Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.53 KB, 2 trang )
Thuốc điều trị lỵ trực khuẩn
Bệnh lỵ do trực khuẩn lỵ Shigella gây ra, lây trực tiếp từ người sang người hoặc gián tiếp
qua bàn tay người nấu nướng, qua đường ăn uống. Do vậy, bệnh thường lây cho những
người trong gia đình, trong thôn xóm và xuyên suốt từ vụ này sang vụ khác, có khi phát
thành dịch .
Thuốc chữa lỵ có 3 nhóm:
Thuốc kìm hãm vi khuẩn gây bệnh:
- Nhóm thuốc cũ (bactrim, tetracyclin, clorocid):
Nhóm này đã bị Shigella kháng rất cao (bactrim:
81%, tetracyclin: 91,2% clorocid: 93,4%), hiệu quả
chữa bệnh kém. Nhóm có một số tính độc: bactrim
gây bí đái, hại thận; tetracyclin làm hỏng men răng
trẻ dưới 12 tuổi ; clorocid gây hại tuỷ xương làm
thiếu máu Mặc dù thuốc rất sẵn nhưng hiện nay ít
được dùng.
- Nhóm thuốc mới (acid nalidixic, ciprofloxacin, ofloxacin): Hiệu quả chữa bệnh cao, rút
ngắn được khoảng một nửa số ngày dùng thuốc (so với dùng nhóm thuốc cũ). Nay do ta
bào chế được, giá thành không còn cao, tuyến y tế cơ sở có bác sĩ (hoặc y sĩ) hướng dẫn
nên việc dùng thuận tiện và phổ biến hơn trước.
Chú ý: Không dùng acid nalidixic cho người có thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, không dùng
ciprofloxacin cho trẻ dưới 16 tuổi (vì thuốc gây hại các khớp xương chịu lực), không
dùng cho người có thai, cho con bú (vì chưa có đầy đủ thông tin về sự bài tiết thuốc qua
sữa và tính độc với thai). Không nên dùng acid nalidixic, ciprofloxacin cho người suy
thận, suy gan, người động kinh. Không dùng cùng lúc các thuốc này với thuốc chống
đông máu, thuốc chống động kinh (vì sẽ gây các tương tác bất lợi).
- Nhóm chiết xuất từ dược liệu: Từ dây vàng đắng chiết ra beberin, đóng viên 50mg. Liều
cho người lớn: mỗi lần 4 - 5 viên hoặc đến 10 viên, mỗi ngày 2 lần. Nếu uống liều cao,