Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tài liệu BẢN THẢO TIÊU CHUẨN ĐỐI THOẠI NUÔI CÁ TRA/BASA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.7 KB, 27 trang )

Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009

BẢN THẢO TIÊU CHUẨN ĐỐI THOẠI NUÔI CÁ TRA/BASA CHO
LẦN LẤY Ý KIẾN RỘNG RÃI THỨ NHẤT

Nội dung

1. Giới thiệu .......................................................................................................
2. Hiểu biết về sự hình thành tiêu chuẩn, chấp nhận và chứng nhận................
3. Mục tiêu, cơ sở và phạm vi của tiêu chuẩn...................................................
3.1 Mục tiêu của tiêu chuẩn............................................................................
3.2 Cơ sở của tiêu chuẩn..............................................................................
3.3 Phạm vi của tiêu chuẩn............................................................................
4. Tiến trình xây dựng tiêu chuẩn ......................................................................
5. Nội dung của tiêu chuẩn ................................................................................
Chủ đề 1: Tuân thủ pháp luật.........................................................................
Chủ đề 2: Sử dụng đất và nước.....................................................................
Chủ đề 3: Ô nhiễm và quản lý nước thải........................................................
Chủ đề 4: Di truyền ........................................................................................
Chủ đề 5: Quản lý thức ăn nuôi......................................................................
Chủ đề 6: Quản lý sức khỏe, thuốc thú y và hóa chất....................................
Chủ đề 7: Trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người sử dụng ........................
6. Các khái niệm và công thức...........................................................................
7. Chiến lược để phản hồi các ý kiến nhận được về tiêu chuẩn........................
8. Danh sách thành viên Nhóm Thúc đẩy Tiến trình..........................................
9. Danh sách các thành viên Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật..........................................

1. Giới thiệu
Nuôi trồng thủy sản là một ngành nghề sản xuất thực phẩm tăng trưởng
nhanh nhất trên thế giới. Sản lượng thủy sản toàn thế giới từ nuôi trồng đang
tăng một cách chắc chắn và xu hướng này vẫn được hoạch định để tiếp tục.


Nuôi trồng thủy sản cung cấp một lượng đang kể ngày càng tăng về cá và
các nguồn thực phẩm thủy sản khác phục vụ tiêu dùng của con người và là
một nguồn đạm chính. Ngành công nghiệp nuôi cũng tạo ra hàng triệu công
ăn việc làm trong và ngoài trại nuôi. Với phương pháp quản lý thích hợp, nuôi
trồng có thể đạt được tính bền vững về môi trường và xã hội, đạt được tốc độ
tăng trưởng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu về thực phẩm thủy sản và góp
phần vào an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền
vững.

Như bao hoạt động tăng trưởng nhanh khác, tốc độ tăng trưởng về sản lượng
nuôi đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến môi trường và xã
hội có liên quan đến việc nuôi, ví dụ như ô nhiễm nước, phát tán bệnh và bất
công trong sử dụng lao động tại trại nuôi . Và cũng như bất cứ ngành nào,
một số nơi xử lý các vấn đề này rất tốt, một số nơi thì không làm gì và một số
nơi chỉ làm lấy lệ. Một thách thức quan trọng mà chúng ta phải đối mặt là
trong khi tiến hành và nhân rộng những ứng dụng có tác dụng tích cực vào
việc giải quyết các vần đề trên, thì đồng thời vẫn tiếp tục loại trừ hoặc giảm
những tác động tiêu cực.

Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009

Một giải pháp cho thách thức này là xây dựng một hệ thống bao gồm các tiêu
chuẩn về sản xuất nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, và một tiến trình cấp
chứng nhận cho các nhà sản xuất đạt được các tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn khi đã
được thông qua có thể xem như một sự cam đoan của người nuôi, người
sản xuất, người bán với người mua thủy sản rằng các sản phẩm thủy sản
được nuôi trồng không có những tác động bất lợi cho sự bền vững của môi
trường và xã hội. Ngược lại , người mua có thể ủng hộ cho sự bền vững môi
trường xã hội bằng cách chỉ chọn mua các sản phẩm được chứng nhận sản
xuất theo đúng những tiêu chuẩn này.


