Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chuyên đề Thuốc trừ nhện hại (acaricides miticides)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.73 KB, 9 trang )

Động vật hại nông nghiệp
Chuyên đề
Thuốc trừ nhện hại (acaricides/ miticides)
I. Đặt vấn đề.
Nhện là loài ký sinh thuộc ngành Chân đốt Arachmida rất gần với côn trùng.
Nó sống ký sinh trên cây ăn quả, rau, một số cây công nghiệp… Nhện xuất hiện
trên quả hoặc mặt dưới của lá cây. Nó châm chích tế bào thực vật, làm lá bị
xoăn, biến màu, lá và quả rụng sớm, hậu quả là năng suất, chất lượng bị ảnh
hưởng. Nó làm cho cây còi cọc, sinh trưởng kém, có thể gây chết cây… Loài
nhện trong kho thường ăn hạt, bột mỳ và các loài thực phẩm khác khi bảo quản,
làm giảm chất lượng. Tuy nhiên cũng có loài nhện có ích đó là loài nhện thiên
địch tự nhiên. Trong sản xuất thì thường chỉ phát hiện được triệu chứng gây hại
của nhện nhỏ khi đã muộn lúc quả đã rụng hoặc bị “rám”, lá bị “cháy đen” hoặc
“đốm bạc” khi đó năng suất đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài tác hại trực tiếp,
một số loài nhện hại còn truyền bệnh virus nguy hiểm cho cây.
Trước những tác hại nghiêm trọng của nhện gây ra thì việc phòng chống là
điều cần thiết nhưng phải dựa trên quan điểm quản lý dịch hại tổng hợp. Trong
các trường hợp mật độ nhện cao các biện pháp phòng chống khác không đủ hiệu
quả mà thời gian chờ đợi lâu thì biện pháp sử dụng thuốc để diệt trừ là lựa chọn
cuối cùng. Tuy nhiên, thuốc để trừ nhện hại cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất
định để đem lại hiệu quả tối đa mà lại tiết kiệm chi phí thì việc hiểu biết về các
thuốc trừ nhện là quan trọng.
II. Nội dung.
1. Lịch sử.
Thuốc trừ nhện là các chất dùng để tiêu diệt nhện ở tất cả các giai đoạn
(trứng, nhện non, trưởng thành). Cho đến những năm 60-70 của thế kỉ XX, việc
phòng trừ nhện chỉ dừng lại ở một số giai đoạn, ví dụ, diệt trứng bằng cách phun
các loại dầu khoáng, dùng lưu huỳnh hoặc dùng dung dịch canxi sulfua với tác
dụng trừ nấm để tiêu diệt nhện trưởng thành nhưng không diệt được trứng. Việc
sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt nhóm clo hữu cơ và cacbamat không hữu hiệu
đối với nhện nhưng lại tiêu diệt các loài thiên địch của nhện, dẫn đến phá hủy


