Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN- kn dạy số học cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.83 KB, 12 trang )

KINH NGHIỆM DẠY SỐ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Toán ở tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Nó được dạy với một
số tiết rất lớn. Sở dĩ như vậy là vì:
- Ngôn ngữ toán học, các kiến thức toán học là những điều cần thiết cho
đời sống, sinh hoạt và cho việc học các môn khác, đồng thời cũng là cơ sở để
học sinh tiếp lên bậc trung học cơ sở.
- Tư duy học toán, phương pháp toán học rất cần thiết cho đời sống, cho
học sinh học tập vì nó giúp cho học sinh:
+ Biết cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề, biết tìm cách hay nhất, gọn
nhất để giải quyết vấn đề, biết kiểm tra chu đáo cách giải quyết vấn đề, phát
triển khả năng phê phán, biết đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện đến kết
quả.
+ Biết nhận ra cái bản chất, bỏ qua các thứ yếu, biết nghiên cứu các
trường hợp chung và riêng, biết phân loại các trường hợp, không bỏ sót trường
hợp nào, biết từ những vấn đề cụ thể rút ra kết luận chung, biết áp dụng kết
luận chung vào những vấn đề cụ thể.
+ Biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác, nhất
quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn, rõ ràng,
mạch lạc.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu một cách chính xác.
- Môn Toán ở tiểu học góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện,
góp phần hoàn thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, góp
phần rèn luyện trí thông minh; góp phần xây dựng những tình cảm, thói quen,
đức tính tốt đẹp của con người mới.
Chương trình môn Toán ở lớp 4 gồm 5 tuyến kiến thức chính, trong đó
Số học là tuyến kiến thức lớn nhất, trọng tâm, đóng vai trò “Cái trục chính” mà
4 “tuyến” kiến thức kia phải “chuyển động” xung quanh nó, phụ thuộc vào nó.
1
Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của môn Toán ở tiểu học, xuất phát từ


thực trạng dạy và học Số học trong chương trình Toán 4, qua nghiên cứu khả
năng ứng dụng cụ thể, thiết thực của vấn đề tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh
nghiệm dạy số học cho học sinh lớp 4”. Với mong muốn đề tài này có thể đáp
ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải tiến nâng cao
chất lượng dạy học môn Toán đồng thời cũng là những ý kiến góp phần cải tiến
việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo cho việc dạy học
Toán ở tiểu học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học tuyến kiến thức Số học trong giờ học Toán một cách có hiệu quả.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 4C trường Tiểu học Trần Phước
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu tài liệu dạy học Toán, các quan
niệm về dạy học Toán, tìm hiểu thực trạng dạy học Toán 4.
- Nghiên cứu tài liệu dạy học tuyến số học cho giờ học toán 4 với các đối
tượng học sinh.
- Tiến hành thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của tài
liệu dạy học số học .
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu có
liên quan: Đặc điểm của tuyến số học 4, những quan niệm, xu hướng, kinh
nghiệm dạy học, những quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học và giảng dạy môn
Toán lớp 4.
2. Nhóm phương pháp thực tiễn:
- Khảo sát tình hình học sinh lớp 4C
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 4
2
3. Nhóm phương pháp hỗ trợ

