Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.16 KB, 4 trang )

Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và
kiên trì khi dùng thuốc

Vảy nến là bệnh tăng sinh da lành tính, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuổi
thọ, song ảnh hưởng tới sinh hoạt, thẩm mỹ, tâm lý. Bệnh mạn tính suốt đời, có các
đợt bùng phát mạnh, xen kẽ các đợt thuyên giảm. Bệnh không chữa khỏi, nhưng
nếu dùng thuốc đúng cách sẽ giảm triệu chứng, giảm tái phát và có thời gian ổn
định kéo dài.
Đặc điểm của bệnh
Bệnh vảy nến (psoriasis) gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều ở tuổi đôi mươi, có khi ở tuổi dưới 10
hay trên 50. Nam hay nữ đều mắc. Ở nữ mang thai, bệnh có thể nặng hơn, dễ bùng phát
đợt mới hơn; thêm nữa, nữ thường mặc cảm về thẩm mỹ nhiều hơn, nôn nóng chữa
không đúng, có khi làm nặng thêm.
Biểu hiện bệnh dễ nhận biết. Khởi phát ở bất cứ vị trí nào, có nhiều người khởi phát ở da
đầu phía sau, tồn tại ở đó suốt đời hoặc rất nhiều năm, rồi lan ra toàn thân. Da đầu bị đỏ ở
một hay nhiều đám rồi dày lên, hình thành vảy hết lớp này đến lớp khác. Vảy khô không
bết dính, tóc vẫn mọc xuyên qua vảy, nhiều lớp xếp chồng lên nhau, cứ lớp vảy này bong
ra thì lớp khác xuất hiện, có giới hạn rõ, làm thành gờ trên mặt da màu hồng hoa đào hay
đỏ thẫm. Sẩn có kích thước rất nhỏ từ các chấm giọt (khoảng 0,2 - 1cm) đến thành các
mảng lớn, có khi bao phủ toàn bộ cơ thể. Trên bề mặt sẩn có vảy da trắng như khảm xà
cừ. Nếu cạo thấy vảy bong ra từng lớp, dưới cùng là nền da đỏ hồng, rớm các giọt máu
nhỏ li ti. Một điểm nữa dễ nhận biết là các tổn thương có vị trí đối xứng ở hai bên cơ thể,
hiếm khi xảy ra ở da mặt. Ngoài thể vảy nến thông thường, còn có thể khác như: thể giọt,
thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân, thể mủ, thể móng - khớp, thể gây viêm đầu chi liên
tục.

Ảnh minh họa
Nguyên nhân bệnh đến nay chưa hoàn toàn sáng tỏ. Trong số các yếu tố gây bệnh, nhận
thấy có yếu tố di truyền. Nếu chỉ có cha hay chỉ có mẹ bị bệnh thì chỉ có 8%, còn nếu cả
cha hay mẹ bị bệnh thì có tới 41% con có thể bị mắc. So với các bệnh có yếu tố di truyền
khác, thì tỷ này không phải cao. Không vì lý do này mà dấu giếm không chữa. Ngay các