cân bằng sinh thái, hậu quả là làm bùng phát số lượng và trở thành dịch hại quan
trọng. Như vậy, vấn đề là tìm ra các chất có hoạt tính sinh học có khả năng diệt
nhện ở tất cả các giai đoạn phát triển. Những chất này gọi là thuốc trừ nhện
(acaricides hoặc miticides).
Các thuốc trừ nhện đặc hiệu thường có tính chọn lọc cao, ít gây hại cho côn
trùng ăn thịt và côn trùng có ích khác. Nói chung, có nhiều loại thuốc trừ nhện
có tác dụng trừ trứng và nhện mới nở, nhưng ít loại có hiệu lực trừ nhện trưởng
thành đã di chuyển được. Có nhiều loại thuốc có hiệu lực dài, ít độc đối với
động vật máu nóng.
1
Động vật hại nông nghiệp
Theo “ Trích yếu về tên các loại thuốc trừ dịch hại (Compendium of pesticide
common names) trên thế giới”, cho tới nay thuốc trừ nhện gồm 193 gốc thuốc.
Trong số này nhiều nhất là thuốc có gốc lân hữu cơ, sau đó đến gốc diphenyl
vòng, carbamate, pyrethroid. Điều đang lưu ý là hiện nay thuốc trừ nhện có
nguồn gốc sinh học (5,7%) và thuốc điều tiết sinh trưởng (3,5%) chiếm tỷ lệ
thấp.
Do nhện cũng chích hút nhựa cây nên người ta thường dùng các loại thuốc trừ
sâu phospho hữu cơ nội hấp để trừ nhện. Tuy nhiên nhện dễ dàng hình thành
tính quen thuốc đối với những loại này.
2.Phân loại thuốc trừ nhện
Trong dãy thuốc trừ sâu hữu cơ tổng hợp, có nhiều chất vừa có tác dụng trừ sâu,
vừa có tác dụng trừ nhện, đặc biệt là các hợp chất phospho hữu cơ, cacbamat,
các pyrethroid tổng hợp. Vì vậy, có thể phân loại thuốc trừ nhện theo các dãy
hợp chất như thuốc trừ sâu:
• Thuốc trừ nhện clo hữu cơ.
• Thuốc trừ nhện phospho hữu cơ.
• Thuốc trừ nhện cacbamat.
• Thuốc trừ nhện pyrethroid.
• Thuốc trừ nhện vi sinh.

• …
Người ta có thể phân loại thuốc trừ nhện theo cấu trúc hóa học được hình thành
trong phân tử đó. Theo tiêu chí này ta chia các thuốc trừ nhện thành những
nhóm sau
• Các hợp chất diphenyl.
• Các hợp chất dinitrophenol.
• Các hợp chất chứa lưu huỳnh.
• Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ.
• Các hợp chất chứa thiếc (organotin).
• Các hợp chất khác.
3. Cơ chế tác động của các thuốc trừ nhện.
Đa số các thuốc trừ nhện đều có hoạt tính sinh học giống thuốc trừ sâu vì vậy cơ
chế tác động của chúng giống thuốc trừ sâu
a. Tác động lên hệ thần kinh:
Là cơ chế tác động của các thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ, lân hữu cơ,
carbamate và pyrethroid.
- Nhóm lân hữu cơ và carbamate: ức chế hoạt tính của men Cholinesterase
(ChE), làm tê liệt quá trình dẫn truyền kích thích thần kinh. Với lân hữu cơ là
quá trình Phosphorin hoá, với carbamat là quá trình cabamil hoá men ChE. Khi
dẫn chuyền kích thích thần kinh, ở đầu mút dây thần kinh sản sinh ra chất acetin
cholin để dẫn truyền kích thích. Sau khi làm xong nhiệm vụ dẫn truyền qua các
2
Động vật hại nông nghiệp
đầu mút thần kinh, acetin cholin được thuỷ phân nhờ men ChE. Men này lại dễ
bị ức chế bởi thuốc lân hữu cơ và carbamate. Khi ChE bị ức chế, acetin cholin
không bị thuỷ phân sẽ tích luỹ lại với lượng lớn làm cho dây thần kinh bị tổn
thương và đứt đoạn, sự kích thích thần kinh bị rối loạn và tê liệt, nhện sẽ chết.
Đối với người và động vật khác thuốc lân hữu cơ và carbamate cũng tác động
theo cơ chế này.
- Thuốc lân hữu cơ kiểu cấu trúc P=S có ái lực liên kết men ChE yếu hơn cấu

