Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BẢN TIÊU CHUẨN GIỐNG GÀ TRE KIỂNG TÂN CHÂU pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.03 KB, 7 trang )

BẢN TIÊU CHUẨN GIỐNG GÀ TRE KIỂNG TÂN CHÂU
Mô tả chung
Là một giống gà tre nhỏ, có nguồn gốc từ vùng rừng núi An Giang. Ban đầu được
những cư dân mới vùng này nói chung và dân Tân Châu nói riêng thuần dưỡng, Tân
Châu là địa phương phát triển giống gà kiểng này trước tiên. Sau đó được giới chơi gà
kiểng Long Xuyên và các địa phương khác trong tỉnh cùng nuôi dưỡng, lai tạo
và phát triển để có được giống gà tre khá thuần chủng hiện nay. Do có nhiều đặc
điểm đặc thù so với các giống gà tre khác, nên giới gà kiểng An Giang đã đặt thêm địa
danh Tân Châu vào để phân biệt với các giống gà tre nhỏ vùng khác.
Nhìn thoáng qua gà tre Tân Châu có dáng hình nhỏ nhắn, dể thương, mạnh khỏe; bộ
lông dày, bóng; đầu, thân, đuôi thon dài, lông mã dài, tiếng gáy không vang, hơi gáy
ngắn .
Con trống trưởng thành trọng lượng không quá 900g, con mái không quá 600g
Tính năng chủ yếu dùng làm gà kiểng.
1. Tính khí
Thân thiện với người, con trống có tính phân chia vùng lãnh thổ, không hung hãn,
nhưng có tính hiếu chiến khi giáp mặt nhau.
2. Đầu
Đầu nhỏ gọn, có 2 loại mồng là mồng dâu và mồng trích, mắt sáng lanh lợi, thường có
râu, mỏ ngắn, hai tích nhỏ chiều dài tích không quá 1.5cm.
3. Đuôi
Lông đuôi nhiều, phân bố thành nhiều lớp, tối thiểu là 3 lớp, đuôi dài, bản đuôi khá
rộng, cong xuống mặt đất (phụng vỹ), hướng đuôi từ phao câu lệch không quá 45 độ
so với phương ngang, lông đuôi cao không vượt quá đầu.
4. Thân
Thân tương đối ngắn, ngực rộng, thịt hồng hào, hướng từ ức xuống chân dốc tối đa 45
độ so với phương ngang.
Cánh có khuynh hướng khuỳnh ra, dài ko quá thân, cánh che ít nhất 2/3 cẳng chân
tính từ trên xuống (ở trạng thái bình thường đối với gà trưởng thành).
5. Chân
Chân hơi vuông, vảy đều đặn, có độ cao vừa , chiều dài cẳng chân ngắn hơn chiều dài


xương đùi (tỷ lệ hai xương cẳng chân và xương đùi từ 6:10 – 8:10 .không chấp nhận
những con dưới tỷ lệ này, hoặc trên). Có 4 ngón chân , 3 ngón phía trước dài ,và 1
ngón phía sau ngắn tạo thành thế đứng vững chắc. Chấp nhận tất cả màu chân.
6. Lông
Mịn màng, bóng, che kín toàn thân, chia làm 3 phần :
• Lông thân: mịn, dày, ôm sát thân
• Lông cổ: dày, mềm, mịn, phủ từ ót đến một phần của lưng.
• Lông mã lưng (“mã dìn”): mềm, mịn, suông, dài gần chạm đất , hoặc chạm
tới đất.
7. Màu sắc lông
Chấp nhận tất cả các màu lông. Thông thường nhất là các màu: chuối, điều, khét,
nhạn.
8. Khuyết điểm
• Thân quá ngắn, có khuynh hướng cong hướng lên.
• Đuôi cao trên 45 độ so với mặt đất.
• Bộ lông trên thân ít , lông cổ ít, lông mã ngắn.
• Chân ngắn dưới tỷ lệ 6:10 so với xương đùi.
• Chân có nhiều hơn 4 ngón, cẳng chân quá nhỏ.
• Đuôi xòe rộng hơn chiều ngang thân (kể cả cánh).
• Mồng lệch.
• Mắt lồi.
• Chân có lông.
Ghi chú :
Bản tiêu chuẩn trên chỉ mô tả con trống. Gà mái Tân Châu ngoài các đặc tính cơ bản
của loài gà mái; chân, đầu, mỏ giống gà trống, còn các đặc điểm đặc thù sau:
• Lông: màu lông ít đa dạng hơn gà trống, lông mềm mại, lông mã (“mã dìn”)
không phát triển.
• Mồng, Tích gà: kém phát triển.
• Đuôi: hơi cong lên (không phụng vỹ), lệch với phương ngang từ 20-30 độ, ít
lớp hơn gà trống, thường 2 lớp đuôi, đuôi ngắn hơn gà trống.

