Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học tư pháp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.38 KB, 8 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
1/- Trình bày đặc điểm họat động nhận thức, thiết kế, giáo dục của họat động cải tạo. Theo
anh chị, họat động nào có vai trò quan trọng nhất trong gđ cải tạo? Vì sao?
a/- Đặc điểm của họat động nhận thức trong quá trình cải tạo:
- Nhận thức nhằm làm sáng tỏ những sai sót về nhân cách dẫn đến phạm tội, phục vụ cho
họat động cải tạo, giáo dục người phạm tội.
- Nhận thức thông qua hồ sơ của phạm nhân và sự tiếp xúc trực tiếp với con người của
phạm nhân khi nhập trại.
- Người quản giáo phải nhận thức, nghiên cứu tất cả các đặc điểm, nhu cầu, hứng thú, các
thuộc tính tâm sinh lý của phạm nhân để áp dụng các hình thức và nội dung cải tạo giáo dục phù
hợp.
- Người quản giáo phải nghiên cứu các đặc điểm của phạm nhân một cách liên tục trong
suốt quá trình cải tạo, đồng thời ghi nhận được sự chuyển biến của những đặc điểm này để đề ra
phương án xây dựng kế họach cải tạo hợp lý.
b/- Đặc điểm của họat động thiết kế trong quá trình cải tạo:
- Do ngươi quản giáo trực tiếp thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện cải tạo và đặc
điểm nhân thân của từng phạm nhân.
- Họat động thiết kế mang tính tập thể: kế họach cải tạo, giáo dục phạm nhân là kết quả của
sự thảo luận, thống nhất của tập thể quản giáo cho tập thể phạm nhân trong trại. Chính yếu tố tập
thể của họat động thiết kế mà vai trò của tập thể trong họat động cải tạo được đề cao, rèn luyện
tích cực, sự tự ý thức cho phạm nhân, đây là phương tiện giáo dục quan trọng.
- Phương tiện để lập KH và ra các quyết định mang tính thiết kế của cán bộ qủan giáo là
nhật ký, phiếu ghi chép, đánh giá về từng phạm nhân.
c/- Đặc điểm của họat động giáo dục trong quá trình cải tạo:
- Chủ thể quan trọng nhất là cán bộ quản giáo, họat động giáo dục hướng đến đối tượng đặc
thù là người phạm tội.
- Nội dung giáo dục sâu rộng, tòan diện, mang tính hệ thống, bài bản nhằm thay đổi cách
nhìn nhận, quan điểm, lập trường, hình thành một số kỷ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp mưu sinh cho
người phạm tội. Họat động giáo dục trong quá trình cải tạo có thể coi là họat động quan trọng nhất
tác động đến người phạm tội, nó là mục đích cuối cùng của họat động tố tụng.
- Mang tính cưỡng chế, không mang tính công khai như trong gđọan xét xử. Trong họat


động này luôn tồn tại mqh bất bình đẳng giữa chủ thể và đối tượng giáo dục đồng thời thể hiện sâu
sắc ý chí của chủ thể giáo dục.
- Phương tiện gdục: mang tính đa dạng, phong phú (thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, tài
liệu, phim ảnh, con người thực tế, thông qua các họat động sản xuất, lao động, học tập, giải trí…)
- Thời gian tác động: mang tính ổn định, lâu dài.
=> Họat động có vai trò quan trọng nhất là họat động giáo dục vì:
- Giáo dục là để hình thành nhận thức tích cực và giáo dục kỹ năng, kỹ xảo trong thói quen
lao động, trong nghề nghiệp
- Giáo dục để biến 1 người khiếm khuyết trở thành 1 người hòan thiện nhờ tác dụng giáo
dục có hệ thống.
2/- Trình bày sự khác nhau về họat động nhận thức giữa các gđọan điều tra, xét xử và cải
tạo?
a/- Họat động nhận thức của gđọan điều tra và gđ xét xử đã có trong tài liệu.
b/- Họat động nhận thức của gđọan cải tạo:
* Chủ thể nhận thức: Người quản giáo
1
* Mục đích: giúp phạm nhân có tâm lý ổn định, hướng thiện và cải tạo tốt hơn, đồng thời
trang bị kiến thức nhất định để phạm nhân dễ tái hòa nhập cộng đồng sau khi ra trại.
* Đặc điểm:
- Nhận thức nhằm làm sáng tỏ những sai sót về nhân cách dẫn đến phạm tội, phục vụ cho
họat động cải tạo, giáo dục người phạm tội.
- Nhận thức thông qua hồ sơ của phạm nhân và sự tiếp xúc trực tiếp với con người của
phạm nhân khi nhập trại.
- Người quản giáo phải nhận thức, nghiên cứu tất cả các đặc điểm, nhu cầu, hứng thú, các
thuộc tính tâm sinh lý của phạm nhân để áp dụng các hình thức và nội dung cải tạo giáo dục phù
hợp.
- Người quản giáo phải nghiên cứu các đặc điểm của phạm nhân một cách liên tục trong
suốt quá trình cải tạo, đồng thời ghi nhận được sự chuyển biến của những đặc điểm này để đề ra
phương án xây dựng kế họach cải tạo hợp lý.
* Nội dung:

- Nhận thức các đặc điểm nhân thân của phạm nhân như nhu cầu, hứng thú, các đặc điểm
tâm lý tiêu cực, tích cực, hòan cảnh gia đình, các mqh XH, nghề nghiệp, trình độ VH của phạm
nhân; những tình huống, hòan cảnh cụ thể mà phạm nhân đã thực hiện hành vi phạm tội; hệ thống
các biện pháp áp dụng chung, riêng…để giáo dục phạm nhân và giúp phạm nhân cải tạo tốt hơn.
2/- Trình bày sự khác nhau về họat động nhận thức giữa các gđọan điều tra, xét xử và cải
tạo?
a/- Họat động giáo dục của giai đọan điều tra và xét xử đã có trong tài liệu
b/- Giai đọan cải tạo:
* Chủ thể gdục: Là cán bộ quản giáo và người phạm tội nhưng chủ yếu là cán bộ quản giáo
* Đối tượng được giáo dục: Người phạm tội.
* Mục đích:
* Đặc điểm:
- Chủ thể quan trọng nhất là cán bộ quản giáo, họat động giáo dục hướng đến đối tượng đặc
thù là người phạm tội.
- Nội dung giáo dục sâu rộng, tòan diện, mang tính hệ thống, bài bản nhằm thay đổi cách
nhìn nhận, quan điểm, lập trường, hình thành một số kỷ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp mưu sinh cho
người phạm tội. Họat động giáo dục trong quá trình cải tạo có thể coi là họat động quan trọng nhất
tác động đến người phạm tội, nó là mục đích cuối cùng của họat động tố tụng.
- Mang tính cưỡng chế, không mang tính công khai như trong gđọan xét xử. Trong họat
động này luôn tồn tại mqh bất bình đẳng giữa chủ thể và đối tượng giáo dục đồng thời thể hiện sâu
sắc ý chí của chủ thể giáo dục.
- Phương tiện gdục: mang tính đa dạng, phong phú (thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, tài
liệu, phim ảnh, con người thực tế, thông qua các họat động sản xuất, lao động, học tập, giải trí…)
- Thời gian tác động: mang tính ổn định, lâu dài.
* Nội dung:
- Giáo dục về chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Giáo dục về nhân cách
- Giáo dục về kỷ năng và thói quen lao động
- Chuẩn bị tâm lý để tái hòa nhập cộng đồng.
4/- Đặc điểm tâm lý của phạm nhân và tập thể phạm nhân? Ý nghĩa?

