Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tham luận hội nghị điển hình tiên tiến ngành GD Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.48 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS BÌNH PHÚ
BÀI THAM LUẬN HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TRÀ VINH
NĂM 2010
Kính thưa : - Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy – UBND tỉnh.
- Kính thưa quý vị đại biểu.
- Thưa Ban tổ chức hội nghị.
- Thưa quý thầy cô.
Đại diện đơn vị Trường THCS Bình Phú, huyện Càng Long, tôi được cử đến
dự Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo tạo tỉnh Trà Vinh năm
2010. Lời đầu tiên xin kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu, quý thầy cô, chúc hội
nghị thành công tốt đẹp.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quý thầy cô. Trường THCS Bình Phú được tái
lập từ tháng 11 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ Trường THPT Cấp 2,3 Bình Phú. Đây
là một trường THCS duy nhất của xã Bình Phú thu hút hầu hết học sinh trong xã và
một số xã lân cận như Thị trấn Càng Long, Phương Thạnh, Huyền Hội, Đại Phúc,
Nhị Long, Là một xã có 26,4% người dân tộc Khơ-me, đa số sống bằng nghề
nông, làm thuê nên đời sống bà con nơi đây rất khó khăn. Tỷ lệ học sinh con hộ
nghèo hằng năm của trường khoảng 24%. Chính vì có cuộc sống khó khăn nền rất
nhiều học sinh phải bỏ học để phụ giúp gia đình hoặc đi làm thuê kiếm sống. Từ việc
học sinh bỏ học nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của xã, đặc biệt là
công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Lúc mới tách trường thì tỷ lệ thanh thiếu
niên độ tuổi 15 – 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ đạt 58%. Lúc ấy Bình Phú là
một trong hai xã cuối cùng của huyện Càng Long chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở.
Đứng trước khó khăn như thế, là lãnh đạo nhà trường chúng tôi đã tham mưu
với Đảng ủy, UBND xã, với PGD Càng Long để tìm sự hỗ trợ về giải pháp để đơn vị
vượt qua khó khăn.
Riêng nhà trường, chúng tôi đã tổ chức được một mô hình “Hỗ trợ học sinh
nghèo” giúp các em vượt qua khó khăn để học tốt. Tôi xin báo cáo trước hội nghị để


cùng chia sẻ với quý vị đại biểu.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng nhắc câu : “Hãy tự cứu mình trước
khi trời cứu”. Điều đó nói lên sự tự thân vận động là điều rất quan trọng. Hưởng ứng
cuộc vận động do Hội Khuyến học phát động theo hình thức 1 cộng 1, 1 cộng 2, tức
là mỗi trường nhận đỡ đầu từ 01 đến hai học sinh nghèo. Lúc đầu, chúng tôi dự kiến
sẽ quyên góp trong lực lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường hỗ trợ 03
học sinh nghèo. Nhưng khi các lớp gởi danh sách đề nghị lên rất nhiều, sau đó họp
xét còn 16 em có hoàn cảnh khó khăn nhất. Hoàn cảnh nào cũng đáng thương, nếu
chọn em nầy mà bỏ lại em kia thì sợ không công bằng. Do đó chúng tôi quyết định
họp bộ tứ nhà trường để bàn giải pháp. Cuối cùng chúng tôi gợi ý thêm cho mỗi tổ
chuyên môn nhận hỗ trợ 01 em học sinh nghèo. Thấy được ý nghĩa của cuộc vận
động hỗ trợ học sinh nghèo, tất cả cán bộ, giáo viên các tổ đều thống nhất nhận hỗ
trợ học sinh nghèo bằng cách trích từ tiền lương của mình. Như vậy từ năm học
2006-2007 cán bộ - giáo viên của trường đã trích tiền lương hỗ trợ hàng tháng cho
08 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 70.000 đồng / một học sinh /
tháng. Đến đầu năm học 2009 – 2010 chúng tôi tách thêm một tổ chuyên môn nữa
và tổ mới nầy cũng vui vẻ nhận hỗ trợ 01 em nữa. Nâng tổng số đến nay chúng tôi
nhận hỗ trợ cho 09 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất của trường. Mới đây
Liên Đội của trường đã phát động trong lực lượng học sinh của trường mỗi tháng
một em đóng góp 500 đồng, với hơn 900 học sinh, mỗi tháng quyên góp được
450.000đ tiết kiệm để hỗ trợ thêm 04 học sinh nghèo, số tiền còn lại bổ sung vào
quỹ Liên Đội. Như vậy hiện nay trường chúng tôi đã nhận hỗ trợ 13 em học sinh
nghèo.
Qua hơn ba năm thực hiện mô hình nầy, trường chúng tôi đã sơ kết và thấy có
hiệu quả rõ rệt. Những học sinh được hỗ trợ đã tránh được nguy cơ bỏ học, số tiền
đó tuy nhỏ nhưng đã giúp các em vượt qua khó khăn để đến lớp. Từ đó góp phần kéo
giảm tỷ lệ học sinh bỏ học hằng năm. Cụ thể : Năm học 2006-2007 học sinh bỏ học
chiếm đến 7%, năm học 2007-2008 giảm còn 4%, năm học 2008-2009 còn 2,5%.
Ngoài việc làm trên, chúng tôi còn thường xuyên vận động các mạnh thường
quân đóng góp tiền bạc, quần áo, tập viết và học bổng tặng cho học sinh nghèo và