trúc P=O vì vậy hiệu lực khởi điểm với sâu cũng thể hiện chậm hơn.
- Chất Cartap không ức chế men ChE. Trong tế bào thần kinh Cartap chuyển
thành Nereistoxin có ái lực yếu với ChE nhưng lại ức chế hoạt tính màng sau
xinap của tế bào thần kinh trung ương làm tê liệt sự dẫn truyền kích thích thần
kinh. Cơ chế này cũng là cơ chế gây độc của thuốc Nicotin (thảo mộc)
- Các nhóm Clo hữu cơ, Pyrethroid và Oxyhydro Carbon (Trebon) là những chất
độc với tế bào thần kinh. Các chất này liên kết với các chất thành phần của màng
sợi trục thần kinh (là Protein và Lipid), cản trở sự vận chuyển của Ion (chủ yếu
là Na+ và K+) qua màng, làm mất điện thế tạo nên sự dẫn truyền xung động
thần kinh, dẫn đến thần kinh bị tê liệt, sâu chết.
- Các hợp chất Clo hữu cơ còn ức chế hoạt tính của men ATP aze và một số men
khác, làm các tế bào thần kinh bị nhiễm độc. Thuốc còn ức chế phân chia tế bào
ở trung kỳ, dẫn đến hiện tượng đa bội thể, làm xuất hiện những tế bào nhiều
nhân không đồng nhất. Côn trùng bị nhiễm độc thần kinh, lúc đầu có biểu hiện
kích động, sau đó co giật do kích động mạnh lên và cuối cùng là tê liệt rồi chết.
b. Cơ chế điều khiển sinh trưởng của nhện.
Thể tích vỏ cơ thể nhện không thay đổi sau khi đã hình thành. Vỏ này lại rất
chắc nên khi nhện phát triển lớn lên phải thay vỏ mới lớn hơn. Sự thay vỏ này
gọi là sự lột xác. Chất kitin là thành phần cơ bản của vỏ cơ thể, nên quá trình
tổng hợp kitin quyết định sự lột xác của nhện. Không tổng hợp kitin sẽ không
hình thành được lớp vỏ mới, ấu trùng không lột xác được sẽ chết. Quá trình tổng
hợp kitin xảy ra nhờ men kitin. Các hợp chất điều tiết sinh trưởng nhện làm mất
hoạt tính của các men này, do đó ức chế quá trình tổng hợp kitin, do đó không
hình thành được lớp vỏ mới, ấu trùng không lột xác được mà chết.
c. Ức chế sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình trao đổi chất:
Sự chuyển hoá năng lượng là cơ sở tạo nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể
sống. Không có chuyển hoá năng lượng thì không có trao đổi chất, cơ thể sẽ
chết. Năng lượng bị tiêu hao trong các hoạt động sẽ được lấy lại từ các chất hữu
cơ trong thức ăn thông qua sự hô hấp dưới nhiều chặng với sự tham gia của các
men. Các hợp chất Asen, Rotenone và Cyanua ức chế hoạt tính của các men hô

hấp Oxydaza, Hydrogenaza, Xitocrom làm tích luỹ acid Xetonic, ngăn cản chu
trình Kreb trong quá trình hô hấp.
3
Động vật hại nông nghiệp
4. Các loại thuốc trừ nhện
a. Các hợp chất diphenyl
Các hợp chất diphenyl có thể chia ra làm nhiều loại: Có loại giữa hai vòng
nhân thơm có một nguyên tố ví dụ như dicofol có tồn tại 2 hoặc nhiều nguyên tố
cùng loại hoặc khác loại.
Những thuốc trừ nhện đầu tiên được sử dụng trong thực tế là những hợp chất
có cấu trúc giống DDT nhưng có một nhóm hydroxyl (OH) được gắn vào
nguyên tố cacbon mạch thẳng (bản thân DDT ít có tác dụng trừ nhện).
Trong số những hợp chất đã nghiên cứu, các chất có hoạt tính đối với trứng và
các giai đoạn di chuyển của nhện là:
• Dicofol (kelthan, 1,1-bis-4-clophenyl-2,2,2-tricloetanol)
Dicofol đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu khoa học vào năm 1956, và được
giới thiệu ra thị trường của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Rohm &
Haas năm 1957. Nó được bán dưới một số tên thương mại, bao gồm
cả Hilfol , Kelthane và Acarin.
Là loại thuốc trừ nhện tiếp xúc, trừ được tất cả các pha phát triển của nhện, dùng
trừ nhện cho bông, rau, cây cảnh,…(185-300g a.i/ha). Dicofol là một
miticide đó là rất hiệu quả đối với nhện đỏ .
Dicofol là một chất độc thần kinh. Các triệu chứng của tiêu hóa và / hoặc tiếp
xúc với đường hô hấp bao gồm buồn nôn, chóng mặt, suy nhược và nôn; tiếp
xúc với da có thể gây kích ứng da hoặc nổi mẩn, và liên hệ với mắt có thể gây
viêm kết mạc. Ngộ độc có thể ảnh hưởng đến gan, thận hoặc hệ thống thần kinh
trung ương. Trường hợp rất nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật, hôn mê hoặc tử
vong do suy hô hấp. Dicofol là có độc tính cao đối với cá, động vật thuỷ sinh,
và các loại tảo Dicofol là không độc hại đối với con ong .
Trong dãy các hợp chất này còn có các chất mà trong phân tử tồn tại cầu