a/- Đặc điểm tâm lý:
* Của phạm nhân:
2
- Có thể là chán chướng, buồn bã, bất cần, mặc kệ, phó thác cho người quản giáo. Lo lắng,
sợ hãi về các biện pháp giáo dục sẽ bị áp dụng cũng như các mối quan hệ gia đình, XH trong hiện
tại và tương lai. Mặc cảm, tránh tiếp xúc.
- Tuy nhiên cũng có những tâm lý khác như:
+ Đối với những phạm nhân đã hoàn tòan hối hận thì họ thích nghi với môi trường,
tham gia tích cực vào các họat động của trại, tích cực cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình.
+ Đối với những phạm nhân cho rằng bị oan hoặc cho mức án quá nặng, không nhận
thức được hành vui nguy hiểm của mình thì thờ ơ, lạnh nhạt với các họat động của trại, nếu có
cũng là đối phó, phản kháng, mang tính chiếu lệ, có khi trốn trại nếu có điều kiện.
+ Đối với những phạm nhân phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm hoặc tái phạm nguy
hiểm… thì có thể là lạnh nhạt với cuộc sống trong trại, có thể là giả tạo chấp hành tốt nội quy trại
nhưng sẳn sàng phản kháng, trốn trại khi có sơ hở.
- Ngòai ra đặc điểm tâm lý của phạm nhân còn tùy thuộc từng giai đọan khác nhau của quá
trình chấp hành hình phạt như:
+ Gđọan bắt đầu vào trại: là gđọan thích nghi, làm quen nên tâm lý chung thường là
buồn bã, chán nản, bi quan, dễ nổi giận do sự thay đổi quá lớn trong cuộc sống.
+ Gđọan hình thành những hứng thú, nhu cầu lành mạnh trong điều kiện mới ở trại:
phạm nhân bắt đầu thích nghi với hòan cảnh sống hiện tại.
+ Gđọan thích nghi với môi trường: đa số PN nhận thức được hậu quả do hành vi phạm
tội của họ gây ra, quyết tâm chấp hành tốt các quy định học tập, cải tạo ở trại để sớm trở về.
+ Gđọan trước khi trả tự do: hồi hộp, náo nức khi gần được tự do nhưng cũng lo lắng về
những khó khăn trước mắt mà họ phải gặp khi tái hòa nhập cộng đồng làm cho họ dễ cáu gắt, chán
nản.
* Của tập thể phạm nhân:
- Thường tồn tại những mâu thuẩn, xung đột tâm lý, bởi vì các thành viên của tập thể
thường là những người có tâm lý tiêu cực, khiếm khuyết nhân cách nên dễ tạo ra một tập thể xung
đột.

- Thường có những nhóm nhỏ có biểu hiện tâm lý tiêu cực bởi vì những nhóm này thường
liên kết với nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu hứng thú tiêu cực, lệch lạc.
- Thường xãy ra hiện tượng lây lan tâm lý.
b/- Ý nghĩa:
- Áp dụng các phương pháp tác động tâm lý phù hợp.
- Kịp thời phát hiện những xung đột nhỏ trong tập thể phạm nhân; ngăn chặn sự xuất hiện
các nhóm nhỏ tiêu cực, đồng thời có những biện pháp nhằm xóa bỏ tâm lý tiêu cực trong tập thể
phạm nhân.

