, trong đó có 22.200 ha lúa nước,( chiếm 42,7%), ngô
4.900 ha (9,4%), sắn 5.900ha (11,3%), rau các loại hơn 7.000 ha (13,8%)… Theo đánh
giá của các ngành chức năng, đây là một cơ cấu hợp lý của các loại cây trồng trên cơ sở
phát triển phù hợp theo thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng nên đã phát huy
hiệu quả.
PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã EaWy có ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Ea H‘leo
- Phía Nam: giáp xã Cư a mưng
- Phía Đông: giáp xã Cư mốt
- Phía Tây: giáp xã Cư a mung
3.1.1.2. Diện tích tự nhiên:
12
- Xã Eawy có diện tích tự nhiên: 9.054 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp
6.653,95ha, đất lâm nghiệp 3.567,46ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 7,57ha, đất phi nông
nghiệp 1.299,92ha và đất chưa sử dụng 98,11ha.
3.1.1.3. Đặc điểm địa hình:
- Xã EaWy có 2 dạng địa hình chính: địa hình thấp và địa hình lượn sóng, độ cao thấp
dần từ Đông Bắc sang Tây Nam với độ dốc trung bình thừ 3
o
– 8
o
- Dạng địa hình thấp nằm ở hạ lưu của suối EaWy và thác Mơ. Độ cao trung bình 175m
so với mực nước biển.
- Dạng địa hình lượn sóng chiếm tỉ lệ lớn nằm ở phía Đông bắc có độ cao trung bình so
với mực nước biển từ 220 – 320m
3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
- Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn ĐăkLăk, xã EaWy nằm
trong vùng khí hậu thời tiết khu vực Ea Hleo, là khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng khí
hậu Tây nam và trung tâm tỉnh ĐăkLăk, là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, hàng
năm khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống khí đoàn:
+ Khí đoàn Tây nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5 đến tháng
10.
+ Khí đoàn Đông bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau
- Chế độ khí hậu của khu vực mang đậm đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cao nguyên.
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,6
o
C.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất 30,8
o
C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất 21,1
o
C.
- Độ ẩm trung bình năm: 81%24,6
o
C.
Nhìn chung nền nhiệt độ cao, nắng nóng quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho cây
trồng nhiệt đới phát triển tốt, nhất là cây Điều, khung nhiệt độ trong khoảng 8,5 -
39,7
o
C chưa vượt quá mức độ giới hạn về nhu cầu sinh thái của các loại cây con hiện có
ở từng vùng.
-Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng 4 đến tháng 10,
các tháng còn lại là mùa khô.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.723,4mm
13
- Số ngày mưa trung bình: 125 ngày/năm.
Lượng mưa và số ngày mưa trung bình hàng năm rất thấp. Đây là hạn chế rất lớn cho
sự phát triển nông nghiệp của vùng. Hiện nay sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã là
cây trồng cạn và dưa vào nước mưa, với lượng mưa và số ngày mưa như trên thì việc
tăng cường canh tác 2 vụ gặp rất nhiều khó khăn. Để tăng vụ cây trồng, cần phải chọn
giống có thời hạn sinh trưởng và phát triển ngắn ngày.
- Chế độ gió hàng năm theo 2 hướng chính:
+ Gió Đông bắc thổi vào các tháng mùa khô với vận tốc trung bình 1,5m/s. Tốc độ gió
lớn nhất 18m/s
+ Gió Tây nam thổi vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2m/s. Tốc độ gió lớn
nhất 14m/s
- Tốc độ gió trung bình năm: 4,5m/s
- Số giờ nắng trung bình trong năm: 2.665 giờ.
- Sương mù thường có vào ban đêm với tần suất xuất hiện không gây ảnh hưởng nhiều
đến năng suất và sản lượng cây trồng của địa phương.
3.1.1.5. Tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo tài liệu bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp thành
lập năm 1978,các loại đất trên địa bàn xã được phân bổ như sau:
- Đất đỏ vàng trên đất sét: 2.319 ha, chiếm 28,7% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở
phía bắc của xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, pH = 4,5 – 5,1, mùn và
đạm tổng số đạt trung bình đến khá, lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo, dung
tích hấp thụ thấp. Đây là loại đất tốt, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cho
năng suất, chất lượng cao.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: 5,461 ha, chiếm 67,6% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở
phía nam của xã. Đất có thành phần cơ giới nhẹ pH = 4,0 – 4,8, nghèo mùn và các chất
dinh dưỡng dễ tiêu, hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động lớn, bazơ thấp.