học sinh nghèo hiếu học, học giỏi.
Trong số đó phải kể đến Ban đại diện PHHS trường đã thường xuyên gắn bó
với trường. Ban đại diện hằng năm đều vận động trên 10 triệu đồng để xây dựng quỹ
khuyến học, quỹ tình thương cho trường.
Riêng năm học 2009 – 2010 trường đã vận động và được cấp 12 xuất học
bổng với tổng số tiền 5 triệu đồng. Vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo
tâm hỗ trợ HS nghèo và quỹ tình thương tập viết, quần áo ước tính khoảng 17
triệu đồng.
Từng chi Đội lớp đều xây dựng quỹ tình thương để giúp đỡ các bạn trong lớp
khi gặp khó khăn.
Trường còn kịp thời kết hợp với Chi bộ, Ban nhân dân các ấp và các Chi hội
Khuyến học trong xã để vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. Nhờ vậy tỷ lệ học sinh
2
bỏ học giảm hẳn theo từng năm, góp phần đưa nhà trường đạt được nhiều mục tiêu
giáo dục, trong đó có công tác phổ cập giáo dục THCS.
Việc làm của trường chúng tôi, thiết nghĩ chỉ là một việc bình thường đối với
lương tâm của nhà giáo. Với tổng số 70 CBGV-NV của trường, hằng tháng đóng
góp khoảng 10.000đ/người cũng là việc dễ làm, đơn vị nào cũng có thể làm được.
Nhưng ở đây chúng tôi có sự thống nhất cao trong tập thể và ai cũng vui vẻ thực
hiện. Vì việc làm của mình có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh nghèo của mình.
Là một người lãnh đạo đơn vị, tôi thấy việc hỗ trợ học sinh nghèo của trường
như vậy vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn của nhiều học sinh nghèo trường
tôi. Vì vậy chúng tôi luôn trăn trở bởi với 70.000 đ một tháng so với vật giá hiện nay
có khi mua chưa được 10kg gạo. Ước gì chúng tôi có được sự hỗ trợ ổn định của
một mạnh thường quân nào đó. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy phong trào nầy
tại trường có thể là đợt điều chỉnh lương tối thiểu sắp tới chúng tôi sẽ tăng số tiền
của mỗi xuất hoặc tăng số xuất để hòng hỗ trợ được nhiều hơn cho các em học sinh
nghèo.
Từ việc tổ chức vận động hỗ trợ học sinh nghèo, trường chúng tôi đã được
chọn báo cáo điển hình tại Hội nghị tổng kết công tác khuyến học huyện Càng Long

năm 2009. Được Đài Phát thanh – Truyền hình Trà Vinh đưa tin trong chuyên mục
Đảng trong cuộc sống tháng 11 và 12 năm 2009. Và mới đây Đài Truyền hình
CVTV Cần Thơ đến ghi hình và sẽ đưa tin trong tháng 3 năm 2010.
Cùng với nhiều hoạt động thành công khác của trường nên năm học 2008 –
2009 tập thể Trường THCS Bình Phú được công nhận danh hiệu thi đua Tập thể lao
động xuất sắc và vinh dự nhận bằng khen của CT UBND Tỉnh.
Đến dự Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh
lần nầy, được báo cáo trước Hội nghị là niềm vinh dự lớn của đơn vị trường chúng
tôi. Chúng tôi nguyện sẽ tiếp tục phấn đấu làm được nhiều việc làm có ích hơn nữa
góp phần đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu, quý thầy cô. Chúc hội nghị
thành công tốt đẹp.
Trân trọng kính chào !
NGƯỜI VIẾT
HIỆU TRƯỞNG
Huỳnh Tấn Tiến
3
4

×