- Tìm hiểu thực trạng, kinh nghiệm tính chất dạy học Toán 4.
- Kiểm tra giả thuyết bằng thực tế dạy học.
- Phân tích rõ, đối chiếu số liệu để rút ra những kết luận cần thiết.
- Lập bảng biểu số lượng học sinh: giỏi, khá, trung bình.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ VIẾT KINH NGHIỆM DẠY SỐ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 4
1) Cơ sở lý luận:
“Số” là khái niệm trừu tượng đầu tiên mà trẻ em được gặp trong khi học
Toán. Cơ sở để giúp trẻ nhận thức khái niệm “Số” là cách đếm. Cần làm cho
trẻ đạt được các yêu cầu sau:
- Biết xác định đúng số lượng các phần tử (biết đếm) của một tập hợp.
- Biết cách ghi số bằng chữ số.
- Nắm được quan hệ thứ tự giữa các số và vị trí của mỗi số trong dãy số;
biết so sánh số.
- Nắm được cách lập số, cấu tạo số, trong đó yêu cầu chủ yếu cần đạt là
biết thực hành đọc, viết đúng số và đếm chính xác.
2) Cơ sở thực tiễn:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về số học: Các số tự nhiên,
phân số.
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính toán.
- Rèn luyện để nắm chắc các kỹ năng thực hành tính nhẩm, tính viết về 4
phép tính với các số tự nhiên, phân số.
- Biết tính giá trị các biểu thức số tự nhiên: cộng, trừ, nhân, chia các số
có nhiều chữ số; cộng, trừ, nhân, chia phân số, so sánh các số tự nhiên, so sánh
2 phân số.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9.
3
- Làm quen với việc dùng chữ thay số của các biểu thức có đến 3 chữ.
II. SỬ DỤNG TÀI LIỆU DẠY HỌC SỐ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4

Tài liệu dạy học số học bao gồm tài liệu chính: Sách giáo khoa, sách
hướng dẫn, sách tham khảo, sách nâng cao (là tài liệu dành cho việc bồi dưỡng
những học sinh trên chuẩn). Kèm theo đó có thể có những thiết bị dạy học dành
cho việc học một số nội dung cụ thể:
1. Mục tiêu của việc khai thác tài liệu dạy số học:
- Bổ sung và khai thác sâu nội dung dạy học số học trong chương trình
chính khoá môn Toán 4.
- Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập của các đối tượng học sinh
khác nhau:
+ Tạo điều kiện cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập có thể
nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất của nội dung dạy học số học
theo chương trình chuẩn.
+ Đáp ứng nhu cầu học tập của những học sinh có năng khiếu, tạo điều
kiện để các em có thể phát huy hết năng lực của mình.
- Phát huy và hướng dẫn cho học sinh tính tích cực, tự giác, tự lập trong
học tập và khả năng tự học.
2) Những nguyên tắc sử dụng tài liệu dạy học cho giờ học số học lớp 4:
Tài liệu dạy học được sử dụng dựa trên nguyên tắc sau:
a. Bám sát mục tiêu, chương trình Toán ở tiểu học:
- Việc sử dụng tài liệu dạy học cho giờ học số học phải dựa vào mục
tiêu dạy học Toán nói chung và số học nói riêng.
- Mục tiêu quan trọng nhất của môn Toán 4 là trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ sở ban đầu về số học (các số tự nhiên, phân số). Hình thành
và rèn luyện kỹ năng thực hành tính toán; rèn luyện phương pháp học tập, làm
việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.
Vì vậy, khi xây dựng nội dung dạy học số học, tôi dựa trên chuẩn trình
độ kỹ năng cần có quy định trong chương trình hiện hành.
4
b) Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh:
Tuân thủ nguyên tắc này nghĩa là phải triệt để sử dụng những kiến thức,