Ngoài ra, Hệ thống tiêu chuẩn và cấp chứng nhận còn thể hiện giá trị khác là
tạo niềm tin cho người tiêu dùng rằng sự tuân thủ theo yêu cầu của quốc gia
và quốc tế đã được thực hiện bằng cách cung cấp thêm bằng chứng và tài
liệu về sự tuân thủ này.

Thông qua tiến trình đa bên được gọi là Đối thoại Nuôi Cá tra/basa (PAD),
tiêu chuẩn có khả năng đo lường, dựa vào thành quả đạt được cho ngành
nuôi cá tra/basa đã được xây dựng. Tiêu chuẩn này khi được thông qua sẽ
giúp giảm thiểu các tác động xấu về môi trường và xã hội có liên quan đến
việc nuôi cá tra/basa. Bản thảo đầu tiên của tiêu chuẩn được trình bày trong
tài liệu này được dựa vào tính khoa học và được xây dựng dựa trên sự đồng
thuận giữa hơn 250 thành viên liên quan, những người đã tham gia vào tiến
trình PAD từ khi khởi xướng vào tháng 9 năm 2007. PAD được điều phối bởi
tổ chức quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).

Phản hồi nhận được trong giai đoạn 60 ngày lấy ý kiến sẽ được các Nhóm Hỗ
Trợ Kỹ thuật (TWG), cũng như Nhóm Thúc đẩy Tiến trình (PFG) của PAD sử
dụng để chỉnh sửa tiêu chuẩn. Bản sửa đổi sẽ được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi
giai đoạn 60 ngày lần thứ 2. Một lần nữa, các ý kiến đóng góp nhận được sẽ
được nhóm TWG và PFG sử dụng để chỉnh sửa tiêu chuẩn, bản này sau đó
sẽ được trình bày trước toàn thể các thành viên PAD để lấy quyết định cuối
cùng.

2. Hiểu biết về sự hình thành tiêu chuẩn, chấp nhận và chứng
nhận
Chứng nhận là bằng chứng cho sự tuân thủ với một bộ các tiêu chuẩn dựa
trên kết quả đạt được. Hệ thống chứng nhận bao gồm các tiến trình, các hệ
thống, các thủ tục và các hoạt động có liên quan đến 3 chức năng: 1) sự hình
thành tiêu chuẩn, 2) sự chấp nhận và 3) sự chứng nhận (ví dụ bằng chứng

của sự tuân thủ cũng được biết đến như “đánh giá sự tuân theo”). Chứng
nhận cũng có thể bao gồm dán nhãn hiệu của các công ty, các phương thức,
các hoạt động hay các sản phẩm mà chúng tuân theo các tiêu chuẩn.

Để chứng nhận nuôi được xem là tin cậy, nó phải nhất quán với các thủ tục
nghiêm ngặt về xây dựng tiêu chuẩn, chấp nhận và chứng nhận. Hệ thống
chứng nhận phải được thành lập và tạo được niềm tin cho các nhà sản xuất
và các nhà quản lý có liên quan đến hoạt động nuôi, cũng như sự tin tưởng
của các bên liên quan khác bao gồm cả người tiêu dùng, nhà nước và các tổ
chức xã hội.
Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009


Về thành lập tiêu chuẩn, nó là tiến trình của việc xây dựng các tiêu chuẩn
được yêu cầu, điều quan trọng là tiến trình không phải được chi phối bởi một
hay vài nhóm có liên quan. Điều cốt lõi là hệ thống chứng nhận nuôi là sự
phối hợp đầy đủ của nhiều bên liên quan trong một tiến trình bao quát và
minh bạch. Cần chú ý đến các nhu cầu và các điều kiện của người sản xuất
quy mô nhỏ và các cộng đồng của họ là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Nếu
tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu thì chúng phải bao gồm các bên liên quan từ
khắp nơi trên thế giới.

