Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tình hình phát triển một số ngành Công nghiệp năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.42 KB, 6 trang )

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
NĂM 2009
1. Ngành Điện
1 Trong những tháng đầu năm, do ảnh hưởng của suy giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế thế giới nên kinh tế Việt nam cũng có tốc độ phát triển chậm hơn (GDP 6 tháng
đầu năm chỉ đạt 3,9% so với 6,74% cùng kỳ năm 2008). Sản xuất công nghiệp nhất là
thép và xi măng giảm làm cho nhu cầu phụ tải điện không còn tăng mạnh như năm
trước. Do năm 2008 đã có thêm nhiều nguồn điện mới được huy động đưa vào vận
hành, cùng với thời tiết thuận lợi mưa sớm nên các nhà máy thuỷ điện được huy động
nhiều hơn, không còn tình trạng căng thẳng nguồn điện như mùa khô năm 2008. Việc
cung ứng điện cho nhu cầu phát triển nền kinh tế cũng như xã hội của cả nước trong
năm 2009 thuận lợi hơn, chưa phải thực hiện tiết giảm điện như các năm trước. Trong
những ngày tháng 6/2009 khi nắng nóng trên 36
o
C, khu vực TP Hà Nội đã xảy ra quá tải
cục bộ tại nhiều trạm biến áp, đường dây trung thế, hạ thế, aptomat (tổng, nhánh) tại các
trạm phân phối, thời gian cấp điện lại còn chậm. Nguyên nhân chính là nhiều công trình
điện đang được đầu tư để đáp ứng nhu cầu điện của thành phố bị chậm tiến độ so với
quy hoạch.
2 Tổn thất điện năng vào những tháng đầu năm vẫn ở mức cao, gần 10%, tăng hơn
so với năm 2009 do mất cân đối nguồn điện ở các miền nên phải vận hành đường dây
500 kV Bắc - Nam với công suất cao và đầy tải. Những tháng cuối năm phát triển công
nghiệp đã được phục hồi dần và nhu cầu phụ tải điện cũng đã bắt đầu tăng trở lại. Nếu
quý I điện tăng trưởng là 3,79% (trong đó điện cấp cho công nghiệp và xây dựng giảm
1,56%, cấp cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 8,55%); đến quý II đã tăng 11,3% (cấp
cho công nghiệp và xây dựng tăng 9,46%, cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 14,1%)
và sang quý III đã tăng lên 17,3% (cấp cho công nghiệp và xây dựng tăng 16,3%, cho
quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 16,3%). Ước cả năm 2009 điện thương phẩm đạt 74,3
tỷ kWh, tăng 12,7% so với năm 2008.
2. Ngành Dầu khí
Giá dầu thô thế giới trong năm 2009 tăng dần qua các tháng: nếu như tháng 4 năm