kỹ năng đã có khi học chương trình cơ bản, đồng thời theo hướng tăng cường
và chuyên sâu.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi việc tổ chức dạy không đi vào trình bày các
vấn đề lý thuyết mà nội dung dạy học được xây dựng dưới dạng hệ thống bài
tập để học sinh thực hành nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh.
3) Các bước sử dụng tài liệu dạy học số học lớp 4
a) Xây dựng chương trình khung:
Nghiên cứu chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học số học phù hợp
với tiến độ dạy học theo sách giáo khoa và phân phối chương trình đã quy định
của bộ giáo dục.
b. Các bước cần thực hiện để xây dựng 1 bài tập:
- Xác định mục tiêu của bài tập.
- Xác định đối tượng thực hiện bài tập.
- Xác định kiểu, loại, hình thức bài tập.
- Lựa chọn bài tập.
- Xây dựng lệnh bài tập.
c. Phân loại bài tập dành cho 2 đối tượng học sinh:
Dựa vào yêu cầu cơ bản về kiến thức - kỹ năng của nội dung dạy số
học, trên cơ sở phân tích những khó khăn gặp phải đối với từng dạng bài tập
phù hợp với 2 đối tượng học sinh dưới chuẩn và trên chuẩn như sau:
- Nhóm 1: Bài tập áp dụng lý thuyết vừa học.
Dạng bài tập này giúp học sinh luyện kỹ năng nhận ra các đơn vị kiến
thức đã được học. Mức độ yêu cầu của các bài tập này khá đơn giản.
Ví dụ 1: Học bài “hàng và lớp”, học sinh được làm bài tập đọc số
45 312; 45 213; 654 300 để củng cố về các hàng, các lớp trong mỗi số.
Ví dụ 2: Nêu giá trị của chữ số 7 ở số 38 753.
5
Yêu cầu học sinh chỉ rõ chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào? thì giá trị của
số đó là bấy nhiêu. (vì chữ số 7 của số 38 753 ở hàng trăm nên có giá trị là
700).

- Nhóm 2: Bài tập luyện tập củng cố
Trong 1 tiết luyện tập có thể có nhiều bài tập củng cố, luyện tập lại các
kiến thức đã học khác nhau. Yêu cầu học sinh phải biết xác định đúng yêu cầu
của bài.
+ Ví dụ 1: So sánh số 52 318 và 52 419
Học sinh phải biết số chữ của 2 số bằng nhau để so sánh từng cặp chữ
số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải.
Hàng chục nghìn đều là 5.
Hàng nghìn đều là 2.
Hàng trăm có 3 < 4 nêm 52 318 < 52 419.
Ví dụ 2: Điền chữ số thích hợp vào 
2837 < 28 337
Học sinh phải biết những số tự nhiên nhỏ hơn 3 là 0; 1; 2.
Vậy  có thể là 1 trong 3 chữ số 0; 1; 2.
+ Ví dụ 3: Xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến
lớp:
Muốn xếp được theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé ta phải so
sánh các số với nhau rồi sắp xếp theo thứ tự.
- Nhóm 3: Bài tập trắc nghiệm:
Yêu cầu học sinh phải tính toán xem bài làm đúng ghi Đ, sai ghi S vào
. Hoặc điền dấu (X) hay dấu (+) vào câu trả lời đúng. Hoặc khoanh tròn vào
đáp án đúng…
- Nhóm 4: bài tập nối phép tính với kết quả đúng; nối cột A với cột B
Học sinh cần phải tính toán để tìm và nối tương ứng với nó.
6
- Vui học toán: đây là một hình thức bài tập rất thú vị, thích hợp với cả 2
đối tượng học sinh trên chuẩn và dưới chuẩn. Mỗi câu đó có thể coi là bài toán,
lại là một “bài toán vui”, bài toán đặc biệt.
+ Ví dụ : Khi học về số tự nhiên có nhiều chữ số, giáo viên có thể nêu ra
câu đố:

“Đố vui, vui đố
Số có 10 chữ số
Các số cấm chộ mặt nhau
Lớn nhất, nhỏ nhất, viết mau xem nào”
Giải đố: Số lớn nhất có 10 chữ số mà các chữ số khác nhau là
9876543210.
Số nhỏ nhất có 10 chữ số mà các chữ số khác nhau là 1023456789.
4) Mô tả tài liệu dạy số học lớp 4
Ví dụ: Bài tập dành cho học sinh dưới chuẩn
Chẳng hạn ở tiết 49: Nhân với số có 1 chữ số
Yêu cầu: Học sinh đặt được tính trong phép nhân và nắm thứ tự nhân (từ
phải sang trái, có kỹ năng nhân đúng số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
341231 x 2 102426 x 5
214325 x 4 410536 x 3
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
a) 321475 + 423507 x 2 b) 1306 x 8 + 24573
843275 - 123568 x 5 609 x 9 - 4845
Yêu cầu: tính giá trị biểu thức
Bài 3: Một huyện miền núi có 8 xã vùng thấp và 9 xã vùng cao. Mỗi xã
vùng thấp được cấp 850 quyển truyện. Mỗi xã vùng cao được cấp 980 quyển
truyện. Hỏi huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện?
Giáo viên gợi mở để học sinh giải toán.
7
+ Mỗi xã vùng thấp được cấp 850 quyển. Vậy muốn biết 8 xã vùng thấp
được cấp bao nhiêu quyển ta làm như thế nào?
+ Mỗi xã vùng cao được cấp 980 quyển. Vậy muốn biết 9 xã vùng cao
được bao nhiêu quyển ta làm thế nào?
+ Muốn biết huyện đó được cấp bao nhiêu quyễn truyện ta làm thế nào?
* Với học sinh ở mức chuẩn và trên chuẩn thì chỉ cần hỏi yêu cầu của