“Chuẩn mực của Thực hành Tốt nhất để Xây dựng các Tiêu chuẩn Xã hội và
Môi trường” được xây dựng bởi Liên minh Quốc tế về công nhận và dán nhãn
Môi trường và xã hội (ISEAL) cung cấp tiêu chí mà theo đó sự hình thành tiêu
chuẩn phải tuân theo. WWF được chấp nhận như một thành viên của ISEAL
vì trên thực tế thì tiêu chí của ISEAL là cơ sở cho tiến trình được PAD và bảy
đối thoại khác sử dụng dưới sự điều phối của WWF. Để biết thêm thông tin về
tiêu chí ISEAL, truy cập trang tin điện tử
/>046.


Về chấp nhận, đây là tiến trình phê duyệt cho các đơn vị nhằm chứng minh
sự tuân thủ với các tiêu chuẩn, điều quan trọng là nó không có tranh chấp về
lợi ích giữa bên điều phối tiến trình hình thành tiêu chuẩn, bên quản lý các
tiêu chuẩn, bên tin cậy để làm bên thứ ba chứng nhận, hay bên thứ ba nắm
chứng nhận. Sự phân biệt rõ ràng giữa các bộ phận này được yêu cầu nhằm
bảo đảm tính độc lập và đáng tin cậy.

Về chứng nhận, đây là tiến trình chứng minh sự tuân thủ với các tiêu chuẩn,
điều quan trọng là không có tranh chấp giữa bên thực hiện chức năng chứng
nhận (ví dụ: bên cấp chứng nhận) và các trại nuôi xin cấp chứng nhận, các
bên thực hiện thành lập tiêu chuẩn, và bên quản lý tiêu chuẩn hay bên chỉ
định cấp chứng nhận. Vì lý do này, bên thứ ba chứng nhận là tiến trình hoàn
thiện nhất, đáng tin nhất và có gía trị nhất. Thông qua tiến trình này, một đơn
vi chứng nhận độc lập và đáng tin cậy sẽ phân tích tiến trình sản xuất, và báo
cáo về sự tuân thủ.

3. Mục tiêu, Cơ sở và phạm vi của tiêu chuẩn
3.1 Mục tiêu của tiêu chuẩn

Mục tiêu của tiêu chuẩn PAD là cung cấp các biện pháp để cải thiện theo
cách có thể đo lường được thành quả về xã hội và môi trường của sự phát
triển và vận hành nuôi cá tra/basa.
3.2 Cơ sở của tiêu chuẩn

Cơ sở của tiêu chuẩn theo sự đồng thuận tại của họp PAD lần 1 được dựa
vào các điểm sau đây:

Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009


 Cá tra/basa đang ngày càng phổ biến đối với những người tiêu dùng.
Trong khi trước đây chúng chỉ được tiêu dùng trong nước thì bây giờ
chúng đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường trên thế giới.
 Nuôi cá tra/basa đang đạt mức tăng trưởng cực độ, với sản lượng tăng
hơn 60 lần trong thấp kỷ qua.
 Các bên tham gia trong đối thoại PAD mong muốn giữ gìn tính bền
vững của nuôi cá tra/basa và an toàn người sử dụng, vì thế phải ổn
định chất lượng và năng suất.
 Cần phải thực hiện ngăn ngừa hơn là phản ứng lại với các vấn đề.
 Bộ tiêu chuẩn được mong đợi có đa thành phần liên quan, dựa trên sự
đồng thuận, dựa trên đo lường và minh bạch.

