Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thuốc điều trị viêm mũi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.4 KB, 3 trang )

Thuốc điều trị viêm mũi

Nguyên tắc chung trong điều trị các loại viêm mũi là tránh tối đa việc tiếp xúc với
các yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng, điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu (với viêm mũi
dị ứng) và dùng các thuốc để giảm triệu chứng hoặc ức chế quá trình viêm.
Viêm mũi là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng viêm và kích ứng niêm mạc mũi do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi bao gồm: chảy
nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi và ngạt mũi, gây ra do đáp ứng tự nhiên của mũi với tình
trạng viêm và kích ứng niêm mạc mũi. Các dạng viêm mũi:
- Viêm mũi dị ứng (có 2 dạng cơ bản là viêm mũi theo mùa và quanh năm).
- Viêm mũi do nhiễm trùng là dạng viêm mũi cấp tính thường gặp nhất, thường kéo dài
trong 3- 7 ngày và chủ yếu do các loại virut (thường được gọi là cảm) gây ra.
Bên cạnh dị ứng và nhiễm trùng, viêm mũi còn có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác
như tắc nghẽn cơ học, do thuốc, hoá chất, thay đổi nhiệt độ môi trường, các yếu tố vật lý,
là triệu chứng của một số bệnh nội tiết như suy giáp hoặc xuất hiện trong thời kỳ thai
nghén.
- Viêm mũi kích ứng (còn gọi là viêm mũi vận mạch) là một dạng viêm mũi mạn tính
không rõ nguyên nhân với các triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng, xuất hiện sau
khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích từ môi trường như khói thuốc lá, mùi thơm, các
chất tẩy rửa, chất sát trùng, ô nhiễm môi trường, gia vị nấu ăn, đồ uống có gas, thay đổi
nhiệt độ môi trường đột ngột hoặc sau dùng một số loại thuốc

Phấn hoa là một nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.
Thuốc cũng gây viêm mũi
Một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây ra hiện tượng viêm mũi bao gồm aspirin, viên
tránh thai và các chế phẩm nội tiết tố nữ, một số nhóm thuốc hạ huyết áp (như nhóm chẹn
alpha giao cảm: dosazosin, terazosin) và đặc biệt là các thuốc co mạch tại chỗ như
naphazoline, xylomethazoline Các thuốc co mạch này có tác dụng tốt với triệu chứng
ngạt mũi, nhưng nếu dùng kéo dài liên tục trong một vài tuần, người bệnh sẽ bị lệ thuộc
vào thuốc, tình trạng ngạt mũi sẽ xuất hiện trở lại ngay khi ngưng dùng thuốc và dùng lại
thuốc là cách duy nhất để giảm ngạt mũi. Khi dùng liên tục kéo dài, cường độ và thời


gian tác dụng của thuốc cũng sẽ bị giảm dần và các cấu trúc của mũi có thể bị phá hủy
vĩnh viễn. Cocaine cũng có thể gây ra tình trạng viêm mũi tương tự hoặc thậm chí nặng
hơn so với các thuốc co mạch tại chỗ.
Dùng thuốc nào điều trị?
Các thuốc kháng histamin như loratadine, fexofenadine thường được sử dụng để điều
trị triệu chứng ở các bệnh nhân viêm mũi dị ứng và một số trường hợp viêm mũi cấp tính
do virut, thuốc có tác dụng tốt với các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi và chảy mũi, kém
tác dụng hơn với triệu chứng ngạt mũi. Cần lưu ý tác dụng phụ gây buồn ngủ và khô
miệng của các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorpheniramine Một số thuốc
kháng histamin thế hệ 2 như azelastine có thể dùng dưới dạng xịt mũi trong điều trị viêm
mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch, tác dụng tương đương với đường uống nhưng khởi
phát nhanh hơn.
Các thuốc co mạch cũng thường được dùng phối hợp với thuốc kháng histamin trong
điều trị viêm mũi do tất cả các nguyên nhân, cả dị ứng và không dị ứng, để giảm nhanh
triệu chứng ngạt mũi. Các thuốc này có thể dùng đường uống (như phenylephrine,
pseudoephedrine) hoặc xịt tại chỗ (như xylomethazoline, ephedrine). Cần lưu ý, hạn chế
sử dụng các thuốc co mạch xịt tại chỗ trong 3-5 ngày để tránh tình trạng viêm mũi do
thuốc. Các thuốc co mạch đường uống có thể gây tăng huyết áp, mất ngủ, lo âu, chán ăn
và bí tiểu ở nam giới, do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai, những
bệnh nhân có tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, cường giáp và phì đại tuyến tiền liệt.
Gần đây, một số dẫn xuất kháng cholinergic dạng xịt như ipratropium và tiotropium cũng
được sử dụng rất có hiệu quả để giảm triệu chứng chảy nước mũi trong viêm mũi do tất
cả các nguyên nhân, đặc biệt là viêm mũi dị ứng và viêm mũi do virut, thuốc không có
tác dụng với các triệu chứng khác của viêm mũi. Tác dụng phụ có thể gặp là gây khô
mũi. Các thuốc kháng leukotriene đường uống như montelukast gần đây cũng được
chứng minh là có hiệu quả trong điều trị dài hạn viêm mũi dị ứng, đặc biệt là viêm mũi
có kết hợp với hen và viêm mũi ở trẻ em.
Các nhóm thuốc chống viêm như cromolyn và corticosteroid xịt mũi có hiệu quả tốt trong
điều trị kiểm soát dài hạn viêm mũi dị ứng, riêng corticosteroid xịt còn có hiệu quả với
một số thể viêm mũi không do dị ứng như viêm mũi vận mạch, viêm mũi quá phát Các

thuốc kháng sinh như cefuroxime, azithromycin chỉ nên dùng khi có tình trạng viêm mũi
do vi khuẩn, tránh dùng bao vây trong các trường hợp viêm mũi do virut để tránh nguy
cơ kháng thuốc.
BS. Nguyễn Trường


×