2009 giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn ở mức 51,55 USD/thùng, thì sang tháng 5 đã tăng
lên 61,67 USD/thùng và bước sang tháng 6 đã tăng lên trên 70 USD/thùng và trong 6
tháng cuối năm luôn dao động ở mức trên, dưới 70 USD/thùng. Đây là điều kiện thuận
lợi để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, tài chính
đã được giao. Sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 16,3 triệu tấn, tăng 9,4% so với năm
2008, trong đó xuất khẩu 13,4 triệu tấn, sử dụng trong nước 2,9 triệu tấn.
Tháng 2/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động và đưa ra các sản
phẩm đầu tiên; tiến độ chạy thử và khởi động nhà máy đã đạt 98,4%, hầu hết các phân
xưởng của nhà máy đã ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động trong tháng 6 năm 2009.
Ngày 6 tháng 5 năm 2009, nhà máy đã sản xuất ra dòng sản phẩm xăng đạt chất lượng
và ngày 27 tháng 5 năm 2009 đã xuất lô sản phẩm đầu tiên qua đường biển (5.000 tấn
kerosene). Cuối tháng 8, đầu tháng 9, nhà máy gặp sự cố phải tạm ngừng sản xuất để
khắc phục; tuy nhiên Tập đoàn đã sớm khắc phục và đưa vào vận hành trở lại.
3. Ngành Than - Khoáng sản
Năm 2009, để bù lại giá than giảm do khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành than
đã đẩy mạnh hoạt động khai thác để tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo doanh thu ổn định
và có tăng trưởng với năm 2008. Quy chế xuất khẩu than chất lượng thấp qua khu
chuyển tải Vạn Gia, tỉnh Quảng Ninh của Bộ Công Thương đã cho phép ngành than
khai thác và xuất khẩu than nhiệt năng thấp không vượt quá 3 triệu tấn/năm, giúp tăng
khả năng tận thu ngoại tệ. Sản lượng than sạch toàn ngành năm 2009 ước đạt 43,7 triệu
tấn, tăng 9,9% so với năm 2008, trong đó xuất khẩu đạt 25,1 triệu tấn, tiêu dùng trong
nước là 18,6 triệu tấn.
Về sản xuất kinh doanh khoáng sản, năm 2009, ngành sản xuất được 420 tấn thiếc
thỏi (đạt 100% kế hoạch); 44,2 nghìn tấn tinh quặng đồng (quy 25%), 6 nghìn tấn đồng
kim loại, 7 nghìn tấn kẽm thỏi. Giá bán khoáng sản cuối năm tăng đáng kể so với đầu
năm đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều loại khoáng sản gặp
thuận lợi hơn.
4. Ngành Thép
Năm 2009 ngành thép mặc dù còn khó khăn, một số doanh nghiệp còn bị thua lỗ
từ năm trước nhưng vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, không có cơ sở nào phải đóng

cửa. Đạt được kết quả này chủ yếu là do hàng loạt các biện pháp kích cầu của Chính phủ
như các thay đổi về chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách ưu tiên ngoại tệ để nhập
khẩu phôi thép, thép phế liệu… và do các doanh nghiệp trong ngành không ngừng cải
tiến chất lượng, chú trọng vào việc khẳng định thương hiệu như thép Thái Nguyên
Tisco, thép Hoà Phát, thép Miền Nam… cùng nhau chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Cuối năm, tiêu thụ thép gặp khó khăn hơn do phải chịu sự cạnh tranh từ thép
ngoại nhập giá rẻ và ảnh hưởng của mùa mưa bão. Lượng thép ngoại nhập từ Trung
Quốc và các nước ASEAN tăng mạnh do được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%
1
. Trong
khi đó, khả năng cạnh tranh của thép nội chưa cao, thị trường xuất khẩu còn nhỏ hẹp nên
sản lượng xuất khẩu còn hạn chế
2
. Do vậy, sản lượng thép cả năm đạt khoảng 6,32 triệu
tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2009 năng lực sản xuất của ngành đã tăng thêm khoảng 2,2 triệu tấn
thép và 1,5 triệu tấn phôi do có thêm một số nhà máy sản xuất đi vào hoạt động góp
phần nâng công suất sản xuất thép xây dựng toàn ngành lên gần 7 triệu tấn/năm, công
suất sản xuất phôi lên 4,5 - 4,7 triệu tấn/năm nhưng đồng thời cũng đã làm dãn thêm
khoảng cách giữa cung và cầu thép trên thị trường. Đây cũng là vấn đề của ngành cần
phải giải quyết trong những năm tới.
5. Ngành Phân bón
1
Sản lượng thép nhập khẩu từ ASEAN chiếm tới trên 70% lượng thép nhập khẩu năm 2009
2
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Campuchia và Lào
Ngành phân bón gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Sản xuất chỉ duy
trì sản lượng ở mức hợp lý do lượng tồn kho khá lớn từ đầu năm. Các tháng cuối năm
nhu cầu sử dụng phân bón giảm do ảnh hưởng bởi xu hướng chung của thị trường phân
bón trên thế giới. Tiêu thụ phân bón còn bị ảnh hưởng bởi lượng nhập khẩu dồn về các

