Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cấu tạo chung của tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.53 KB, 3 trang )

I. CẤU TẠO CHUNG CỦA TẾ BÀO
Cấu tạo tế bào không đơn giản như mấy em học đâu nha, càng lên lớp lớn các em càng
thấy nó phức tạp hơn nhiều (đến lúc đó nhớ học Hóa cho giỏi không thì không hiểu hiểu
gì đâu). Tế bào có sự khác nhau giữa động vật và thực vật, ngay cả trên cùng cơ thể cũng
có sự khác nhau giữa các loại tế bào. Nhưng hấu hết
chúng đều có cấu tạo chung như sau:

1. Vách tế bào: chỉ gặp ở các tế bào thực vật, vách tế
bào cấu tạo chủ yếu bằng chất xenlulôzơ, còn ở vi
khuẩn và nấm vách tế bào cấu tạo chủ yếu bằng các hợp
chất hữu cơ phức tạp khác nhau.
2. Màng sinh chất (màng chất tế bào): mỏng, bao
xung quanh tế bào , ngăn cách nó với môi trường bên
ngoài. Màng này có ở tất cả mọi tế bào. Giúp tế bào
thực hiện trao đổi chất
3. Chất tế bào: khối chất nửa lỏng, rất phức tạp, trong đó có nhiều tổ chức gọi là bào
quan. Nơi đây thực hiện các hoạt động sống của tế bào
4. Nhân: đây là bào quan quan trọng nhất , điều khiển các hoạt động sống của tế bào và
liên quan trực tiếp đến bản chất di truyền của tế bào cũng như của cả cơ thể. Nhân thường
có màng nhân bao bọc, gồm 2 lớp, trên đó có những lỗ nhỏ, là chỗ lưu thông giữa chất
nhân ở bên trong với chất tế bào. Nhân gồm nhân con và nhiễm sắc thể. Ngoài ra tế bào
còn có những bào quan khác mà lên lớp 8 các em sẽ học. Em nào muốn biết thêm thì xem
hình sau nhá :
Lưới nội chất: gồm lưới nội chất có hạt và
lưới nội chất không hạt (LNC không hạt là cái
màu xanh giống) cọng rong biển, ở bên cạnh
cái nhân ấy). Chức năng: tổng hợp và vận
chuyển các chất
Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin. Ribôxôm
gồm 1 hạt lớn và 1 hạt bé.
Ti thể : Ti thể có chức năng quan trọng trong


việc chuyển hóa năng lượng cho tế bào. Có thể nói ti thể là trung tâm hô hấp và trung tâm
năng lượng của tế bào. (các em có thể tưởng tượng ti thể như là cục pin vậy, nó cung cấp
năng lượng cho tế bào hoạt động)
Bộ máy Golgi : Golgi là tên của nhà bác học Camilo Golgi nhười Ý đã phát hiện ra loài
bào quan này vào năm 1898. Chức năng: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm.
Ngoài ra, một số chất độc đột nhập vào cơ thể cũng được tích lũy trong thể Golgi để rồi
sau đó tống ra ngoài
Trung thể : tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Trung thể còn là nơi lắp ráp và tổ
chúc các vi ống trong tế bào động vật
Lưu ý :
Không phải tế bào nào cũng có nhân. Như tế bào hồng cầu trong máu chúng ta vậy,
hay một số vi khuẩn hay khuẩn lam chưa có nhân điển hình mà mới chỉ có chất nhân
(phân tử ADN) nằm tập trung ở vùng giữa tế bào và chưa có màng nhân.
II. TẾ BÀO NHÂN NGUYÊN THỦY Ở VI KHUẨN
Tế bào vi khuẩn có kích thước rất nhỏ và cấu tạo hết sức
đơn giản: tế bào chỉ lớn khoản 1 -10 micromet (=1/1000 mm),
chưa có nhân điển hình, phần nội chất tế bào không phân biệt
các bào quan (trừ ribôxôm). Bên ngoài màng sinh chất cũng
có vách tế bào và một số có thêm vỏ bọc cứng bên ngoài.
Nhiều tế bào vi khuẩn có roi giúp cho sự chuyển động
III. TẾ BÀO NHÂN THỰC Ở ĐỘNG VẬT
Chất tế bào không phải là một tổ chức đồng nhất mà có cấu tạo phức tạp, trong đó có thể
phân biệt được các bào quan khác nhau, đặc biệt
xem lẫn các bào quan này là một hệ thống các màng
và hạt nhỏ, tạo thành mạng lưới nội chất (có 2 loại:
mạng lướt nội chất trơn và mạng lưới nội chất có
hạt, như tớ nói ở trên)
IV. TẾ BÀO NHÂN THỰC Ở THỰC VẬT
Tế bào có cấu tạo phức tạp và có một số bào
quan tương tự ở tế bào thực vật (nhân, ti thể, bộ máy

Golgi, ribôxôm, mạng lưới nội chất)
* Điểm phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật :
– Tế bào động vật chỉ có màng sinh chất bao ngoài, không bào kém phát triển hoặc không
có, có trung tử
– Tế bào thực vật có vách tế bào bên ngoài màng sinh chất, không có trung tử nhưng có
một loại bào quan rất quang trọng và đặc trưng là lạp lục (trung tâm của sự quang hợp ở
thực vật).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×