Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm gì khi vi khuẩn “quay lưng” lại với kháng sinh? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.82 KB, 4 trang )

Làm gì khi vi khuẩn “quay lưng” lại
với kháng sinh?

Kháng sinh là một vũ khí quan trọng của con người để chống lại các vi sinh vật gây bệnh.
Nhưng sau một thời gian sử dụng đã xuất hiện các chủng vi khuẩn “quay lưng” lại với
kháng sinh mà trước đó các chủng vi khuẩn này vẫn còn nhạy cảm với thuốc.
Vi khuẩn đề kháng với thuốc như thế nào?
Từ 1960, người ta đã phát hiện ra rằng vi khuẩn có thể truyền sức đề kháng với kháng
sinh từ chủng này sang chủng khác, cùng giống hoặc khác giống. Khả năng này làm tăng
nhanh các chủng vi khuẩn có tính kháng kháng sinh và làm cho nhiều loại kháng sinh mất
dần hiệu lực. Người ta thấy có hai hình thức đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn, đó là:
+ Sự biến dị của vi khuẩn: Đây là sự biến dị tự nhiên xảy ra ở trong nhiễm sắc thể của vi
khuẩn. Do biến đổi trong cấu trúc của ADN đã làm thay đổi cấu trúc các phân tử protein
hoặc enzym mà chúng tổng hợp ra. Nếu các phân tử này là đích tác dụng của một kháng
sinh nào đó thì làm cho kháng sinh này không còn tác dụng nữa vì bị mất đích tác dụng
và vi khuẩn đã trở thành đề kháng với kháng sinh đó. Tần số biến dị đối với một vi khuẩn
và với một hệ vi khuẩn là 1/1010 dân số vi khuẩn. Vi khuẩn có sức đề kháng với kháng
sinh do biến dị có thể truyền lại cho thế hệ sau. Người ta gọi sức đề kháng này là vững
bền và không phải do kháng sinh gây ra, nhưng sự tồn tại của các chủng vi khuẩn này lại
có vai trò chọn lọc của kháng sinh.

Sơ đồ kháng thuốc của vi khuẩn.
+ Sự đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: Hình thức đề kháng này là vi khuẩn sản sinh ra một
enzym phá huỷ kháng sinh. Từ 1958, Jacob và Wollman thấy vi khuẩn có các cấu trúc
ADN nằm ngoài nhân và sao chép độc lập với nhân, gọi là episom. Episom có hai vị trí,
một ở ngoài nhiễm sắc thể và một sát nhập vào nhiễm sắc thể. Các episom không bao giờ
sáp nhập vào nhiễm sắc thể được gọi là plasmid. Sự sản sinh ra các enzym phá hủy kháng
sinh do các plasmid này phụ trách. Bản chất các plasmid là các mảnh ADN (được giả
thiết là hình vòng, không liên hợp với nhiễm sắc thể) phân bố tự do trong bào tương.
Trong quần thể vi khuẩn, các plasmid được truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác
theo kiểu thực bào, bơm do thực khuẩn thể (phagiơ) hoặc hợp nhất hai vi khuẩn. Các


plasmid sản xuất ra các enzym phân huỷ kháng sinh có thể được truyền từ các vi khuẩn
kháng thuốc tự nhiên, trong đó có cả các chủng vi khuẩn không gây bệnh, sang vi khuẩn
gây bệnh theo 3 cơ chế trên, làm số lượng vi khuẩn kháng thuốc tăng nhanh.
Có thể dẫn ra một số ví dụ: Người ta đã phát hiện ra một số chủng vi khuẩn có sức đề
kháng với sulphamid ngay khi mới phát hiện được thuốc này. Enzym bêta-Lactamase do
vi khuẩn sản xuất ra có tác dụng thuỷ phân vòng bêta-Lactam của kháng sinh nhóm bêta-
Lactamin (penicillin, ampicilin ). Chloramphenicol bị phá huỷ bởi enzym acetylase do
tụ cầu và Enterobacteriace có mang các plasmid sản xuất các enzym này tiết ra.
Streptomycin và kanamycin bị phá huỷ do các enzym phosphorylase hoặc acetylase do
một số loài vi khuẩn tiết ra.
Do tính kháng kháng sinh của vi khuẩn mà người ta đang cố gắng tìm ra các kháng sinh
mới với những đặc tính mới như: có hoạt lực đối với các vi khuẩn mà từ trước tới nay
không có kháng sinh nào có; Có tác dụng đối với vi khuẩn với nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) thấp; Có dược động học tốt hơn trong cơ thể và ít độc tính hơn
Cách nào để phòng?
Đến nay đã có trên 1.000 loại kháng sinh bán ra trên thị trường toàn thế giới. Nhưng sự
xuất hiện tính kháng lại kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh cho người, chủ yếu lại là do
con người đã lạm dụng kháng sinh trong điều trị và phòng bệnh, trong đó phải tính đến cả
việc sử dụng kháng sinh cho súc vật. Sử dụng kháng sinh không hợp lý đã gây tích luỹ
chọn lọc các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Các chủng vi khuẩn này lại có thể truyền
plasmid sang các chủng vi khuẩn gây bệnh cho người hoặc sang các vi khuẩn cộng sinh ở
người để sau đó lại được truyền sang các vi khuẩn gây bệnh, làm cho các chủng vi khuẩn
kháng lại kháng sinh tăng nhanh. Vì vậy, sử dụng kháng sinh hợp lý luôn là một vấn đề
thời sự.

Như thế nào là sử dụng kháng sinh hợp lý?
Câu trả lời là khi sử dụng kháng sinh, chúng ta cần tuân theo các
nguyên tắc sau đây:
+ Kháng sinh được dùng phải là kháng sinh mà vi khuẩn gây bệnh còn
nhạy cảm (cần điều trị theo chỉ dẫn của kháng sinh đồ).

+ Nên chọn các kháng sinh có phổ tác dụng hẹp nhất, hạn chế sử dụng
các kháng sinh có phổ tác dụng rộng.
+ Kháng sinh phải được dùng với liều lượng và cách dùng thích hợp
tuỳ theo bệnh và người bệnh.
+ Khoảng thời gian dùng kháng sinh cần càng ngắn càng tốt, nhưng
phải đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh, do đó thường phải dùng thêm
2 - 3 ngày sau khi hết triệu chứng nhiễm khuẩn.
+ Phối hợp kháng sinh cần tuân theo nguyên tắc sau: có hai nhóm
kháng sinh, nhóm có tác dụng diệt khuẩn và nhóm có tác dụng kìm
hãm sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn. Chỉ được phối hợp các
kháng sinh trong cùng một nhóm, không được phối hợp hai kháng sinh
khác nhóm.
Việc sử dụng kháng sinh hợp lý phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng
chính xác và rất cần thiết phải dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh để
định rõ bản chất của vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của nó với
kháng sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần điều trị ngay,
trước khi phân lập được vi khuẩn thì phải dựa vào kinh nghiệm và sự
hiểu biết về tính nhạy cảm phổ biến đối với kháng sinh của vi khuẩn
gây ra bệnh của bệnh nhân. Vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của
việc sử dụng kháng sinh hợp lý, chúng ta không nên tự ý sử dụng
kháng sinh khi có triệu chứng nhiễm khuẩn, mà cần tới bác sĩ để khám
và được hướng dẫn cụ thể.
PGS.TS.BS. Hà Hoàng Kiệm

×