• Thân tròn trĩnh, đường ức tới chân lệch không quá 30 độ so với phương
ngang. Cánh ôm sát thân.
• Khả năng sinh đẻ: mỗi lứa đẻ trung bình từ 8-10 trứng, nuôi con giỏi.

Khuyết điểm gà mái:
• Lông kém bóng mượt, lông xù không ôm sát thân.
• Con mái đẻ không đều (hơn 3 ngày 1 trứng), ấp và nuôi con không tốt.
• Đuôi xụ.
• Chân quá ngắn , cánh chạm đất.
• Vẩy chân sần sùi
BẢN TIÊU CHUẨN GIỐNG GÀ TRE KIỂNG TÂN CHÂU
(Bản cập nhật tháng 10/2009)
MÔ TẢ CHUNG
Là một giống gà tre nhỏ, có nguồn gốc từ vùng rừng núi Châu Đốc-An Giang,
Việt Nam. Ban đầu được những cư dân mới vùng này nói chung và dân Tân
Châu (xưa) nói riêng thuần dưỡng, Tân Châu là địa phương phát triển giống gà
kiểng này trước tiên. Sau này được giới chơi gà kiểng Long Xuyên và các địa
phương khác trong tỉnh cùng nuôi dưỡng, nhân giống và phát triển để có được
giống gà tre khá thuần chủng hiện nay. Do có nhiều đặc điểm đặc thù so với
các giống gà tre khác, vì có khởi nguồn từ vùng Tân Châu nên giới gà kiểng An
Giang đã đặt thêm địa danh Tân Châu vào để phân biệt với các giống gà tre nhỏ
vùng miền khác.
Tân Châu là một vùng đất trù phú, với những nét lịch sử, địa lí, văn hóa đặc thù
so với các vùng khác. Từng là một trung tâm kinh tế sầm uất của miền Tây,
nhờ đó, bên cạnh các đặc sản khác, con gà tre xứ này được nhiều dân chơi gà
kiểng ở địa phương khác của miền Tây và Sài Gòn biết tới. Chính điều đó nên
chúng ta thấy gà tre Tân Châu xuất hiện rãi rác nhiều nơi. Tuy nhiên vùng An
Giang hiện nay vẫn là địa phương nuôi dưỡng giống gà này nhiều nhất.
Nhìn thoáng qua gà tre Tân Châu có dáng hình nhỏ, chân vừa, mạnh khỏe; bộ
lông dày mềm mại, bóng; đầu, thân, đuôi thon dài, lông mã dài, tiếng gáy gắt,