diphenyl cũng có tác dụng trừ nhện. Ví dụ benzylbenzoat một sản phẩm được sử
dụng nhiều trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, dùng để phòng trừ
các loài nhện, rệp … benzylbenzoat được điều chế từ benzyl clorua và axit
benzoic.
Tuy nhiên, hầu hết các chất thuộc nhóm này đều có nhược điểm là thời gian tồn
lưu trong đất dài, dễ gây ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng. Vì vậy, ngày
nay chúng không được ưa chuộng và sử dụng nhiều.
b. Các hợp chất dinitrophenol
Trong số các alkyldinitrophenol, chúng ta sẽ gặp một loại chất có tác dụng kép
như trừ nhện đồng thời trừ sâu, diệt trứng, thậm chí diệt cả nấm.
• Dinocap [karathan, 2-(1-metylheptyl)-4,6-dinitrophenyl crotonat] được
biết đến đầu tiên là thuốc trừ nấm (1949), sau đó là thuốc trừ nhện (1950).
Thực chất sản phẩm thương mại là hỗn hợp của 2 đồng phân: đồng phân
2,6-dinitro-4-octylphenyl có tác dụng trừ nấm và đồng phân 2,4-dinitro-6-
octyl-phenyl có tác dụng trừ nhện.
4
Động vật hại nông nghiệp
Dinocap được sử dụng như thuốc trừ nhện không có tác dụng nội hấp và trừ nấm
trong lĩnh vực trồng cây ăn quả đồng thời để xử lý đất. Độ độc đối với chuột
980-1190 mg/kg. Gia công ở dạng bột thấm nước và có thể hỗn hợp với các
thuốc trừ nhện khác như dicofol.
• Binapacryl [Acricid, morrocid, 2-sec-butyl-4,6-dinitrophenyl-3-metyl-
crotonat] là thuốc trừ nhện không có tác dụng nội hấp và thuốc diệt nấm,
được L.Emmel và M.Czech khám phá năm 1960 và hãng Hoechs AG
đăng ký với tên thương mại là Acrricid. Nó hiệu quả đối với hầu hết các
giai đoạn phát triển của nhện đỏ và nấm phấn trên các cây ăn quả chính
như chanh, lê, bông… với liều lượng sử dụng 25-50g a.i/ha. Độ độc 150-
225 mg/kg.
Binapacryl có dạng tinh thể màu, điểm chảy 66-67
0