3.3 Phạm vi của tiêu chuẩn
3.3.1 Các lĩnh vực trong nuôi cá tra/basa mà tiêu chuẩn sẽ áp dụng

PAD xây dựng tiêu chí, chỉ báo và tiêu chuẩn nhằm giải quyết các vấn đề tiêu
cực về xã hội và môi trường có liên quan đến nuôi cá tra/basa.

Tiêu chí là các lĩnh vực nhằm tập trung vào giải quyết các vấn đề. Chỉ báo là
cái để đo lường nhằm xác định mức độ của vấn đề. Tiêu chuẩn là những giá
trị và/hoặc mức độ biểu hiện mà chúng phải đạt được nhằm xác định liệu các
tác động có được giảm thiểu hay không.

3.3.2 Các hợp phần hoạt động nuôi cá tra/basa mà tiêu chuẩn này
áp dụng

Nuôi cá tra/bsa và chuỗi giá trị của nó nhìn chung bao gồm các hợp phần
hoạt động sau đây:

 Chuỗi cung cấp đầu vào (như nước, con giống, thức ăn và hóa chất)

 Hệ thống sản xuất (như ao, đăng và lồng và các thiết bị và dụng cụ
khác dùng trong sản xuất)
 Chế biến
 Chuỗi giám sát (như từ sản xuất, qua chế biến, xuất khẩu, nhấp khẩu,
phân phối và bán lẻ)

Các tiêu chuẩn này được thiết kế để giải quyết các tác động quan trọng nhất
của nuôi cá tra/basa, phần lớn là từ hệ thống sản xuất và các đầu vào trực
tiếp cho sản xuất (như thức ăn, con giống và nước).

Các tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống sản xuất hiện tại được sử dụng
cho nuôi cá tra/basa như ao, đăng và bè.

Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009

3.3.3 Chuỗi các hoạt động trong nuôi mà tiêu chuẩn này áp dụng

Tiêu chuẩn PAD áp dụng cho quy hoạch, phát triển và vận hành các hệ
thống nuôi cá tra/basa, những điều này tác động ngược trở lại cho các đầu
vào, sản xuất, chế biến và chuỗi điều hành các bộ phận. Quy hoạch bao gồm
vị trí đặt trại nuôi, kế hoạch sử dụng nước, đánh giá môi trường, xã hội và các
tác động tích lũy, v.v.. Phát triển bao gồm xây dựng, thay đổi môi trường
sống, quyền tiếp cận của người sử dụng, v.v… Vận hành bao gồm mật độ
thả, xả chất thải, điều kiện lao động, sử dụng hóa chất và thuốc thú y, các
thành phần và sử dụng thức ăn, v.v…
3.3.4 Phạm vi loài và vị trí địa lý mà tiêu chuẩn này áp dụng

Tiêu chuẩn PAD áp dụng trong sản xuất hai loài cá da trơn: Pangasianodon
hypophthalmus
1

và Pangasius bocourti
2
.

Tiêu chuẩn PAD áp dụng toàn cầu cho toàn bộ các địa điểm và quy mô của
các hệ thống sản xuất cá tra/basa. Mặc dù phần lớn sản lượng cá tra/basa là
ở Việt Nam, các hoạt động nuôi cá tra/basa cũng đang phát triển mạnh ở các
nước khác như Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, và Thái Lan.
3.3.5 Đơn vị chứng nhận mà tiêu chuẩn này áp dụng

Đơn vị chứng nhận nói đến quy mô vận hành nuôi cụ thể để được đánh giá
và được giám sát cho việc tuân thủ với tiêu chuẩn. Quy mô sản xuất có thể có
khác biệt đáng kể và cần xem xét cẩn thận khi xác định đơn vị nào sẽ tìm
kiếm sự đánh giá về sự tuân thủ. Do trọng tâm của tiêu chuẩn là trong quá
trình sản xuất và các đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất, cho nên đơn vị
chứng nhận sẽ tiêu biểu bao gồm hộ nuôi đơn lẻ hoặc trại sản xuất khác.