5/- Đặc điểm tâm lý của CB quản giáo trong cải tạo PN? Những nhược điểm tâm lý cần khắc
phục?
a./- Đặc điểm tâm lý:
- Lòng yêu nghề, say mê với công việc.
- Có niềm tin vào kết quả cải tạo người phạm tội cho dù công việc có thể gặp rất nhiều khó
khăn.
- Cán bộ quản giáo phải có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cao; có lòng nhân ái,
kiên nhẫn, kiên trì trong việc giáo dục cải tạo PN; phải có óc tổ chức, sắp xếp, quản lý công việc
cải tạo của PN và tập thể PN hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất; có khả năng giao tiếp.
b/- Nhược điểm tâm lý:
- Xem người phạm tội nhất là các người phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
là những người nguy hiểm, khả năng cải tạo họ là hạn chế.
3
- Tâm lý không tôn trọng người phạm tội, dễ gắt gỏng, lạm dụng phương pháp mệnh lệnh
trong qúa trình cải tạo.
6/- Những đặc điểm tâm lý của họat động bào chữa?
* Gồm có:
- Đặc điểm tâm lý của họat động nhận thức trong bào chữa:
+ Chủ thể của họat động BC là bị can, bị cáo, luật sư, người bị tạm giữ nhưng chủ yếu
là luật sư.
+ Tính chất của nhận thức là độc lập so với các cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Chịu sự chi phối bởi chức năng bào chữa nên người bào chữa (BC) thường quan tâm
hơn đến việc nhận thức các chứng cứ gỡ tội – tính chất một chiều trong nhận thức, vì vậy người
BC dễ bị rơi vào tình trạng thiếu khách quan trong vụ án dẫn đến lời BC sẽ kém thuyết phục và
không hiệu quả.
+ Chịu sự chi phối bởi quyền lợi của thân chủ và những trở ngại, rào cản trong tiếp cận
với hồ sơ, tài liệu của vụ án cũng như trong việc tự thu thập, tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho họat
động BC.
+ Phạm vi nhận thức rộng, đòi hỏi người BC phải tiến hành nhận thức và tìm kiếm
những chứng cứ, tài liệu còn chưa được phản ánh trong hồ sơ vụ án để kiến nghị cơ quan tố tụng
xữ lý, không bỏ sót nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề quyền lợi hợp pháp, chính đáng của thân
chủ.
- Thiết kế trong BC:
+ TK trong họat động BC là tổng hợp các thao tác tư duy về kế họach họat động nhằm
bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người bị buộc tội mà mình có trách nhiệm buộc tội.
+ Mục đích: tạo điều kiện kế họach hóa họat động BC.
+ Họat động thiết kế bao trùm các gđọan tố tụng hình sự nhưng ở gđọan xét xử họat
động thiết kế rất quan trọng vì đây là gđọan tập trung cao nhất cho sự chuẩn bị của người BC và
cũng có tính chất hiện thực nhất về khả năng bảo vệ cho thân chủ của người BC.
- Giáo dục trong BC: mang tính chất gdục nhất định đối với người bị buộc tội cũng như
cộng đồng
+ Đ/v thân chủ: khéo léo phân tích cho TC thấy điểm sai của họ để gợi cho họ thái độ
ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, chấp nhận một mức độ trách nhiệm nhất định về việc làm của
mình.
+ Đ/v cộng đồng: khi xin giảm nhẹ cho người phạm tội hoặc chứng minh người phạm
tội bị oan sai người BC đã đưa đến những thông tin mang tính gdục cho cộng đồng, củng cố lòng
tin của người dân vào công lý và sự công bằng của pháp luật.
- Giao tiếp, tổ chức và chứng nhận trong họat động BC:
+ Họat động giao tiếp: Mđích là thiết lập tâm lý tin cậy lẫn nhau để tìm kiếm những khả
năng pháp lý và thực tế để giúp đỡ cho TC. Đđiểm: mang tính quan hệ đa chiều và tính đồng thuận
cao.

+ Họat động tổ chức: được thực hiện bởi chính cá nhân người BC, thể hiện ở việc
chuẩn bị những phương tiện, điều kiện về vật chất, tâm lý để đạt hiệu quả cao trong các gđọan tố
tụng. Người BC phải chuẩn bị chu đáo tâm lý, sự thống nhất về xữ sự cho TC để đảm bảo hiệu quả
tốt nhất của họat động BC.
- Họat động chứng nhận: thể hiện ở việc chủ thể chính (người BC) ký xác nhận vào các lọai
biên bản, giấy tờ ghi nhận sự có mặt của mình trong một số họat động tố tụng. Tạo ra tính hợp
pháp đối với vai trò, vị trí tố tụng của người BC thông quá sự công nhận về tư cách tố tụng của
người BC từ phía cơ quan tố tụng cũng như từ phiá người bị buộc tội.
4
7/- Yếu tố nào đã tạo ra tính chất xung đột của họat động BC và nó thể hiện như thế nào?
* Thân chủ:
- Quan hệ tâm lý giữa người BC và TC được thực hiện trong một điều kiện không bình
thường (TC e dè, thăm dò, không dám nói hết sự thật, chưa muốn chia sẻ hết với người BC nhưng
lại chờ đợi sự ủng hộ tuyệt đối từ phía người BC…)
* Người BC:
- Có đánh giá cá nhân mang tính phán xét đối với hành vi phạm tội của người PT.
- Có thể có những đánh giá chủ quan ban đầu khi tiếp xúc với những bằng chứng, sự kiện
liên quan đến vụ án.
- Có những nhận xét mang tính phiến diện, quy kết không có cơ sở khiến người bị buộc tội
thất vọng.
- Ỷ lại vào kiến thức cá nhân, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp.
* Các chủ thể khác trong tố tụng HS:
- Điều tra viên: Có tâm lý lo ngại khi biết có sự tham dự của người BC; sự khác biệt về
chức năng tố tụng của hai bên.
- Kiểm sát viên: mối quan hệ có tính chất đặc biệt vì mang tính tố tụng đối trọng nhau, đây
cũng là nhân tố cản ngại sự thiết lập quan hệ giao tiếp giữa các bên với nhau và là rào cản cho việc
thiết lập tâm lý giao tiếp tâm lý giữa họ dễ dẫn đến những tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc.
- Với Thẩm phán và HTND: luôn coi người BC là khai thác thông tin một chiều, thiên về
chiều hướng gỡ tội cho TC nên không mang tính khách quan; một vài người trong HĐXX cho rằng

