Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cac hien tuong thien nhien _ Mua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.29 KB, 3 trang )

I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên như : Gió, mây, mưa nhỏ,
mưa to, mưa đá, mưa axit, sấm chớp…
- Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa thông qua quan sát thí nghiệm sự
bốc hơi của nước.
- Trẻ thấy được ích lợi và tác hại của mưa.
- Giáo dục trẻ biết giữu gìn sức khoẻ: không chơi ngoài trời mưa, nếu cần ra
ngoài thì che dù hoặc mặc áo mưa…
II. CHUẨN BỊ :
- Đĩa VCD về các hình ảnh khi trời mưa.
- Đồ dùng thí nghiệm:
- Tivi, đầu đĩa.
- Các bài hát, đồng dao về trời mưa.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA
TRẺ
 Hoạt động 1:
1. Ổn định : Chơi trò chơi “ Trời mưa”
2. Giới thiệu: Bây giờ các con nghe cô đố xem
đây là hiện tượng gì các con nhé:
“ Từ trời tôi xuống
Tôi cho nước uống
Cho ruộng dễ cày
Cho đầy mặt sông
Cho lòng đất mát”
Đó là hiện tượng gì đó các con?
 Hoạt động 2: Trò chuyện về cảnh vật và con
người khi trời mưa.
- Các con vừa đoán về hiện tượng tự nhiên gì?
- Các con đã thấy trời mưa bao giờ chưa? Thế


các con biết gì về mưa kể cho cô và các bạn
cùng nghe nào?
- Để xem các bạn nói đúng không chúng ta
cùng xem một đoạn băng hình nhé các con!
+ Cảnh gió thổi ào ào.
+ Cảnh mây đen kéo tới.
+ Cảnh sấm sét.
+ Cảnh mưa.
- Khi trời mưa có hiện tượng gì xảy ra các
- Trẻ chơi.
- Trời mưa.
- Trẻ kể.
- Trẻ xem hình
ảnh.
con?
- Sấm sét có nguy hiểm không?
- Làm thế nào để tránh bị sét đánh?
- Vậy các con có nên chơi ngoài trời mưa
không? Vì sao?
- Nếu cần thiết phải ra ngoài vào lúc trời mưa
chúng ta phải làm gì?
Ích lợi và tác hại của mưa:
- Mưa có ích lợi gì các con?
Đúng rồi mưa là một hiện tượng tự nhiên rất
quan trọng đối với đời sống con người .Mưa làm
cây cối tươi tốt.Thời tiết mát mẻ, con người
sảng khoái.Mưa tạo thành dòng chảy như sông
ngòi, ao hồ giúp con người và mọi vật có nước
ăn uống và sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ…
- Vậy mưa có tác hại không các con?

- Nếu mưa nhiều quá sẽ như thế nào nhỉ? Các
con đã thấy hiện tượng lũ lụt xảy ra chưa? Lũ
lụt sẽ làm ngưng trể mọi việc,làm hư hỏng đồ
đạc …
- Còn nếu trời không mưa nhiều ngày thì xảy
ra hiện tượng gì các con biết không?
- Ngoài ra còn có các loại mưa khác:
+ Mưa axit : Con người sử dụng các nhiên liệu
hoá thạch thải ra oxit kết hợp với nước điều đó
dẫn đến những cơn mưa chứa đầy chất axit nên
người ta gọi là mưa axit, mưa axit làm cây cối bị
chết và rất có hại cho môi trường sống của
chúng ta.
+ Mưa đá : mưa dưới dạng cục băng hoặc hạt
băng như cục đá mình uống nước đó các con do
đối lưu cực mạnh của các đám mây gây ra và
mưa đá thường kết thúc trong vòng 5-10
phút .Mư đá có khi gây đổ nhà ,tàn phá cây cối
và thậm chí gây chết người.
 Hoạt động 3: thí nghiệm sự bốc hơi của nước
- Sấm sét.
- Không đứng
dưới gốc cây.
Không chơi đùa
ngoài mưa,nguy
hiểm.
- Mặc áo mưa
hoặc đi dù (ô).
- Lũ lụt.
- Hạn hán

và quá trình tạo thành mưa.
- Tại sao trời lại có mưa? để biết vì sao có mưa
cô và con cùng xem thí nghiệm này nhé!
+ Cô giới thiệu đồ dùng.
+ Các con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta
cho nước nóng dần lên.
Cô cho trẻ quan sát ,kết hợp hỏi trẻ giúp trẻ phát
hiện sự thay đổi của nước khi được đun nóng.
Đặc biệt giai đoạn nước bốc hơi và ngưng tụ
thành các giọt nước.
- Các con đã giải thích được tại sao trời có
mưa chưa?
- Quá trình tạo thành mưa như thế nào?
1.Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng.
2.Nước nóng bốc hơi lên gặp không khí lạnh tạo
thành mây.
3.Các đám mây ngày càng nhiều.
4.Mây nặng sà xuống thấp gặp không khí nóng
tan dần và tạo thành mưa.
 Hoạt động 4 : Trò chơi
Thi xem ai nhanh: Trẻ chia thành hai nhóm thi
đua gắn tranh và chữ số tương ứng với quá trình tạo
thành mưa.
- Cho trẻ chơi lần 1 : gắn tranh vào số có sẵn
- Chơi lần 2 : Gắn số theo tranh cho sẵn.
 Hoạt động 5: Củng cố
- Cho trẻ nhắc lại tên đề tài.
* Kết thúc : Hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trẻ trả lời theo
sự nhận biết của

trẻ.
- Trẻ chơi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×