C; áp lực hơi(60
0
C) là
13mPa. Nó không bền trong kiềm và môi trường axit mạnh; bị thủy phân nhẹ
khi tiếp xúc lâu với nước và phân hủy chậm bởi tia cực tím. Khi hỗn hợp với
một số chất lân hữu cơ có thể gây cháy lá.
• Dinobuton [Acrec,2-sec-butyl-4,6-dinitrophenyl isopropylcacbonat] có
hoạt tính sinh học và độ độc tương tự như Binaparcyl(LD
50
140mg/kg);
nhưng tồn lưu ngắn trong đất và bị mất hoạt tính bởi carbaryl.Thuốc được
dùng trừ nhện và bệnh phấn trắng cho rau,quả và bông. Đối với nhện,
thuốc có hiệu lực trừ được mọi pha phát triển trừ pha trứng.
Đặc tính : thuốc kĩ thuật (97%) ở dạng bột không tan trong nước ,tan trong nhiều
dung môi hữu cơ, thuỷ phân trong môi trường kiềm ,không ăn mòn kim
loại.Thuốc thuộc nhóm độc II,thuốc độc đối với cá và ong
c. Hợp chất lưu huỳnh hữu cơ
Các thuốc trừ nhện lưu huỳnh hữu cơ đều có tác dụng tiếp xúc, độ độc đối với
nhện cao nhưng ít độc với côn trùng. Ngoài ra chúng còn có tác dụng diệt trứng.
Đây là nhóm thuốc có tính chọn lọc cao nên rất có ích trong việc phòng trừ tổng
hợp.
• Lưu huỳnh(S)
Lưu huỳnh được biết đến như một loại thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc
diệt nhện từ xa xưa. Nó được thương mại hóa cũng từ lâu với cái tên “thiovid”
hoặc “kumulus S”.
Lưu huỳnh là thuốc trừ nhện và trừ nấm có tác dụng tiếp xúc, không có tác dụng
nội hấp. Bình thường nó không gây cháy lá trừ một số loài “sợi lưu huỳnh”.
Người ta thường phun hoặc dùng dạng bột rắc; đôi khi cũng sử dụng bằng cách
bốc hơi trong nhà kính nhưng lưu ý là nó dễ tạo thành SO2 gây cháy lá và độc
với người (bình thường S không độc). Lưu huỳnh có thể gia công ở nhiều dạng

khác nhau và hỗn hợp với các thuốc khác.
• Tetradifon [tedion, chlodifon, 4-clophenyl 2,4,5-chiclophenyl sunfon] là
thuốc trừ nhện không có tác dụng nội hấp, có hiệu quả với trứng và tất cả
các giai đoạn phát triển của nhện. Dạng bột thấm nước WP được khuyến
5
Động vật hại nông nghiệp
cáo dùng trên các cây ăn quả, cà phê, rau với liều lượng 20 gam a.i/100l;
Dạng EC dùng trên bông, lạc, chè với liều lượng 1620 gam a.i/100 l. Ở
nồng độ này thuốc không gây cháy lá hoặc độc đối với ong và các thiên
địch của nhện đỏ. Thuốc ít độc với người và động vật máu nóng.
Tetradifon kỹ thuật (>94%) là tinh thể rắn màu vàng nhạt. Điểm cháy >= 144
o
C
(148-149
o
C đối với chất tinh khiết); Áp lực hơi 0.032mPa (20
o
C). Không tan
trong nước, tan trong benzene, cloroform, và các dung môi hữu cơ khác. Không
thấy thay đổi trong 1h ở 100
o
C trong dung dịch NaOH 25% hoặc HCl đậm đặc.
Bền đối với các tác nhân oxy hóa mạnh và dưới tác dụng của ánh sáng.
• Aramite [2-(4-tert-butyphenoxy)-1-metyletyl 2-cloetyl sulfit] là thuốc trừ
nhện hiệu quả với những loài nhện đã quen với thuốc lân hữu cơ.
• Propargite [Omite, 2-(p-tert-butylphenoxy)cyclohexyl-2-propynyl sulfite]
là thuốc trừ nhện hiệu quả đối với loài nhện…trên bông, cây ăn quả, ngô,
rau,… Sản phẩm kỹ thuật (>85%) là chất lỏng sánh, màu hổ phách sẫm, tỷ
trọng ở 25
o