hơi gáy ngắn.
Con trống trưởng thành trọng lượng không quá 900g, con mái không quá 600g
Tính năng chủ yếu dùng làm gà kiểng.
1. TÍNH KHÍ
Thân thiện với người, con trống có tính phân chia vùng lãnh thổ, nhưng không
hung hãn, có tính hiếu chiến khi giáp mặt nhau.
2. ĐẦU
Đầu nhỏ gọn, có 2 loại mồng là mồng dâu và mồng trích, mắt sáng lanh lợi, mỏ
ngắn, hai tích nhỏ chiều dài tích không quá 1.5cm
3. ĐUÔI
Lông đuôi nhiều, phân bố thành nhiều lớp, tối thiểu là 3 lớp, đuôi dài, bản đuôi
khá rộng, cong xuống mặt đất (phụng vỹ), hướng đuôi từ phao câu lệch không
quá 45 độ so với phương ngang, phần cao nhất của lông đuôi cao không vượt
quá đầu.
4. THÂN
Thân tương đối ngắn, ngực rộng, thịt hồng hào, hướng từ ức xuống chân dốc
tối đa 45 độ so với phương ngang.
Cánh có khuynh hướng khuỳnh ra, dài ko quá thân, cánh che ít nhất 2/3 cẳng
chân tính từ trên xuống (ở trạng thái bình thường đối với gà trưởng thành).
5. CHÂN
Chân hơi vuông, vảy đều đặn, có độ cao vừa, chiều dài cẳng chân ngắn hơn
chiều dài xương đùi (tỷ lệ hai xương cẳng chân và xương đùi từ 6:10 – 8:10).
Có 4 ngón chân, 3 ngón phía trước dài, và 1 ngón phía sau ngắn tạo thành thế
đứng vững chắc. Chấp nhận tất cả màu chân.
6. LÔNG
Mịn màng, bóng, che kín toàn thân, chia làm 3 phần :
Lông thân: mịn, dày, ôm sát thân
Lông cổ (bờm): dày mềm, mịn, phủ từ ót đến tối thiểu ½ lưng.
Lông mã lưng (mã dìm, mã rơi): mềm, mịn, suông, dài gần chạm đất, hoặc
chạm tới đất.

7. MÀU SẮC LÔNG
Chấp nhận tất cả các màu lông. Thông thường nhất là các màu: chuối, điều,
khét, nhạn.
GHI CHÚ:
Bản tiêu chuẩn trên chỉ mô tả con trống. Gà mái Tân Châu ngoài các đặc tính
cơ bản của loài gà mái; chân, đầu, mỏ giống gà trống, còn các đặc điểm đặc thù
sau:
o Lông: màu lông ít đa dạng hơn gà trống, lông mềm mại, lông mã
(“mã dìn”) không phát triển.
o Mồng, Tích gà: kém phát triển.
o Đuôi: hơi cong lên (không phụng vỹ), lệch với phương ngang từ
20-30 độ, ít lớp hơn gà trống, thường 2 lớp đuôi, đuôi ngắn hơn
gà trống.
o Thân tròn trĩnh, đường ức tới chân lệch không quá 30 độ so với
phương ngang. Cánh ôm sát thân.
o Khả năng sinh đẻ: mỗi lứa đẻ trung bình từ 8-10 trứng, tự ấp và
nuôi con giỏi.
8. KHUYẾT ĐIỂM
Phần chung:
o Lông kém bóng mượt, lông xù không ôm sát thân, lông thô nhám
o Đuôi cao trên 45 độ so với mặt đất.
o Chiều dài cẳng chân ngoài tỷ lệ 6:10 – 8:10 so với xương đùi.
o Chân có nhiều hơn 4 ngón, cẳng chân quá nhỏ.
o Mắt lồi.
o Mồng lá.
o Vảy không đều đặn, chân xù xì.
o Chân có lông.
o Mặt, da thân có màu thâm đen.
o Đuôi xòe rộng hơn chiều ngang thân (kể cả cánh).
o Chân quá ngắn, cánh chạm đất.

o Mỏ méo.
Đối với gà trống:
o Thân quá ngắn, có khuynh hướng cong hướng lên.
o Mồng lệch, hoặc quá to so với khuôn mặt.
o Cánh ngắn (lông cánh ngắn so với thân).
o Bộ lông trên thân ít, lông cổ ít , lông mã và lông đuôi quá ngắn.
Đối với gà mái:
o Con mái đẻ không đều (hơn 3 ngày 1 trứng), ấp và nuôi con không tốt.
o Thân thon dài, hông hẹp (eo thắt).
o Đuôi xụ.
Nhằm phục vụ các cuộc thi gà kiểng đẹp sắp tổ chức, Ban Quản trị diễn
đàn gatrevn.com xin thông báo bảng điểm gà tre Tân Châu để các bạn
tham khảo.
Bảng Điểm Giống Gà Tre Tân Châu: Tổng Cộng Điểm Có Thể Nhận
Được Là 100
1. Giống : 15 điểm
2. Tính khí : 5 điểm
3. Đuôi : 20 điểm
4. Cánh : 10 điểm
5. Bộ lông tổng cộng là : 25 điểm bao gồm :
o Lông cổ (bờm): 10 điểm (*)
o Lông mã 10 điểm (*)
o Lông thân 5 điểm
6. Chân : 5 điểm
7. Đầu, mào, tích : 10 điểm
8. Hình thể tổng quát : 10 điểm
DIỄN GIẢI :
1. Giống: những con gà vượt qua được vòng sơ loại ( kiểm tra khi
đăng ký), là bước đầu xác định đúng là giống gà kiểng Tân Châu
là mặc nhiên được 15 điểm (đây là điểm số cố định)