người BC chỉ đưa ra lý lẽ để gở tội cho TC mà không có trách nhiệm pháp lý về những đề xuất của
mình trong khi HĐXX phải chịu trách nhiệm pháp lý về quyết định của mình. Nếu bào chữa thắng,
người BC được hưởng tòan bộ danh lợi, còn HĐXX thì không.
8/- Người BC có thể giúp gì cho TC trong việc vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực và
bằng cách nào?
* Người BC có thể giúp cho TC vượt qua được những trạng thái tâm lý tiêu cực bằng nhiều cách
như:
- Sử dụng pp truyền đạt thông tin để: thống nhất trong xữ sự; nhắc lại những sự kiện đã
được phản ánh trong hồ sơ để giúp TC nắm thông tin một cách tòan diện nhằm tạo ra sự tương hợp
trong cách nhìn nhận vấn đề và đạt đến sự nhất trí về phương án BC; cung cấp các thông tin về
pháp luật để hướng đến một cách hành xữ đúng Đồng thời có thể sử dụng pp truyền đạt thông tin
bằng nhiều cách khác nhau như cung cấp các chứng cứ có lợi cho TC; cung cấp các địa điểm hoặc
người chứa thông tin và đề nghị cơ quan chức năng tiến hành thẩm tra, thu thập tàhnh bằng chứng.
- Sử dụng pp thuyết phục: nhằm tạo ra sự hợp tác của NPT với cơ quan có trách nhiệm, có
thể sử dụng pp thuyết phục logic hoặc tình cảm để đạt được mục tiêu.
- Sử dụng pp đặt vấn đề và thay đổi tư duy: nhằm buộc NPT khai sự thật trên cơ sở các dữ
liệu đã được xác định thông qua các câu hỏi và câu trả lời. Tuy nhiên đây là pp không được phổ
biến trong họat động BC nhưng đôi khi có thể áp dụng cho TC khi có bằng chứng về sự tham gia
của TC vào vụ án quá rõ nhưng TC có tâm lý chối tội
9/- Hãy nêu rõ những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng của người BC?
- Có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực diễn đạt
- Trung thực, vị tha, biết chia sẻ với TC những khó khăn mà họ gặp, giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa nghĩa vụ nghề nghiệp với nghĩa vụ công dân.
- Có bản lĩnh, kiên định với chính kiến.
5
10/- Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong gđọan xét xữ và những pp tác động
tâm lý cần được sử dụng:
* Đặc điểm tâm lý của người bị hại:
- Bức xúc, phẩn nộ (mức độ có thể giám hơn so với gđọan diều tra do at6m lý của người
BH đã ổn định hơn)