C là 1,085-1,115. Tan một phần trong nước, trộn lẫn hầu hết
các dung môi hữu cơ. Độ độc tương đối cao.
d. Hợp chất chứa nitơ
Các hợp chất chứa nguyên tố nito bao gồm các thuốc trừ nhện thuộc nhóm
formamidin, quinoxalin và các dị vòng chứa nito khác.
Các thuốc trừ nhện thuộc nhóm này tác động hầu hết đến các giai đoạn sinh
trưởng của nhện, ve-bet. Chúng có hiệu lực với cả các loài sâu, nhện đã quen
thuốc cacbamat và phospho hữu cơ.
• Chlordimeform [Galecron, N’-(4-clo-o-tolyl)-N,N-dimetyl formamidin] là
thuốc trừ nhện thuộc dãy formamidin (H2N-C=NH), có phổ tác động
rộng, dùng để diệt trứng và ấu trùng nhiều loài nhện và sâu thuộc bộ cánh
vảy. Nó tương đối độc với người và động vật máu nóng. Tuy nhiên không
độc với ong. Khi sử dung, thường gia công dưới dạng nhũ dầu (EC), bột
tan trong nước (SP) với nồng độ 500-800 g a.i/l.
Chlordimeform tinh có dạng tinh thể. Điểm chảy là 32
o
C, áp lực hơi là 48 mPa
(20
o
C). Khó tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ thông thường. Trong
môi trường trung tính và axit, bị thủy phân đầu tiên thành 4-clo-o-tolyl-
formamide, sau đó thành 4-clo-o-toluidin. Nó tạo muối với axit (HCl) và dễ tan
trong nước. Dung dịch nước có dạng Clohidrit bền được vài ngày ở 20 oC.
• Amitraz [Mitac, N-metylbis(2,4-xylyliminometyl)amin] là thuốc trừ nhện
thế hệ mới, được B.H.Palmer và cộng sự công bố 1971 cho lĩnh vực thú y,
D.M. Weighton năm 1972 cho lĩnh vực trồng trọt và hãng Schering AG
đăng ký sau đó với tên thương mại Mitac.
Amitraz là thuốc trừ nhện và thuốc trừ sâu có phổ tác động rất rộng trừ nhiều
loại sâu, nhện ở mọi giai đoạn phát triển. Nó được dùng nhiều trong lĩnh vực
trồng quả bông, thú y (diệt các loài côn trùng gây hai cho súc vật như chấy, rệp,

ve-bet…). Hoạt chất tồn lưu dài để có thể diệt côn trùng ở mọi giai đoạn phát
6
Động vật hại nông nghiệp
triển đặc biệt Amitraz đồng thời là chất synergist cho các thuốc trừ sâu khác.
Không độc với ong nhưng độc nhẹ với cá.
Amitraz có dạng tinh thể trắng. Điểm chảy 86-87
o
C, áp lực hơi 0,051 mPa (20
o
C). Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ thông thường. Không bền
ở pH<7 và giảm chất lượng khi lưu chứa lâu.
• Chinomethionat [Quinomethionate, Morestan, 6-metyl-quinoxalin-2,3-
ditiol cacbonat] là đại diện tiêu biểu của nhóm trừ nhện quinoxalin cùng
dãy với chinomethionat, còn có chinothionat nhưng hiện nay không được
sử dụng. cả hai chất đều có hoạt tính trừ nhện tiếp xúc và vị độc, hiệu quả
đối với tất cả các giai đoạn phát triển của nhện Tetrnychidae, Tarso-
menide, đặc biệt đối với trứng và ấu trùng. Các chất này cho kết quả tốt cả
với những loài đã quen với thuốc phospho hữu cơ. Ngoài ra chúng còn có
tác dụng trừ nấm.Chinomethionat được phát triển vào năm 1960 và được
sử dụng như một acaricide , thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm được sử
dụng. Đó là chống lại nấm mốc và nhện ve được sử dụng trong các loại
trái cây, cây cảnh, cây họ bầu bí, bông, cà phê và như vậy.
e. Hợp chất hữu cơ thiếc
Các chất hữu cơ có chứa thiếc thường là các muối hay hydroxyt của triphenyl
thiếc. Đây là nhóm thuốc đa tác dụng: trừ nấm, trừ nhện, trừ sâu. Ngoài ra một
số còn có tác dụng triệt sản.
Nhìn chung các thuốc trong nhóm có độ độc thấp, nhưng một số có thể gây
ung thư. Vì thế việc sử dụng chúng bị hạn chế.
Một số sản phẩm tiêu biểu của nhóm các hợp chất hữu cơ chứa thiếc là: fentin
axetat, fentin clorua, thiếc triphenyl acetate (TPTA).

