Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Không nên lạm dụng prednisolon trong sốc phản vệ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.74 KB, 3 trang )

Không nên lạm dụng prednisolon
trong sốc phản vệ


Hiện nay khi bị sốt cao hoặc đơn giản chỉ để bổ sung đạm, vitamin nhiều người
vẫn có thói quen truyền dịch ngay tại nhà. Để tránh bị sốc phản vệ có người dùng
corticoid cụ thể là dùng prednisolon (deprsolon 30mg), methylprednisolon
(solumedrol 40mg) chống sốc phản vệ (SPV), có người còn cho sẵn chúng vào dịch
truyền nhằm phòng SPV. Chưa nói tới những nguy cơ có thể xảy đến do truyền dịch
tại nhà. Trong bài này hãy bàn tới việc dùng thuốc như vậy có đúng không?
SPV là một xung đột giữa kháng nguyên và kháng thể với sự giải phóng histamin từ
dưỡng bào và bạch cầu ưa base, được chia thành 4 giai đoạn:
- Dấu hiệu da niêm mạc;
- Dấu hiệu tim mạch vừa phải;
- Sốc, co thắt phế quản;
- Ngừng tim, ngừng thở.
Trong truyền dịch hay tiêm thuốc, SPV thường chuyển rất nhanh vào giai đoạn sốc, co
thắt phế quản. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ chuyển ngay sang giai đoạn ngừng tim,
ngừng thở, chuyển sang SPV thì hai (SPV chậm ở thì 2) gây tử vong.

Bình thường, con người vốn có hormon glucocorticoid (cortisol) có tính miễn dịch, giúp
cơ thể thích ứng khi gặp sự thay đổi môi trường, dị nguyên (kể cả dịch truyền, thuốc
tiêm). Nếu cơ thể đủ hormon glucocorticoid tạo ra sự thích ứng ấy (nghĩa là không xảy ra
dị ứng) thì việc dùng trước prednisolon nhằm dự phòng SPV là không cần thiết.
Prednisolon chống dị ứng theo cơ chế điều biến các phản ứng dị ứng đến chậm và để
tránh hiện tượng bật trở lại; thời gian có hiệu lực chậm, khoảng từ 2 - 4 giờ sau khi dùng,
nên dùng prednisolon không thể giải quyết kịp thời các triệu chứng của SPV. Chẳng hạn
sốc phản vệ gây tụt huyết áp, trụy tim mạch, prednisolon tuy có tính năng chuyển hóa
đường làm tăng đường huyết, tăng huyết áp nhưng diễn ra chậm, không thể chống lại
ngay được sự tụt huyết áp, trụy mạch; SPV phản vệ dễ chuyển sang giai đoạn nặng, tăng
nguy cơ chuyển sang SPV hai thì (SPV xảy ra chậm ở thì 2), gây tử vong.


Như vậy, không thể dùng prednisolon dự phòng và khi SPV xảy ra thì prednisolon
không phải là lựa chọn đầu tiên.
Khi sốc phản vệ xảy ra (thường ở giai đoạn 2 trở đi) thì chỉ định bắt buộc và lựa chọn
đầu tiên epinephrin (adrenalin).

Tiêm bắp ngay lập tức ephinephrin làm tăng cơ hội sống cho người bệnh dù chỉ một liều
nhỏ (0,3mg). Việc không tiêm bắp ngay lập tức epinephrin làm tăng nguy cơ SPV hai thì
(tức là sẽ xảy ra SPV chậm, ở thì 2), dẫn tới tử vong. Có thể dùng tiêm bắp ephinephrin ở
đùi hay tiêm mạch, theo cách chuẩn độ từng 0,1mg cho đến khi mất hết các triệu chứng
lâm sàng do histamin gây ra. Tiêm bắp ít có nguy cơ nguy hiểm như tiêm tĩnh mạch. Chỉ
tiêm tĩnh mạch khi thật cần thiết bởi các kỹ thuật viên thành thạo.
Nhằm giúp việc tính toán dễ dàng, nồng độ thuốc thường ghi epinephrin 1mg/ml mà
không ghi theo phần trăm, phần ngàn. Ở các nước, thường bán rộng rãi bơm tiêm
epinephrin tự động nhằm giúp người bệnh trong cộng đồng dùng sớm, an toàn. Hạn chế
của loại này là chỉ có một liều nạp sẵn.
Ds. Bùi Văn Uy

×