Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 4 trang )

Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát

Do đặc thù bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên, tổn
thương nhiều vị trí, có thể có những biến chứng ảnh hưởng xấu đến việc học tập, sinh
hoạt của trẻ nên việc điều trị cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như thấp
khớp học, nhi khoa, phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý kết hợp với sự chăm sóc của
gia đình và hỗ trợ của nhà trường
Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt nhằm hạn chế
đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp, tối ưu hóa các vận
động khớp nhằm đạt tới chức năng khớp bình thường cho bệnh nhân. Điều trị bao gồm
các biện pháp không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc và các biện pháp điều trị ngoại
khoa.
Các biện pháp không dùng thuốc:
Vật lý trị liệu nhằm duy trì đến mức tối đa tầm vận động của khớp, tránh cứng khớp, dính
khớp. Có thể dùng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tập các
bài tập phục hồi chức năng vận động khớp Tuy nhiên, trong thời gian đau nhiều có thể
tạm thời bất động khớp nhưng cần lựa chọn tư thế sao cho giữ được biên độ vận động lớn
nhất.
Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày của trẻ như khuyến khích trẻ tham gia các
hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên
trong những đợt tiến triển nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có
giấc ngủ đầy đủ.
Các biện pháp dùng thuốc bao gồm 3 nhóm thuốc chính: thuốc giảm đau thông thường,
thuốc chống viêm giảm đau và các thuốc điều trị cơ bản tức thuốc tác động vào hệ thống
miễn dịch của cơ thể nhằm làm giảm, khống chế quá trình viêm khớp.
Thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol đơn thuần hay phối hợp với codein.

Các vị trí khớp lớn trong cơ thể.
Thuốc chống viêm giảm đau bao gồm thuốc chống viêm giảm đau không steroid
(NSAIDs) và steroid. Hầu hết trẻ đáp ứng tốt với nhóm thuốc NSAIDs như aspirin,
ibuprofen, naproxen, hoặc các thuốc thế hệ mới hơn như diclofenac, meloxicam,


celecoxib. Chú ý các tác dụng phụ của nhóm thuốc này, đặc biệt tác dụng độc trên đường
tiêu hóa, độc cho gan thận. Thuốc chống viêm nhóm corticosteroid cũng là một nhóm
thuốc quan trọng, thường được chỉ định trong các đợt tiến triển của bệnh khi sưng đau
nhiều khớp hoặc khi viêm khớp thiếu niên tự phát có tổn thương nội tạng. Thuốc thường
được sử dụng trong thời gian ngắn, thường là prednisolone hoặc các thuốc cùng nhóm
khác, dùng một lần vào buổi sáng, đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Thường khi
kiểm soát tốt tình trạng viêm cần giảm liều nhanh, chuyển sang thuốc NSAIDs. Chú ý
thuốc khi dùng kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ toàn thân, thậm chí gây ảnh hưởng
đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Một dạng khác của nhóm corticosteroid là
tiêm vào khớp hoặc phần mềm cạnh khớp, được chỉ định trong thể viêm một hoặc vài
khớp hoặc trong các thể có viêm điểm bám tận mà đáp ứng kém với điều trị toàn thân.
Chú ý chỉ định tiêm khớp bởi các bác sĩ đào tạo sâu về chuyên ngành cơ xương khớp và
cần đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối.
Thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là thuốc thay đổi cơ địa, thuốc điều trị cơ bản tác dụng
chậm do thuốc không có tác dụng ngay khi điều trị mà thường chỉ có tác dụng sau vài
tuần đến vài tháng. Tùy vào thể bệnh mà nhóm thuốc này thường được khuyến cáo sử
dụng ngay từ giai đoạn sớm của bệnh. Một số thuốc trong nhóm như methotrexat,
salazopyrin, thuốc chống sốt rét tổng hợp Methotrexat là thuốc được dùng phổ biến
nhất trong điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát. Chú ý bổ sung acid folic với liều từ 5-
10mg/tuần nhằm hạn chế các tác dụng phụ của methotrexat, đặc biệt là tác dụng phụ gây
tăng men gan. Một số tác dụng phụ khác như xơ phổi, tổn thương gan, thận có thể nặng
nề nên cần phải theo dõi sát sao. Thuốc chống sốt rét tổng hợp như chloroquin hay
hydroxychloroquin là thuốc có tác dụng điều trị tốt với thể tổn thương da hay viêm một
hoặc vài khớp. Các tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn tiêu hóa, nổi ban, suy tủy
xương, tổn thương mắt đặc biệt tổn thương võng mạc không hồi phục có thể gây mù. Vì
vậy, cần theo dõi biến chứng trong quá trình điều trị như kiểm tra mắt mỗi 4 – 6 tháng
một lần nhằm kiểm tra màu sắc, thị lực, thị trường; làm xét nghiệm công thức máu, xét
nghiệm men gan, thậm chí sinh thiết gan để đánh giá tình trạng viêm gan do thuốc Một
thuốc khác là sulphasalazine được lựa chọn đầu tay trong những trường hợp viêm khớp
có HLA B27 dương tính (viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm nhiều điểm bám tận hay

thể viêm cột sống dính khớp). Thuốc có những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, loét
họng, giảm bạch cầu trung tính. Các tác dụng phụ hiếm gặp là giảm tiểu cầu hay giảm cả
ba dòng, tổn thương gan, phổi. Khi dùng thuốc cần theo dõi công thức máu, men gan,
tổng phân tích nước tiểu hàng tuần cho đến khi đạt được liều duy trì, sau đó kiểm tra
hàng tháng. Một số thuốc khác hiện ít được sử dụng như D- penicillamine, muối vàng,
cyclophosphamid, cyclosporin A Ngày nay, một số thuốc mới được đưa vào sử dụng và
cho những hiệu quả tốt như etanercept, infliximab: đây là những thuốc tác nhân sinh học
có tác dụng chẹn các cơ quan thụ cảm của yếu tố hoại tử u (TNFa) không cho chúng
tương tác với các TNF trên tế bào bề mặt từ đó cắt đứt quá trình viêm. Thuốc đang được
nghiên cứu sử dụng điều trị cho trẻ em bị viêm khớp nặng và không đáp ứng điều trị với
methotrexate. Thuốc chứng tỏ có hiệu quả cao đối với những trường hợp viêm khớp có
tổn thương nội tạng. Tác dụng phụ hay gặp là nhiễm trùng nặng, một số trường hợp có
thể gây ung thư. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác như truyền tĩnh mạch
globulin miễn dịch, dùng kháng thể đơn dòng, kháng cytokin đang được nghiên cứu để
ứng dụng điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát.
Các biện pháp điều trị ngoại khoa như nội soi khớp, rửa khớp, cắt bỏ màng hoạt dịch
được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp kéo dài, không đáp ứng với các
phương pháp điều trị khác đặc biệt là những khớp trung bình và lớn như khớp gối, khớp
vai. Thay khớp một phần hay toàn bộ nhằm giảm đau, gỡ dính khớp tránh tình trạng bất
động kéo dài do khớp bị tổn thương nặng. Chủ yếu là thay khớp gối và khớp háng.
Ths. Bùi Hải Bình

×