từng bài rồi cho học sinh làm bài. Với học sinh dưới chuẩn thì giảm nhẹ lượng
bài. Ví dụ: bài 2 yêu cầu làm tốt phần a là được
* Mức trên chuẩn:
Ví dụ: Khi dạy về số và chữ số trong số tự nhiên, có thể cho học sinh
làm thêm bài tập như “Tìm số có 2 chữ số, biết rằng số đó gấp 9 lần chữ số
hàng đơn vị”
Ở bài tập này, hướng dẫn học sinh củng cố về số chữ số.
(Ví dụ: Số 20 gồm chữ số 2 và chữ số 0).
Từ đó học sinh tìm cách giải bài toán: Gọi số có 2 chữ số = 2 chữ số nào
đó rồi giải.
Gọi số có 2 chữ số cần tìm là: ab
Thì ab = b x 9
a x 10 + b = b x 9 (Dựa cấu tạo số)
a x 10 = b x 8 (Cùng bớt 2 vế đi b)
Vì a x 10 là số tròn chục và b khác 0 nên b = 5.
Do đó a x 10 = 5 x 8 = 40
a = 40 : 10 = 4
Vậy số phải tìm là 45.
III. THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM:
1. Mục đích thử nghiệm:
Từ những cơ sở lý luận cho đến việc đề xuất tài liệu dạy học số học lớp
4 đều mới mang tính chất giả định. Việc thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra
8
khả năng thực thi của tài liệu dạy học đã biên soạn, kiểm tra tính thiết thực, độ
đúng sai, hợp lý hay không hợp lý của các vấn đề lý thuyết, khẳng định tính
hiệu quả khi thực hành. Đó là cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách
quan, chính xác giá trị lý luận và thực tiến của vấn đề.
2. Địa điểm thử nghiệm:
Tại lớp 4C trường Tiểu học Trần Phước
3. Đối tượng thực nghiệm:

Thực nghiệm trên 2 đối tượng học sinh ở hai lớp 4.
Học sinh trên chuẩn (những em học lực khá, giỏi về môn Toán)
Học sinh dưới chuẩn (những em còn lại trong lớp)
4. Phương pháp nghiên cứu:
a) Chuẩn bị thực hiện:
Tiến hành phân loại học sinh trong các lớp thành 2 đối tượng
Lớp Số HS dưới chuẩn Số HS trên chuẩn
4C 15 14
Chuẩn bị bài kiểm tra đánh giá kết quả thử nghiệm tương ứng với 2 đối
tượng học sinh, học sinh đã làm trực tiếp trên bài kiểm tra.
b) Tiến hành thực nghiệm:
- Chia lớp thành 2 nhóm học sinh trên chuẩn và dưới chuẩn.
- Tiến hành dạy thử nghiệm: Giáo viên nghiên cứu và dạy theo chương
trình sách giáo khoa được thiết kế theo từng tiết, có chú ý đến đối tượng học
sinh.
- Phát phiếu kiểm tra cho mỗi nhóm học sinh và học sinh tiến hành làm
bài. Nhận xét, đánh giá kết quả thử nghiệm.
c) Đánh giá kết quả thực nghiệm:
Để đánh giá khách quan, tôi tiến hành đánh giá trên cả 2 mặt:
9
- Đánh giá về mặt định lượng (kết quả về mặt kiến thức - kỹ năng thực hiện các
bài tập của học sinh). Dựa vào kết quả làm bài tập trên phiếu học tập của học
và kết quả học tập nội dung này của học sinh trên lớp.
Thang điểm đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh:
+ Loại giỏi: Bài làm đạt 9 - 10 điểm.
+ Loại khá: Bài làm đạt 7 - 8 điểm.
+ Loại TB: Bài làm đạt 5 - 6 điểm.
+ Loại yếu: Bài làm chỉ đạt 1 - 4 điểm.
- Đánh giá về mặt hứng thú của học sinh:
+ Mức độ thích thú: Chăm chú nghe giảng hăng hái, tích cực phát biểu