Đơn vị chứng nhận có thể cũng bao hàm một nhóm các hộ nuôi mà nó được
xem xét chung như một đơn vị nuôi, đặc biệt trong trường hợp các trại nuôi
quy mô nhỏ nuôi cùng một loài hoặc có mô hình quản lý tương tự nhau. Lấy
ví dụ, họ có thể ở cạnh nhau, chia xẻ chung nguồn lợi hoặc cơ sở hạ tầng
(như nước, hệ thống xả thải), chia cùng một đơn vị cảnh quan (như lưu vực),
và/hoặc có hệ thống sản xuất giống nhau. Các trại nuôi cũng sẽ có các tác
động tích lũy, mà chúng sẽ thường trở thành vấn đề môi trường chính. Việc
xác định đơn vị chứng nhận đòi hỏi một phạm vi không gian thích hợp và mức
độ của các ảnh hưởng tích lũy tiềm năng là được xem xét. Cơ quan chứng
nhận sẽ xác định cuối cùng đơn vị chứng nhận và các thủ tục cho kiểm duyệt.

4. Tiến trình xây dựng tiêu chuẩn


Bản thảo tiêu chuẩn cho nuôi cá tra/basa đang được xây dựng thông qua các
thảo luận minh bạch, theo hướng đồng thuận với một nhóm lớn và đa thành
phần các bên liên quan (như các nhà sản xuất, người mua, các tổ chức phi

1
Tên thường gọi ở Việt Nam: tra
2
Tên thường gọi ở Việt Nam: basa
Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009

chính phủ, các nhà nghiên cứu, chính quyền, các tổ chức đa phương, các
nhóm phát triển và liên minh thương mại). PAD được điều phối bởi WWF.

Các bước trong tiến trình, thời điểm hiện tại được mô tả dưới đây:

 WWF đã thông báo cho ISEAL về mục tiêu áp dụng “Quy tắc Thực
hành Tốt nhất để Xây dựng các Tiêu chuẩn về Xã hội và Môi trường”
cho PAD. ISEAL đã thông qua bước này và đã chấp nhận WWF như
một thành viên liên minh đại diện cho tất cả các Đối Thoại Nuôi.
 Sự tham gia vào PAD là tiến trình tự nguyện và bất cứ ai có quan tâm
đều có thể tham gia. Nhằm tối đa hóa sự tham gia, cuộc họp khai mạc
của PAD cũng như các cuộc họp sau đó của PAD đã được công bố
trên trang tin điện tử Đối thoại Nuôi, trong các tạp chí thương mại thủy
sản, và trong một vài xuất bản khác mà các bên liên quan chính
thường đọc. WWF cũng yêu cầu các bên liên quan chính và các bên
liên quan khác tham gia PAD nhằm đảm bảo sự đáng tin cậy của PAD.
 Các thành viên PAD đã nhất trí về 8 chủ đề chủ yếu về môi trường và
xã hội liên quan đến nuôi cá tra/basa và về các nguyên tắc nhằm giải
quyết mỗi vấn đề.
 Các thành viên PAD đã nhất trí về mục tiêu và minh chứng của PAD,

cũng như tiến trình PAD.
 Các thành viên PAD đã nhất trí về cấu trúc điều hành cho việc xây
dựng của tiêu chuẩn. Bao gồm các mục sau:
o PFG chịu trách nhiệm quản lý tiến trình của PAD (xem danh
sách các thành viên PFG trong phần 8)
o Các nhóm TWG chịu trách nhiệm thảo các nguyên tắc, tiêu chí,
chỉ báo và các tiêu chuẩn.
o Các cuộc họp PAD là nơi đưa ra các quyết định cuối cùng về
tiêu chuẩn PAD dựa vào sự đồng thuận của tất cả các thanh
viên tham gia tại cuộc họp.
 Bảy nhóm TWG đã được thành lập nhằm giải quyết 8 chủ đề chính
(xem danh sách các thành viên TWG trong phần 9). Hai trong số các
chủ đề đó (sức khỏe và thuốc thú y/hóa chất) được giải quyết bởi một
nhóm TWG và bây giờ đã kết hợp thành một chủ đề.
 Mỗi nhóm TWG chỉ định một điều phối viên chịu trách nhiệm về kiểm
soát các thảo luận của nhóm và tập họp tất cả các kết quả của nhóm.
(xem danh sách các điều phối viên của TWG trong phần 9)
Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009

