Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.13 KB, 4 trang )

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (TNMT) hay COPD là tình trạng viêm và tắc nghẽn
đường thở lâu ngày, không hồi phục hoàn toàn. Triệu chứng chính của bệnh là ho,
khó thở và khạc đàm dai dẳng. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, tuổi >45 đặc
biệt là người ở người già, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhều năm, hoặc có nghề
nghiệp liên quan đến khói bụi, hóa chất: công nhân hầm lò, hàn, sơn… Tình trạng
bệnh gia tăng dần theo thời gian, không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt,
giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh
Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc: đây là nguyên nhân chính chiếm tới
hơn 90% số trường hợp mắc bệnh bệnh phổi TNMT. Nguyên nhân tiép theo là do
thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm: bụi đường, khói than, khói công nghiệp, đốt
lò gạch… Còn các nhóm nguyên nhân ít gặp hơn như: do di truyền chiếm <1%. Ở người
già do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút nên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh
Số lượng người mắc bệnh phổi TNMT trên thế giới ngày càng gia tăng. Riêng ở Mỹ có
12,4 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh phổi TNMT. Ở châu Á, kết quả điều tra trong
những năm gần đây cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh trung bình là 6,3%, Việt Nam có tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất khu vực lên tới 6,7%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu ở những năm 1990
bệnh phổi TNMT gây tử vong đứng hàng thứ 6 thì đến năm 2020 sẽ lên hàng thứ 3. Điều
quan trọng, đây là căn bệnh khó điều trị và tiến triển ngày càng xấu dần theo tuổi tác, đặc
biệt ở người hút thuốc lá.
Phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
Hai căn bệnh của đường hô hấp có các điểm chung là ho, khó thở, tức ngực, nhưng khác
nhau ở các đặc điểm:
- Bệnh phổi TNMT thường gặp ở những người cao tuổi (trên 50) có tiền sử hút thuốc lá,
không liên quan đến tiền sử dị ứng, bệnh thường xuyên gây khó thở, mức độ tăng dần,
bệnh thường kém đáp ứng điều trị.
- Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có tiền sử dị ứng, ngoài cơn hen người bệnh có


thể sinh hoạt bình thường, bệnh thường đáp ứng tốt với những thuốc giãn phế quản.

Cần khám để phân biệt bệnh phổi TNMT và bệnh hen.
Chẩn đoán và điều trị bệnh phổi TNMT
Tổ chức phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu (www.goldcopd.com) đã
đưa ra các tiêu chí chẩn đoán và điều trị bệnh phổi TNMT. Các triệu chứng chính là ho
dai dẳng, khạc đàm, khó thở, thở khò khè. Khó thở ở người bệnh phổi TNMT tiến triển
ngày càng nặng hơn, dai dẳng ngày này qua ngày khác, làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy
nặng ngực, thiếu khí, hụt hơi. Để chẩn đoán chắc chắn bệnh phổi TNMT, bệnh nhân cần
được đo chức năng hô hấp (còn gọi là hô hấp ký). Đây là xét nghiệm khá đơn giản, bệnh
nhân thổi hơi vào máy đo theo hướng dẫn của thầy thuốc. Kết quả đo chức năng hô hấp
cho biết có bị bệnh phổi TNMT hay không? Bị ở mức độ mấy từ đó có phác đồ điều trị
thích hợp. Hiện nay Tổ chức phòng chống bệnh phổi TNMT chia thành phân loại bệnh
theo 4 mức độ (4 giai đoạn): giai đoạn 1 (nhẹ), giai đoạn 2 (trung bình), giai đoạn 3
(nặng), giai đoạn 4 (rất nặng).
Điều trị bệnh phổi TNMT theo từng giai đoạn. Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như:
salbutamol, terbutaline, fenoterol… hoặc kết hợp với kháng cholinergic như: ipratroium,
oxitropium… có thể dùng bất kì giai đoạn nào khi có cơn khó thở. Từ giai đoạn 2, bệnh
nhân được cho dùng thêm thuốc giãn phế quản tác dụng dài như: salmerterol,
formoterol… Từ giai đoạn 3, bệnh nhân được cho dùng thêm các thuốc corticoid dạng hít
như khi có các đợt khó thở cấp tái phát. Đến giai đoạn 4, bệnh nhân được cân nhắc cho
dùng thêm oxy lâu dài.
Người mắc bệnh phổi TNMT có thể hay bị các đợt khó thở cấp tính còn gọi là đợt kịch
phát, nguyên nhân chính thường do nhiễm trùng đường thở hoặc ô nhiễm không khí. Khi
lên cơn cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng các thuốc xịt, bơm giãn phế quản và
đến cơ sở y tế gần nhất, để được điều trị nhằm tránh biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng
nặng, thậm chí tử vong.
Phòng ngừa, ăn uống và tập luyện
Đối với tất cả các giai đoạn, bệnh nhân đều được yêu cầu bỏ
thuốc lá, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (khói bụi,

khói bếp, khói nhang, khí than, mùi hóa chất, lông súc
vật…) và tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần. Các nghiên cứu
cho thấy tiêm vaccin giúp giảm 50% nguy cơ bệnh nhân
COPD trở nặng và tử vong. Ở người >65 tuổi còn được
khuyến cáo tiêm phòng phế cầu để tránh viêm phổi mắc
phải trong cộng đồng. Người mắc bệnh phổi TNMT cần hết
sức chú ý tới chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên
25% số người mắc bệnh phổi TNMT bị suy dinh dưỡng vì
khi ăn họ dễ cảm thấy mệt (do lồng ngực bị căng lên làm thể tích khoang bụng giảm) và
khó thở nên chán ăn và ăn ít, dẫn tới suy dinh dưỡng. Do vậy chế độ ăn cần chia ra
nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa), nên ăn chậm, nhai kĩ, tránh dùng đồ ăn thức uống có
gas hoặc gây đầy hơi.
Về tập luyện, người có tuổi cần chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều
kiện của mình như: đi bộ, đi xe đạp, tập khí công, dưỡng sinh. Đây là những môn thể dục
khá nhẹ nhàng, không quá gắng sức và chỉ nên tập trong môi trường trong lành, thoáng
đãng, thời tiết ấm áp, không gió, mưa, lạnh. Trong trường hợp thời tiết xấu, không nên ra
ngoài, người mắc bệnh phổi TNMT cũng có thể tập trong nhà. Trong quá trình tập, bệnh
nhân nên chú ý tập thở, luyện để hơi thở được sâu và dài, tốt cho sự hoạt động của phổi
và các phế nang.
Ngày thế giới phòng chống bệnh phổi TNMT
Khi lên cơn cấp, bệnh
nhân cần nhanh chóng sử
dụng các thuốc xịt, bơm
giãn phế quản và đến cơ
sở y tế gần nhất, để được
điều trị nhằm tránh biến
chứng suy hô hấp, nhiễm
trùng nặng, thậm chí tử
vong.
Trước tình hình bệnh phổi TNMT ngày càng gia tăng và gây tổn thất lớn về y tế, kinh tế

và xã hội, Tổ chức phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã lấy ngày thứ 4 tuần thứ
3 của tháng 11 hàng năm làm Ngày thế giới phòng chống bệnh phổi TNMT. Thông điệp
của ngày 17/11/2010 là: “Năm bệnh phổi 2010: đo chức năng phổi, hãy hỏi bác sĩ về xét
nghiệm này”.
BS. Phạm Văn Tiến

×