2. Tính khí : là mức độ thân thiện, độ thuần của con gà , sự điềm
tĩnh ( không quá nhát , cũng không quá hung hăng); gà Tân
Châu là 1 giống gà kiểng nên những đặc tính trên cũng được
xem trọng do đó điểm số tối đa là : 5 điểm
3. Bộ Đuôi: bộ đuôi của giống gà Tân Châu có thể xem là đặc
trưng rõ rệt nhất so với các giống gà tre Việt Nam khác, nên
điểm số dành cho nó là cao nhất : 20 điểm
4. Bộ lông: bao gồm lông thân, lông mã, lông cổ ( tỷ lệ lông cổ và
lông mã là 1:1). Bộ lông nói chung thể hiện sắc đẹp, sự hài hòa,
tươi sáng, quyến rũ cho con gà , và thông qua bộ lông chúng ta
có thể biết được sức khỏe , công phu chăm sóc của chủ gà
v v , và lông mã, lông cổ của gà Tân Châu cũng là nét rất đặc
trưng tạo cho giống gà này 1 vẻ đẹp khó có giống gà Việt Nam
nào sánh bằng, nên điểm số là khá cao: lông mã 10 điểm , lông
cổ 10 điểm, lông thân 5 điểm
5. Cánh, với Chân: tạo cho gà vẻ đẹp hùng dũng, nên bộ cánh có
điểm số tối đa mà 1 con gà có thể đạt được là 10 điểm , và chân
là 5 điểm
6. Đầu , Mồng , Tích : là những bộ phận phụ nhưng nó góp phần
tạo cho con gà sự cân đối về hình thể và tạo cho con gà có cái
“thần”, cái "duyên" riêng nên điểm số tối đa mà 1 con gà có thể
đạt được là : 10 điểm
7. Hình thể tổng quát : là cách nhìn tổng thề 1 con gà, sự phối hợp
màu sắc và của các bộ phận trên cơ thể chúng, màu sắc lông
tươi sáng, dáng đi đẹp, tiếng gáy hay, : điểm số tối đa của 1
con gà có thể có được ở phần này là : 10 điểm
Lưu ý :
- Điểm ở mỗi đặc điểm là điểm tối đa mà 1 con gà có thể nhận được.
- (*) : Lông cổ và lông mã được tính tỷ lệ là 1:1
Để có một vẻ đẹp hài hòa thì song song 1 bộ mã dài, dầy, thì lông cổ phải nhiều tương

ứng.
Tuy giống gà Tân Châu có vẻ đẹp đặc trưng nổi bật nhất là bộ mã (bao gồm lông cổ) và
bộ đuôi, nhưng trong bản điểm này điểm số cho bộ mã không cao như điểm số dành
cho bộ đuôi là: theo nghiên cứu của chúng tôi để có bộ mã (và bộ lông cổ) đẹp không
khó, và không cần tốn nhiều công sức chăm sóc, với một chế độ nuôi bình thường, thì
bộ mã (và lông cổ) có thể phát triển khá đẹp, còn bộ đuôi thì ngược lại: để có 1 bộ đuôi
đẹp ngoài yếu tố "bổn" gà thì yếu tố chăm sóc, chuồng trại v v là rất quan trọng.
Người chủ gà phải là tốn nhiều công phu chăm sóc, và nuôi dưỡng, chuồng trại
phải được thiết kế phù hợp.
Bảng điểm này được viết bởi : Đỗ Thanh Cao và Nguyễn Tuấn Huy
Bản quyền thuộc CLB bảo tồn giống gà tre Tân Châu (An Giang) và Diễn
Đàn Gà Tre Việt Nam
www.gatrevn.com
.

×