 Các thành viên của TWG đã tiến hành các thảo luận qua email (thư
điện tử) và thông qua các cuộc họp giữa các thành viên cho đến khi họ
đạt được sự đồng thuận (mặc dù thỉnh thoảng không thống nhất hoàn
toàn) về các bản thảo nguyên tắc, tiêu chí, chỉ báo và tiêu chuẩn của
PAD.
 Bản thảo các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ báo và tiêu chuẩn đã được trình
bày cho các thành viên của PAD tại cuộc họp PAD. Đóng góp của họ
đã được các TWG sử dụng để chỉnh sửa lại.
 Các điều phối viên của PFG và TWG đã tập hợp bản thảo các nguyên
tắc, tiêu chí, chỉ báo và tiêu chuẩn và đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
5. Nội dung của tiêu chuẩn


Tài liệu này báo cáo các kết quả của bảy nhóm TWG của PAD và trình bày
tiêu chuẩn cá tra/basa theo các chủ đề sau:

Tuân thủ pháp luật
Sử dụng đất và nước
Ô nhiễm nước và quản lý nước thải
Di truyền
Quản lý thức ăn
Quản lý sức khỏe, thuốc thú y và hóa chất
Trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người sử dụng
Chủ đề 1: Tuân thủ pháp luật
Vận hành nuôi các tra/basa ít nhất phải tôn trọng và tuân theo luật pháp địa
phương và quốc gia. PAD có thể xây dựng các tiêu chuẩn mang tính bền
vững vượt trên cả những yêu cầu của pháp luật nhưng cơ bản nuôi phải tuân
thủ các yêu cầu của nước sở tại.
Nguyên tắc
Vị trí và vận hành trại nuôi trong khuôn khổ khung pháp lý đã được thành lập
của địa phương và quốc gia.
Tiêu chí
Tuân thủ với các khung pháp lý của địa phương và quốc gia.
Các chỉ báo
Tài liệu chứng minh phải tuân thủ các khung pháp lý của địa phương và quốc
gia.
Các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn sau đây được đề xuất:
Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009

1. Tuân theo chính quyền địa phương và trung ương (như bằng chứng
quyền tiếp cận hợp pháp

3
), và các nhượng quyền sử dụng đất
và/hoặc nước.
2. Tuân thủ tất cả các loại thuế đất.
3. Tuân thủ khung pháp lý của địa phương và quốc gia.
Chủ đề 2: Sử dụng đất và nước

Sử dụng có trách nhiệm tài nguyên đất và nước là cơ sở để nuôi cá tra/basa
bền vững. Vị trí, thiết kế và xây dựng trại nuôi cá tra/basa thường có tác động
tiêu cực lên những người sử dụng nguồn lợi khác và lên môi trường. Để giải
quyết vấn đề này, ngày càng nhiều các quốc gia đã xây dựng kế hoạch sử
dụng đất và nước. Một số đã thông qua kế hoạch phát triển nuôi thủy sản và
các vùng cụ thể cho hoạt động nuôi thủy sản. Tôn trọng các hoạch định này
tạo cơ sở cho sự phát triển nuôi cá tra/basa một cách hợp lý.

Chi tiết hơn, về việc sử dụng đất, nuôi cá tra/basa có trách nhiệm là không
nên để sự biến mất của các môi trường đất ngập nước thông qua việc
chuyển đổi đất này sang mục đích nuôi trồng thủy sản hoặc thông qua các tác
động từ việc lập trại nuôi trên vùng đất ngập nước.