Đấtnày có thể trồng cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao.
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: 100ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên. Đất chua
đến ít chua, chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo. Đất thích
hợp với việc trồng lúa cho năng suất cao.
14
- Đất nâu thẫm trên đất xám trên đá cát: 160 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên. Đất chua
pH < 4,5, nghèo mùn, sản phẩm đá bọt và đá bazan: 40 ha, chiếm 0,5% diện tích đất tự
nhiên, tầng đất mỏng, nhiều đá và lẫn lộn đá lộ đầu, đất chu nghèo lân,kali dễ tiêu khá.
Đất có độ phì nhiêu cao, trồng các loại cây hàng năm cho năng suất cao.
- Đạm, lân tổng số thấp, tầng đất mặt thường có kết von, đất có thể trồng Điều, các loại
rau, đậu
* Tài nguyên nước
+ Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua 1 số giếng
của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá phong phú
+ Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ bắc xuống nam, suối EaWy chảy qua địa
bàn xã dài hơn 22Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình bằng phẳng
thấp, đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo
cung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào
mùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết diễn
biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp.
* Tài nguyên rừng
Hiện nay trên địa bàn xã không có rừng trồng. Diện tích tự nhiên năm 2001 còn
4723,7ha, chiếm 58,5 diện tích tự nhiên, phần lớn là rừn nghèo đã khai thác hết cây lớn.
Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào chặt phá rừng làm nương rẫy, một
số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng không được khoanh nuôi bảo vệ nên diện
tích rừng bị suy giảm nhanh chóng chỉ còn lại 273,08ha
3.1.1.6. Thủy văn, nguồn nước
Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây
cao, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km
2
.
Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10. Mùa
cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
15
Tính đến năm 2009 toàn xã có tổng dân số 1.872 hộ/7.868 khẩu với 7 dân tộc anh em
cùng chung sống, trong đó dân tộc tại chỗ 295 hộ/1.865khẩu; dân tộc thiểu số có khác
715 hộ/2.947khẩu. Số khẩu bình quân trên hộ là 4.4 khẩu/hộ.
Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc
Chỉ tiêu Số hộ Nhân khẩu
Tổng Tỷ lệ(%) Tổng Tỷ lệ(%)
Số khẩu
BQ/hộ
Tổng 1.872 100 7.868 100 4.20
Dân tộc kinh 862 46 3.056 38.8 3.54
Dân tộc tại chỗ 295 38.2 1.865 23.7 6.32
Dân tộc thiểu số khác 715 15.8 2.947 37.5 4.12
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo UBND xã EaWy
Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động 4749 người, chiếm 56.2% tổng dân
số, đây là những lao động chính trong gia đình, ngoài ra trong lao động nông nghiệp còn
có một lực lượng lao động phụ quan trọng nằm ở trên và dưới độ tuổi lao động.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Các tuyến đường nông thôn hầu hết đều đã được nâng cấp, hiện trạng
là đường cấp phối, mặt đường rộng 6m nền đường rộng 8m tổng chiều dài các tuyến đã
nâng cấp 19km. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu đi lại của người dân và nâng cao tốc độ phát triển nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn
một số tuyến đường nhỏ lầy lội, chưa có rãnh thoát nước như tại thôn 3, thôn 6, buôn B
gây ngập ứng trong mùa mưa.
● Thủy lợi : Hiện tại trên địa bàn có một hồ trung chuyển tại buôn Tul B và một đập
tràn tại thôn 8 hiện tại công trình đang hoạt động bình thường.
● Y tế: Năm qua được nhà nước hỗ trợ kinh phí nâng cấp sữa chữa xây dựng Trạm y
tế xã đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, giảm áp tải lên tuyến trên
● Giáo dục: Tổng số trường học trên địa bàn xã có 6 trường ( gồm 2 trường THCS :
Tô Hiệu và Huỳnh Thúc Kháng; 3trường Tiểu học: Trần Quốc Toản, EaWy và Võ Thị
Sáu; 1 trường Mầm non EaWy với nhiều phân hiệu). Hầu hêt các phòng học đều đã
được kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã.
● Điện: Từ năm 1999 điện lưới đã được kéo về xã đến nay có 1760 hộ dùng điện
chiếm 97% tổng số hộ, còn lại 3 thôn, buôn chưa có điện là thôn thôn 6 và thôn 9
● Cơ sở vật chất văn hóa: Hiện toàn xã chỉ mới có 4/9 thôn buôn có nhà sinh hoạt
cộng đồng (đã được kiên cố hóa).
16