- Sợ sệt, lo lắng rằng BC sẽ trả thù (do giao tiếp công khai tại phiên tòa nên BC biết được
người BH và nội dung tố cáo của họ)
- Bị ám ảnh, mất bình tĩnh, xấu hổ trong 1 số trường hợp
- Thương hại, thông cảm cho hòan cảnh của BC (cũng có thể do bị mua chuộc, bồi thường
thỏa đáng)
- Che giấu một phần lỗi của mình và bất hợp tác
-> Vì tính chất công khai của họat động xét xữ và trong trường hợp quyền lợi của người
BH đã được giải quyết, thông thường tỷ lệ người bị hại thgia phiên tòa ít hơn trong gđọan đtra.
* Pp tác động tâm lý:
- Pp thuyết phục: trong trường hợp người BH có biểu hiện bất hợp tác, cố tình giấu diếm sự
thật. Nội dung thuyết phục:
+ Chỉ cho người BH thấy trách nhiệm của mình trong việc hợp tác khai báo nhằm làm
sáng tỏ vụ án.
+ Mối quan hệ pháp luật khi phát sinh tội phạm không chỉ là một qhệ cá nhân riêng
giữa BC và người BH mà quan trọng là mối quan hệ giữa người phạm tội với NN và vì lợi ích
chung của XH.
+ Thuyết phục bằng các chứng cứ cho thấy lời khai của họ không đúng; thuyết phục về
sự an tòan của họ khi tham gia tố tụng.
- Pp giao tiếp tâm lý có điều khiển:
+ Tổ chức giao tiếp công khai tại phiên tòa cần chú ý bảo vệ người Bh dễ tổn thương
như PN, trẻ em.
+ Tổ chức giao tiếp cần chú ý các mối quan hệ tế nhị như mqh lệ thuộc giữa BC với
người BH trước khi phạm tội.
+ Trong giao tiếp cần chú ý lắng nghe lời trình bày của người BH, làm cho người BH
thấy được tôn trọng hoặc được khuyến khích trong gtiếp.
- Pp truyền đạt thông tin: thông tin lịên quan đến chứng cứ mâu thuẩn, đến quyền và nghĩa
vụ của người BH trong việc đưa ra chứng cứ về vụ án và yêu cấu bồi thường. Không nên truyền
đạt những thông tin làm cho người BH bị tổn thương, bị ám ảnh do người phạm tội gây ra nếu thấy
không thật cần thiết.
- PP đặt và thay đổi vấn đề tư duy: được áp dụng nhằm làm sáng tỏ các thông tin về vụ án

bằng cách đặt các câu hỏi để kiểm tra chứng cứ chưa rõ hoặc mâu thuẩn) và mô hình vụ án.
11/- Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong gđọan xét xữ và những pp tác động
tâm lý cần được sử dụng:
* Đ/điểm tâm lý:
- Đđ tâm lý chung:
+ Bức xúc trước hành vi phạm tội mà họ phải chứng kiến
+ Mong muốn được xữ lý nghiêm nên qđịnh ra làm chứng
- Đđ tlý tiêu cực:
+ Quên tình tiết mà họ chứng kiến vì sự việc xãy ra lâu ngày mà họ không quan tâm
nhiều.
+ Cảm thấy hối hận vì làm chứng sẽ gây bất lợi cho BC
+ Sợ bị trả thù hoặc phiền hà sau khi thgia phiên tòa công khai có nhiều người biết
6
+ Khi nghe người làm chứng khác khai không thống nhất nên họ không tự tin vào lời
khai của mình.
+ Cảm thấy phiền phức vì chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền nên khai báo thiếu trách
nhiệm.
-> Vì những trở ngại tlý trên nên số người chịu ra làm chứng trước tòa thường ít hơn gđọan đtra.
* PP tác động:
- PP thuyết phục: thuyết phục người làm chứng về ý thức trách nhiệm của công dân tham
gia phòng chống tội phạm, tầm quan trọng về lời khai của họ trong giải quyết vụ án cũng như
những đảm bảo của họ về sự an tòan của họ và người thân.
- Pp truyền đạt thông tin:
+ Nội dung các thông tin cần truyền đạt: Thông tin về pháp luật quy định nghĩa vụ của
họ trong lời khai, nghĩa vụ phải làm chứng và có thể sẽ bị cưỡng chế, nếu khai gian dối sẽ phải
chịu trách nhiệm và thậm chí đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông tin về các sự kiện
xãy ra để họ nhớ lại hoặc tự đánh giá lời khai.
- Pp giao tiếp tâm lý có điều khiển: khi điều khiển gtiếp và thẩm vấn có thể sử dụng các
hình thức:
+ Cho nhận dạng BC trước khi thẩm vấn.