Một điều quan trọng là nuôi cá tra/basa không tác động vào việc thay đổi chế
độ thủy văn trong vùng có vận hành trại nuôi. Ví dụ, sự vận hành trại nuôi
không hạn chế hoặc thay đổi dòng chảy làm tác động đến sự di chuyển của
các loài thủy sinh. Thêm vào đó, không ảnh hưởng tiêu cực đến những người
sử dụng nước khác. Ví dụ, các trại nuôi cá tra/basa không làm cản trở hoặc
gây ra rủi ro cho việc giao thông thủy trên các con sông.

Mức độ sử dụng nước cũng là một mối quan tâm chính. Vì thế lượng nước
lấy ra khỏi hệ thống sông và không trả trở lại phải được quản lý nhằm giữ
trong mức giới hạn hợp lý.


Nguyên tắc

Trại nuôi
4
phải đặt ở vị trí, được thiết kế, được xây dựng và được quản lý
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến những người sử dụng khác và đến
môi trường.

Tiêu chí

 Tuân thủ kế hoạch phát triển nuôi chính thức.
 Chuyển đổi đất ngập nước.
 Dòng chảy.
 Sử dụng nước.

3
Trong Đối thoại Nuôi cá Rô phi –‘bằng chứng thuê’
4
Ao, bè và đăng
Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009


Các chỉ báo

1. Vị trí của trại nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển nuôi chính thức.
2. Chuyển đổi đất ngập nước sang thành lập trại nuôi
5
.
3. Ngăn cản giao thông thủy, chế độ thủy văn tự nhiên hoặc di chuyển của

động vật thủy sinh.
4. Lượng nước thực dùng để sản xuất cho mỗi tấn sản phẩm cá.

Các tiêu chuẩn

1. Các trại nuôi phải được xây dựng trong vùng tuân theo bất cứ kế hoạch
phát triển nuôi đã được phê duyệt nào và có hiệu lực trong vùng đó.
2. Các trại nuôi không được phép xây dựng trong vùng đất ngập nước
6
hoặc
các vùng khu bảo tồn như các vườn quốc gia hoặc các vùng được liệt kê
trong Cơ sở dữ liệu Quốc tế về Các vùng được Bảo vệ
( Ở các quốc gia nằm trong vùng lũ (như
Bangladesh) tối đa 30% diện tích ngập nước có thể được chuyển đổi.
3. Các trại nuôi không được cản trở giao thông thủy, hệ thống thủy văn tự
nhiên hoặc di chuyển của thủy sinh. Nông trại không đươc tạo ra nguy cơ
cho giao thông thủy của dân địa phương. Nông trại không được chiếm
hơn 25% diện tích mặt nước kênh.
4. Tỷ lệ nước dùng cho mỗi đơn vị sản lượng cá không được vượt quá
5000m
3
/tấn cá sản xuất được cho một vụ nuôi cụ thể.

Chủ đề 3: Ô nhiễm và quản lý nước thải

Nuôi cá tra/basa có thể tác động tiêu cực đến chất lượng nước, đặc biệt khi
việc nuôi dẫn đến quá mức nước thải và dinh dưỡng trong chất lắng đáy ao.
Chúng ta nhận ra là khó để vận hành các hệ thống nuôi cá tra/basa thương
phẩm mà không có vài ảnh hưởng đến nước được sử dụng, dù ở trạng thái
loãng hay cô đặc, có thể phát hiện ra ngay lập tức, hay tồn tại trong chất lắng

đáy. Tuy nhiên, điều quan trọng là kiểm soát amonia, nitơ, phót pho và Nhu
cầu Oxy Sinh hóa và xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng nước chi tiết cho
chúng. Giám sát chất lượng nước thải và chất lắng đáy ao là rất quan trọng
để đảm bảo các phương pháp nuôi là không tạo ra ô nhiễm ở mức không thể
chấp nhận được. Liên quan đến điều này là vấn đề trao đổi nước giữa ao và
các vùng nước khác, điều này nên được kiểm soát bằng cách quản lý phần
trăm nước được chuyển đổi.

