Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

QUẢN LÝ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.63 KB, 4 trang )

QUẢN LÝ CHI
TIÊU TRONG
GIA ĐÌNH
Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về
những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn
đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình
thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.

Thái độ của một người về tiền bạc gần như là một cá tính. Chính vì
vậy, vợ (chồng) cần biết chấp nhận thói quen về tiền bạc của nhau.

Đối với tiền bạc, vợ (chồng) bạn có thể thuộc vào một trong bốn
dạng sau đây: dạng người tiêu xài, người tích luỹ, người hay lo lắng
và người hay né tránh. Mỗi dạng đều có những nét tích cực và tiêu
cực riêng. Trong việc chèo lái ngân sách gia đình, người này sẽ
hỗ trợ cho người kia sao cho hài hoà và hiệu quả nhất.

Nhiều cặp vợ chồng quản lý tiền bạc bằng cách không cho nó trở
thành đồng tiền chung. Những gì anh ấy kiếm được là của anh ấy,
những gì tôi kiếm được là của tôi. Điều đó thực sự hấp dẫn nếu một
trong hai người đã từng có gia đình và có con riêng.

Đa số vợ chống vẫn muốn có một chút tiền “lận lưng” để tiêu theo
nhu cầu của mỗi người trong công việc, ngoại giao. Còn lại họ đều
góp chung nhau để lo cho con cái, chi phí các khoản khác cho cả
nhà: tiền đi chợ, tiền nhà, tiền điện thoại, tiền nước…

Vậy làm thế nào để tiền không ảnh hưởng đến gia đình bạn?

Dù giàu hay nghèo, bạn cũng có thể tránh hoặc giảm bớt được
những cuộc tranh cãi về tiền bạc. Sau đây là một số bí quyết:


- Hãy nói chuyện thẳng thắn với nhau về tiền bạc. Sự im lặng có thể
dẫn đến những hậu quả khó lường.
- Dù thế nào vẫn phải có một người lo quản lý tài chính gia đình,
hoặc vợ hoặc chồng.
- Phải biết tiền từ đâu mà có. Ngay cả khi chồng (vợ) bạn có lắm
tiền, bạn cần tìm rõ ngọn ngành. Hãy chú ý vào thu nhập và cam
đoan rằng nó phù hợp với lượng tiền mà bạn kiếm được.
- Hãy tham khảo ý kiến của nhau trước khi mua đồ vật trong gia
đình, điều đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
- Hãy nhìn thẳng vào hoá đơn, những vấn đề nhạy cảm luôn xuất
hiện khi chúng ta giải quyết vấn đề hôn nhân và tiền bạc. Chẳng hạn
bạn có dám từ bỏ việc quản lý tiền nhằm khích lệ cái tôi của người
bạn đời không hay chỉ có những cảm giác mệt mỏi và giận dữ?
- Hãy cộng hết nợ lại và đề ra phương hương thanh toán, nếu mắc
nợ.
- Cùng quan tâm đến chi tiêu và tiết kiệm: các chuyên gia khuyên
rằng các cặp vợ chồng nên có vài khoản chi tiêu cho gia đình và tiết
kiệm chung, tất nhiên cả hai đều cùng quản lý. Cả hai cũng nên có
những khoản tiền riêng với tên của mình và như thế chẳng có ai sờ
vào đó được cũng như chẳng ai bắt mình chi tiêu nếu mình không
thích.
- Không nên chỉ trích vợ hoặc chồng trước mặt bạn bè về tiền bạc.
- Hãy tạo ra tài khoản chung nhằm tăng làm tăng thêm sự tin cậy lẫn
nhau trong hôn nhân cũng như tạo thuận lợi cho việc quản lý việc
nhà.
- Hãy thống nhất trả lời khi con bạn đòi hỏi điều gì để tránh trường
hợp chúng dựa vào người này để phản kháng người kia.
- Thường xuyên trao đổi về những mục tiêu của mình, đặc biệt khi
bạn cần giải quyết một vấn đề tiền bạc.
- Tiếp tục nỗ lực từ hai phía: cách hiệu quả nhất để đi đến một sự

thống nhất về tiền bạc là đưa ra những quyết định liên quan đến chi
tiêu cũng như lập kế hoạch dài hạn cùng nhau.
Theo Thế giới Phụ nữ

×