f.Các loại thuốc trừ nhện khác
- Benzoximate (benzomate,Citrazon,Aazomate) Dùng để trừ nhện hại cây ăn
quả,nồng độ sử dụng 10-13g a.i/100lits nước. Thuốc thuộc nhóm độc IV.
-Chlorfenson (Ovex,Ovotrn) Là loại thuốc trừ nhện có hiệu lực kéo dài ,nhất là
đối với pha trứng.Dùng để trừ nhện đỏ hại cây ăn quả cây cảnh và rau.Thuộc
nhóm độc III.
-Cyhexatin (Plietran) :Trixiclohexylhidroxystannane.Là loại thuốc trừ nhện
không có hiệu lực đối với pha trứng, dùng để trừ nhện đỏ hại cây ăn quả cây
cảnh ,rau,thuốc thuộc nhóm độc III.
-Fenson (Murvesco,CPBS,PCPBS): Thuốc trừ nhện có hiệu lực đối với tất cả
các pha phát triển của nhên,thường được dùng hỗn hợp với các thuốc nhện
khác ; thuốc thuộc nhóm độc III.
-Flubenzimin (Croptotex) : Là loại thuốc trừ nhện và một số nấm bệnh,có thể trừ
được hầu hết các loài nhện hại thực vật và trừ được bệnh hại đốm lá chè,đốm lá
cà phê,đốm lá cam quýt /thuốc thuộc nhóm độc IV.
-Formetanat (Carzol, Formetanat hidroclorit): Là loại thuốc trừ nhện và ruồi, bọ
xít, bọ trĩ. Dùng để trừ nhện đỏ hại rau, cây ăn quả ở liều lượng là 420g a.i/ha
7
Động vật hại nông nghiệp
hoặc ở nồng độ 19-20g/100 lít nước; thuộc nhóm độc I, LD50 dermal:
560mg/kg.
- Hexythiazox (Acariflor, Cesar, Zeldox, Savey): Thuốc có hiệu lực cao đối với
nhiều loại nhện hại thực vật, cố tác dụng diệt trứng, ấu trùng.
- Acrinathrin (rufast, C26H21F6NO5). Thuốc nguyên chất ở dạng tinh thể
không màu không mùi, ít tan trong nước (25oC), hoà tan trong axeton,
dimetylfomamid và clorofom. Thuốc thuộc nhóm độc IV. Là thuốc trừ nhện
thuộc nhóm Pyrethroit. Thuốc có tác dụng tieps xúc vị độc và hiệu lực khởi
điểm rất nhanh. Thuốc trừ được nhện trưởng thành và ấu trùng. Được gia công ở
dạng sữa huyền phù đậm đặc
III. Kết luận.

Như vậy, phòng trừ hay tiêu diệt nhện ở mức độ cấp thiết thì việc sử dụng
thuốc góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ năng suất cây trồng và duy trì mức
độ thích hợp số lượng của nhện hại.
Việc tìm hiểu rõ nguồn gốc của bệnh cũng như công dụng, chức năng của các
loại thuốc thích hợp cho loài nhện tương ứng là cần thiết để đảm bảo không lãng
phí mà hiệu quả vẫn đạt ở mức độ cao.
Tuy việc sử dụng thuốc đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tác hại của
chúng là không nhỏ đối với môi trường xung quanh vì thế mà khi sử dụng phải
đúng quy trình kỹ thuật cùng liều lượng để tránh tác động quá lớn đến cây trồng
và sức khỏe con người đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
8
Động vật hại nông nghiệp
Tài liệu tham khảo
1. Đào Văn Hoằng, 2005. Kỹ thuật tổng hợp các hoá chất bảo vệ thực vật, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.(trang 163-176)
2. Nguyễn Văn Đĩnh, 2004. Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
3. Trần Quang Hùng, 1995. Thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông Nghiệp. (trang
166-173)
4. />che-tac-dong-cua-thuoc-bao-ve-thuc-vat&catid=44&Itemid=66.(phòng kỹ thuật-
công ty cổ phần nicotex). Ngày truy cập 20/1/2014
5. ngày truy cập 20/1/2014
6. />nong-duoc/thuoc-tru-sau/product.html?id=239 ngày truy cập 12/2/2014
9

×