Quản lý nước thải có quan hệ mật thiết với các vấn đề ô nhiễm nước. Bùn
trong ao nên được tháo bỏ hợp lý và không được tháo trực tiếp ra các vùng
nước công cộng, nơi chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Một
nguồn ô nhiễm khác là cá chết vớt ra từ ao. Xử lý hợp lý (như chôn hoặc

5
Chỉ liên quan đến các trại nuôi được xây dựng sau khi tiêu chuẩn PAD được hoàn thành.
6
Đất ngập nước theo Hiệp định RAMSAR phải được đặc biệt quan tâm. Cũng như cần xem
xét (1) vườn quốc gia (2) bảo tồn các môi trường sống bên trong hoặc các vùng đệm trong
và xung quanh vùng có nuôi trồng thủy sản (có khả năng ước lượng được bởi loài/ đơn vị
diện tích) và môi trường sống trên cạn cũng như đất ngập nước.
Bản thảo tiêu chuẩn PAD cho giai đđoạn lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất - 23 tháng 4 năm 2009

thiêu đốt) là cần thiết nhằm đảm bảo chất thải này không tác động lên môi
trường.

Nguyên tắc

Giảm thiểu tác động tiêu cực của nuôi cá tra/basa lên các nguồn nước.

Tiêu chí


 Chất lượng nước thải.
 Các chất dinh dưỡng trong chất lắng ao.
 Bùn xả.
 Nước trao đổi.
 Quản lý nước thải.

Các chỉ báo

1. Phần trăm thay đổi về tổng nitơ amoniắc (TAN) giữa ao và cống
vào
7
.
2. Hàm lượng ô xy hòa tan (DO) trong nước thải.
3. Phần trăm thay đổi của Nhu cầu Oxy Sinh học trong 5 ngày (BOD
5
)
giữa nước ao và nước cấp vào.
4. Phần trăm thay đổi về tổng phốt pho giữa nước ao và nước cấp vào.
5. Phần trăm thay đổi về tổng Nitơ giữa nước ao và nước cấp vào
6. Trực tiếp xả bùn thải.
7. Bằng chứng về lưu chứa và sử dụng bùn thải.
8. Phần trăm thay đổi về độ đục giữa ao và cống vào.
9. Phần trăm thay đổi về tổng Nitơ (TN) trong chất lắng ao.
10. Phần trăm thay đổi về tổng phốt pho (TP) trong chất lắng đáy ao.
11. Phần trăm nước trao đổi tối đa mỗi ngày .
12. Xử lý cá chết vớt ra từ ao.

Các tiêu chuẩn


1. TAN: Tối đa 700 phần trăm thay đổi.
2. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước được thải ra tối thiểu là 3mg/l.
3. BOD
5
: tối đa 40 phần trăm thay đổi.
4. Tổng Phốt pho: tối đa 150 phần trăm thay đổi.
5. Tổng nitơ: tối đa 120 phần trăm thay đổi.
6. Không thải trực tiếp bùn vào trong vùng nước công cộng.
7. Cần phải chứng minh sự lưu chứa bùn và bùn được sử dụng.
8. Độ đục: tối đa 20 phần trăm thay đổi.
9. TN trong chất lắng: tối đa 4.3 phần trăm tại điểm thu hoạch.
10. TP trong chất lắng: tối đa 1.2 phần trăm tại điểm thu hoạch.
11. Tối đa phần trăm lượng nước trao đổi mỗi ngày không vượt quá
25%, ngoại trừ trong thời gian thu hoạch.
12. Xử lý hợp lý cá chết vớt ra từ ao (như chôn hoặc đốt).


×