+ Nếu thấy lời khai có thể bị ảnh hưởng giữa nhiều người tại phiên tòa hoặc không
trung thực nên cách ly giữa những người làm chứng hoặc giữa người làm chứng với BC khi tổ
chức giao tiếp để lấy lời khai người làm chứng.
+ Tổ chức đối chất nếu thấy có mâu thuẩn
- Pp đặt và thay đổi vấn đề tư duy: chỉ hỏi những thông tin mà người làm chứng đã chứng
kiến nhằm gợi nhớ, tái tạo, mô tả lại sự việc đã chứng kiến, lọai bỏ những mâu thuẩn về tư duy vụ
án
12/- Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong gđọan xét xữ và những pp tác động
tâm lý cần được sử dụng:
* Đặc điểm tâm lý:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tlý của TP khi xét xữ:
+ Nhiệm vụ phải giải quyết vụ án theo đúng pháp luật của HĐXX. Đồng thời ở gđọan
này vị trí trung tâm của họat động tố tụng thuộc về HĐXX với khả năng điều khiển, thiết kế và tổ
chức phiên tòa của TP chủ tọa. Đó cũng là vấn đề được các bên tham gia tố tụng cũng như dư luận
đặc biệt qun tâm chú ý.
+ Mqh với VKS, Ủy ban Thẩm phán và các cơ quan, tổ chức khác.
+ Chỉ tiếp xúc với hồ sơ mà không trực tiếp quan sát hiện trường ban đầu khi xãy ra vụ
án như cớ quan CSĐT và VKS
+ Thời gian xét xữ hạn hẹp, căng thẳng.
+ Áp lực của dư luận XH
* Nhược điểm tâm lý cần khắc phục:
- Bị ảnh hưởng bởi quan điểm buộc tội của CQĐT và VKS khi lần đầub tiếp xúc với hồ sơ
mà không trực tiếp tham gia vụ án từ đầu.
- Xu hướng nhầm lẫn việc thực hiện chức năng xét xử thành buộc tội như kiểm sát viên
- Tâm lý e ngại án bị kháng nghị, e ngại nêu các nghi vấn và khai thác chứng cứ chưa có
trong hồ sơ
- Căng thẳng, nôn nóng và mất bình tỉnh khi có nhiều ý kiến trái ngược, khi BC thiếu thành
khẩn trong điều kiện thời gian xét xử hạn hẹp và việc điều khiển phiên tòa gặp khó khăn.
- Không quan tâm đúng mức đến lời bào chữa hoặc e ngại báo chữa làm khó khăn đến việc
xét xữ.

7
- Tranh thủ sự đồng tình của HTND, đặc biệt khi nghị án hoặc không quan tâm đến vai trò
của HTND
13/- Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong gđọan xét xữ và những pp tác động
tâm lý cần được sử dụng:
* Đặc điểm tâm lý:
- Sự hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của HT.
- Bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp, công tác và môi trường sống gần gũi với nhân dân.
- Thời gian đầu tư cho công việc nghiên cứu hồ sơ không nhiều.
- Không bị ràng buộc về mặt quản lý và các lợi ích khác từ phía TA.
* Nhược điểm tlý cần khắc phục:
- Xu hướng thiếu trách nhiệm nên ỷ lại vào họat động chứng minh của vụ án
- Xu hướng thông cảm và nương nhẹ mang tính vô nguyên tắc, thiếu căn cứ đối với người
phạm tội.
- Ý thức chính trị trong họat động xxữ chưa sâu sắc và thiếu rõ ràng, nhất quán
- Nể nang TP hoặc thiếu tự tin nên e ngại đưa ra các ý kiến độc lập
14/- Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong gđọan xét xữ và những pp tác động
tâm lý cần được sử dụng:
* Đặc điểm tâm lý:
- KSV là người đại diện NN thực hiện chức năng buộc tội (thực hành công tố) vừa giám sát
họat động xxữ tại phiên tòa
- Phải tiếp xúc tâm lý với nhiều đối tượng khác nhau, phải tiến hành giao tiếp công khai và
trực tiếp, liên tục tại TA.
- Có mqh với lãnh đạo VKS, với các cơ quan, tổ chức khác
- Có quá trình tiếp xúc trước với hồ sơ vụ án do CQĐT chuyển sang.
- Áp lực của dư luận XH về vụ án
* Nhược điểm tlý cần khắc phục:
- Xu hướng kết tội dẫn đến chú trọng những chứng cứ buộc tội, sợ bỏ lọt tội phạm
- Tâm lý ỷ lại trách nhiệm chứng minh của HĐXX đối với vụ án
- Xu hướng xung đột, đối đầu với người BC do lợi ích, mục tiêu của 2 bên có chứa đựng

mâu thuẩn
- Xu hướng bảo thủ khi có ý kiến trái ngược của HĐXX, của người BC
- Thái độ chủ quan trước lời BC của luật sư, của BC
8

×