Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai (phần 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.01 KB, 6 trang )

Các mối quan hệ của
nhà lãnh đạo t
ương lai
(phần 1)
Một cuộc nghiên cứu gần đây đã tiến hành phỏng vấn sâu 202 nhà
lãnh đạo tiềm năng hàng đầu của các tổ chức, được lựa chọn từ
khắp nơi trên thế giới.

Các nhà lãnh đạo tiềm năng này đã được hỏi về sự khác biệt giữa
nhà lãnh đạo trong tương lai với nhà lãnh đạo trước đây và hi
ện nay. Kết
quả là, theo họ, nhà lãnh đạo tương lai được xem là người có khả năng
xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức. Những kỹ
năng này vốn chỉ được xem là tương đối quan trọng thì sẽ trở nên đặc
biệt quan trọng đối với lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo tương lai cần xây dựng 6 mối quan hệ trong đó có 3
mối quan hệ trong tổ chức (với các giám sát viên trực tiếp, với đồng
nghiệp và với các nhà quản lý) và 3 mối quan hệ bên ngoài (với khách
hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh).
Hợp tác với các giám sát viên trực tiếp
Những quan điểm trước đây về việc nhân viên sẽ gắn chặt với tổ chức
đang thay đổi nhanh chóng. Nhân viên ngày nay không còn trông đợi tổ
chức sẽ mang đến cho họ những việc làm ổn định nữa. Hầu hết những
nhà lãnh đạo tiềm năng trên khi được hỏi đều tự xem họ như những “tác
nhân tự do” chứ không phải những nhân viên theo cách hiều truyền
thống.

Họ thấy người lãnh đạo trong tương lai là một người có thể phát triển
mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và là người nhạy cảm với các nhu cầu
phát triền cá nhân. Đó không chỉ là mong muốn mà còn là trách nhiệm
của lãnh đạo với tổ chức. Nói một cách đơn giản, họ cho rằng nhà lãnh


đạo tương lai sẽ giống như đối tác chứ không như ông chủ.
Một trong những thách thức lớn cho việc lãnh đạo trong tương lai là
quản lý những nhân viên giỏi. Những người giám sát và cung thấp thông
tin cho lãnh đạo về nhân viên sẽ rất cần thiết. Đôi khi, những nhân viên
giỏi thậm chí còn hiểu rõ công việc mình làm hơn cả người giám sát của
họ. Do vậy, những người giám sát và cung cấp thông tin như thế sẽ phải
được xem là đối tác của lãnh đạo. Nếu không xem những giám sát viên
này là những đối tác tốt, lãnh đạo sẽ không bao giờ có được những nhân
viên giỏi.
Hợp tác với các "đồng nghiệp lãnh đạo"
Một trong những thách thức lớn của nhà lãnh đạo trong tương lai là phá
bỏ những ranh giới. Nhà lãnh đạo thành công trong tương lai có thể chia
sẻ nhân lực, tài chính và ý tưởng với toàn bộ tổ chức. Hội nhập càng
ngày càng trở nên quan trọng. Trưởng các bộ phận là người hiểu điều
này hơn ai hết. Người ta nể trọng họ không chỉ vì thành công của họ ở
một bộ phận mà ở toàn bộ tổ chức. Tài chính cần được công khai để các
bộ phận kinh doanh phát triển có thể chuyển vốn cho các bộ phận đang
phát triển. Ý tưởng cũng cần chia sẻ để mọi người trong tổ chức có thể
học được từ cả thành công và sai lầm của nhau.
Thấy được những ưu thế của các giám đốc điều hành, những người đư
ợc
phỏng vấn cũng thấy một số khó khăn cùa những người lãnh đạo ở cấp
độ thấp hơn. Lãnh đạo ở tất cả các cấp độ cần phải phát triển những kỹ
năng thương thuyết và phát triển mối quan hệ cùng có lợi với các lãnh
đạo ở vị trí tương đương. Họ phải học cách chia sẻ nhân lực,
tài chính và
ý tưởng. Trong một vài trường hợp họ phải chấp nhận hy sinh một số lợi
ích trước mắt để tổ chức có thể giành được những mục tiêu dài hạn.
Trước kia rất nhiều lãnh đạo luôn cạnh tranh với những người ở vị trí
tương đương và được nể trọng vì giành thắng lợi thì trong tương lai họ

cần cộng tác với các đồng nghiệp - những người đồng thời là lãnh đạo
của những bộ phận nhỏ. Thành công c
ủa những tổ chức lớn sẽ phụ thuộc
vào những bộ phận nhỏ và phụ thuộc vào những nhà lãnh đạo có khả
năng phối hợp với lãnh đạo ở các bộ phận khác.

Nhiều người tham gia vào cuộc khảo sát này tin rằng việc phát triển
quan hệ với các "đồng nghiệp lãnh đạo" thậm chí là còn khó hơn việc
làm bạn với các giám sát viên trực tiếp.
Hợp tác với các nhà quản lý
Nhà lãnh đạo nào cũng phải có một nhà quản lý. Thay đổi vai trò lãnh
đạo nghĩa là thay đổi cả 2 chiều mối quan hệ với các nhà quản lý và
những người giám sát.
Rất nhiều nhà lãnh đạo trong tương lai sẽ hoạt động giống trưởng bộ
phận trong một tổ chức lớn chứ không phải là người điều hành của một
doanh nghiệp nhỏ. Điều này không chỉ áp dụng ở khía cạnh kinh doanh
mà cả ở khía cạnh nhân lực.

Người lãnh đạo mới của United Way - tổ chức xã h
ội nhân đạo ở Mỹ với
1.400 tổ chức thành viên, hoạt động trên 44 nước cho rằng ban lãnh đạo
trong tương lai của họ sẽ giống những đối tác dẫn đầu một mạng lưới,
chứ không phải như những nhà quản lý dẫn đầu một hệ thống.
Hãng tư vấn mà có thể xem là chuẩn mực trong việc xây dựng mối quan
hệ hợp tác với việc quản lý là Mc Kinsey & Company - công ty tư vấn
quản lý nổi tiếng. Ở Mc Kinsey, một giám đốc thường không nắm rõ về
khách hàng bằng người quản lý thấp hơn. Lãnh đạo ở tất cả các cấp bậc
được đào tạo theo quan điểm: “Khi việc điều hành của bạn không làm
hài lòng khách hàng, bạn không có cơ hội thử thách, không có quyền th


thách mà có bổn phận phải thử thách”. Triết lý này đã dạy cho các nhà
lãnh đạo ở tất cả các bộ phận có được mối quan hệ tốt và có trách nhiệm
với những nhà quản lý của họ.
Nguyệt Ánh

Theo Marshall Goldsmith

Leader - values


×