nước Âu - Mỹ, tỷ lệ mắc chiếm tới 1 - 2% dân số, vẫn chữa như những bệnh thông
thường khác. Bình tĩnh, không mặc cảm, không nôn nóng, sẽ có nhiều ích lợi trong chữa
bệnh, phòng tái phát.
Một số thuốc thường dùng
Mỡ goudron, mỡ anthracin: là loại cổ điển. Có hiệu quả khá. Kích thích da, làm cho da bị
đen. Nay ít dùng.
Mỡ hay cream corticoid: nếu tổn thương trên da đầu có thể bôi cream hay bôi lotion
beprosalic (chứa betamethason, salycilic acid) chống viêm và bong vảy nhẹ, không làm
nhờn da. Nếu tổn thương da ở mình hay tay chân thì chọn dùng một trong các loại steroid
như: beprosalic, lorinden A, diprosalic, daivonex. Mỡ hay cream corticoid có hiệu quả
không bền vững, các triệu chứng xuất hiện lại ngay sau khi ngừng dùng. Nếu dùng liên
tục, sẽ bị hại da. Nhiều thầy thuốc không thích. Người bệnh ngại đi khám, tự ý dùng hay
dùng kéo dài nên bị tai biến da (mất sức đề kháng của da, dễ bị nhiễm khuẩn, nhăn da,
teo da). Có thể dùng thuốc uống hay thuốc tiêm corticoid, có hiệu quả cao hơn song có
nhiều tác hại hơn (bị ứ nước, suy thận), không thể dùng lâu dài vì gây tai biến.
Thuốc uống methotrexat: vốn là thuốc chữa ung thư, được dùng uống chữa bệnh vảy nến.
Có tác dụng gián phân. Thuốc gây độc cho gan. Nếu dùng liều cao và/hoặc kéo dài sẽ gây
xơ gan. Ngay người bình thường, khi dùng thuốc này cũng có thể bị mỏi mệt, nhức đầu,
rụng tóc. Dùng liều cao và/ hoặc kéo dài, các tác hại này càng nặng hơn. Giá thành thấp
nên thích hợp với một số người.
Thuốc uống dẫn xuất của vitamin A: hay dùng là biệt dược etretinate, acitretin. Có hiệu
quả cao nhưng có thể gâydị dạng thai, gây khô niêm mạc, mắt, mũi,môi, gây tróc da ở
lòng bàn tay lòng bànchân, làm rụng tóc, tăng lipid máu. Muốndùng phải thử chắc chắn
không có thai.Trong thời gian trước và sau khi dùng thuốcmột tháng phải dùng các biện
pháp tránhthai hữu hiệu.
Thuốc uống ức chế miễn dịch: vốn là các thuốc chống thải loại cơ quan ghép. Không phải
dùng mọi thuốc ức chế miễn dịch, mà có chọn lọc. Hay dùng thuốc ức chế miễn dịch
ciclosporin. Thuốc này không gây suy giảm hệ miễn dịch đặc hiệu, không ức chế hoạt
động tủy xương, làm giảm nhanh độ nặng và diện tích vùng da bị tổn thương, nhưng ảnh
hưởng đến huyết áp, creatinin huyết (cần theo dõi). Thuốc có thể gây ức chế hấp thu tự

nhiên, ức chế miễn dịch của thai, không dùng cho người có thai.
Thuốc uống kết hợp chiếu tia tử ngoại: dùng thuốc uống gây cảm ứng với ánh nắng (như
psoralen) kết hợp chiếu tia tử ngoại nhóm A (có bước sóng 320 - 400 nanomet). Có hiệu
quả tốt. Tuy không gây cháy da như tia tử ngoại nhóm B (có bước sóng 290 - 320
nanomet) song chiếu tia tử ngoại nhóm A lâu dài cũng làm đỏ da, ngứa da, thúc đẩy lão
hóa da, làm cườm mắt, đặc biệt gây ung thư da. Dùng cách này tốn kém, mất nhiều thời
gian.
Trong các độc tính chung, có một số độc tính gây bất lợi nhiều hơn cho nữ như tàn phá
da (các loại corticoid) có hại cho thai (vitamin A, thuốc ức chế miễn dịch), vì vậy, có
những thuốc không nên dùng cho người có thai. Tuy là bệnh dễ nhận biết nhưng trong
mọi trường hợp cần phải khám tại chuyên khoa da liễu, thầy thuốc sẽ cân nhắc, cho dùng
loại thuốc có lợi nhất. Khi chữa đã đến mức ổn định (tạm chấp nhận được) thầy thuốc cho
ngừng dùng. Khi bệnh tái phát trở lại, tùy theo tình trạng người bệnh và bệnh cảnh lúc ấy,
thầy thuốc cho dùng thuốc trở lại, có khi không phải là thứ thuốc đã cho lần trước. Không
vì mong muốn chữa khỏi mà tự ý dùng kéo dài hay ngại đi khám mà dùng theo đơn cũ.
Hai điều này đều nguy hiểm.
Ngoài ra, ở một số người, có khi da đầu bị tổn thương sớm nhất, vảy nến bong ra gây
ngứa khó chịu, nhầm là gầu. Ơ một số người có thể tổn thương móng, móng bị tách, sùi,
dễ gãy, nhầm với nấm móng. Do không đi khám, nhầm lẫn bệnh, nên dẫn đến dùng thuốc
trị gàu, trị nấm sẽ không đỡ, mà có hại. Các sang chấn tâm lý (stress), nhiễm khuẩn do
gãi, chà xát mạnh sẽ làm cho bệnh nặng thêm, cần tránh.
DS.CKII. BÙI VĂN UY

×