xây dựng bài: Không nói chuyện riêng trong giờ học.
+ Mức độ bình thường: Làm bài nghiêm túc.
+ Mức độ không thích: Không chịu làm bài tập, đùa nghịch, nói chuyện
riêng trong giờ.
5) Nội dung thực nghiệm và kết quả thu được qua thực nghiệm:
a. Nội dung: Tiến hành thử nghiệm trong 5 tiết và bài kiểm tra trắc
nghiệm khoảng 30 phút dành cho 2 đối tượng.
b. Kết quả thực nghiệm:
100% học sinh làm bài xong đúng thời gian quy định
* Kết quả làm bài của học sinh trên chuẩn: (14)
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình
SL % SL % SL %
4C 6 42,9% 6 42,9% 2 14,2%
* Kết quả làm bài của học sinh dưới chuẩn: (15)
10
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình
SL % SL % SL %
4C 5 33,3% 6 40% 4 26,7%
Kết quả thu được cho thấy học sinh đạt điểm khá, giỏi khá cao, tỷ lệ học
sinh đạt điểm trung bình có thể chấp nhận được .
Bên cạnh đó, qua giảng dạy tôi thấy học sinh tiếp thu kiến thức trong các
giờ học rất hào hứng và hiểu bài, bài tập phù hợp với sức học sinh làm. Điều
này càng khẳng định tính thực tiễn của chương trình sách giáo khoa và việc
vận dụng linh hoạt trong giảng dạy của giáo viên.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào giảng dạy số học lớp 4 theo
hướng phân hoá học sinh tôi thấy đã mang lại kết quả tốt. Song việc nghiên

cứu, thiết kế giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như mất nhiều
thời gian phân chia bài tập, định hướng giải cho từng đối tượng học sinh. Tôi
thiết nghĩ rằng việc biên soạn tài liệu hướng dẫn cho giáo vên tham khảo để
dạy các đối tượng học sinh là cần thiết. Và tôi khẳng định rằng : Việc dạy học
theo hướng phân hoá học sinh là vô cùng quan trọng vì nó mang tính vừa sức
với học sinh, đồng thời phần nào phát huy hết khả năng tiềm ẩn trong mỗi học
sinh.
II. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Qua việc nghiên cứu đề tài: Kinh nghiệm dạy chuyên đề số học lớp 4
theo hướng phân hoá học sinh, chúng tôi đề xuất một số ý kiến như sau:
1. Về phía các cấp chỉ đạo và nghiên cứu giáo dục
- Tích cực đào tạo hướng dẫn giáo viên tiểu học nhằm bổ sung kiến thức,
phương pháp và kỹ năng tổ chức giờ học số học, làm cơ sở cho việc dạy tốt
môn Toán học ở trường tiểu học.
- Biên soạn sách hướng dẫn giáo viên với từng đối tượng học sinh để
giáo viên tham khảo.
11
2. Về phía giáo viên
- Cần nghiên cứu kỹ các bài tập SGK để giảng dạy cho phù hợp với trình
độ học sinh lớp mình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh.
Ngày 10 tháng 4 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Xanh
12

×