tháng cuối năm, ước tính cả năm 2009 nhập khoảng 4,2 triệu tấn phân bón các loại. Do
đó, sản lượng sản xuất phân bón các loại nhìn chung không bằng năm trước, ước tính
sản lượng sản xuất phân ure năm 2009 khoảng 945,5 ngàn tấn, tăng 2,6%; phân lân đạt
1,44 triệu tấn, bằng 93,7%; phân NPK đạt 2,49 triệu tấn, bằng 99,3% so với năm 2008.
Trong tháng 4, Nhà máy phân bón DAP Đình Vũ - Hải Phòng đã đi vào hoạt động
chính thức và sản xuất khoảng 150-160 ngàn tấn trong năm 2009, góp phần đáp ứng một
phần nhu cầu trong nước và giảm nhập khẩu.
Trước tình hình sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ngày càng gia
tăng, các cơ quan quản lý đã chú trọng và áp dụng nhiều biện pháp tích cực như kiểm
tra, kiểm soát, bắt giữ và xử phạt trên tất cả các địa phương trong cả nước; đã có ký kết
thỏa thuận về hợp tác đấu tranh phòng chống việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả
giữa các Bộ ngành: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công an và Hiệp hội Phân bón; Nghị định xử phạt vi phạm trong sản xuất kinh doanh
phân bón cũng đã được soạn thảo trình Chính phủ với các qui định xử phạt nghiêm minh
hơn. Các biện pháp này cũng đã góp phần tích cực giảm dần tình trạng sản xuất và kinh
doanh phân bón giả, kém chất lượng trong thời gian vừa qua.
6. Ngành Cơ khí
Ngành Cơ khí đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển đổi từ thụ động sang
chủ động hơn trong sản xuất, đầu tư và tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ để nâng
cao khả năng cạnh tranh. Các chính sách thúc đẩy sản xuất cơ khí của Nhà nước như
Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2015
3
, hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản
xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn
4
,… đã mang lại hiệu
quả rất thiết thực. Bản thân các doanh nghiệp cũng đã tự đổi mới, vận dụng các cơ chế
chính sách của Nhà nước để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí vẫn hạn chế, chỉ

dừng ở công đoạn gia công, lắp ráp các thiết bị cơ khí. Tuy là chìa khóa thúc đẩy công
nghiệp phát triển nhưng hiện nay 70 - 80% sản phẩm phục vụ sản xuất lắp ráp vẫn phải
nhập khẩu, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong nước còn chuyển từ sản xuất sang gia
công lắp ráp hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân cơ bản
vẫn là thiếu các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất, thiếu nguồn
nhân lực có trình độ, tay nghề giỏi. Công tác hỗ trợ dịch vụ của các sản phẩm cơ khí
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức từ phía các doanh nghiệp.
7. Ngành Dệt may
3
Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 01 năm 2009.
4
Quyết định 497/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2009.
Những tháng đầu năm 2009 nhiều doanh nghiệp dệt may phải thu hẹp sản xuất do
giảm đơn hàng xuất khẩu, đơn giá giảm và biến động lao động, đặc biệt là những doanh
nghiệp nhỏ và vừa khả năng cạnh tranh kém và các doanh nghiệp FDI do bị ảnh hưởng
từ các công ty mẹ tại chính quốc (đơn hàng giảm 20 - 25%, giá giảm 10 - 15%).
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, cùng với nhiều chính sách giải pháp của
Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, kinh
doanh, xuất khẩu đồng thời với sự chủ động tháo gỡ của doanh nghiệp, tình hình sản
xuất kinh doanh của ngành đã được cải thiện và tăng trưởng trở lại. Một số doanh
nghiệp đã có đơn hàng cho đến hết quý I năm 2010, thậm chí đến hết quý II/2010. Kim
ngạch cả năm 2009 ước đạt khoảng 9,08 tỷ USD, bằng 99,6% so với năm 2008.
Cùng với xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp như Phong Phú, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt
Thắng, Thái Tuấn… đã thực hiện có hiệu quả việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, bằng
cách tăng cường tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về
nông thôn, góp phần giúp ngành đứng vững trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn.
8. Ngành Da giầy
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đợt tăng trưởng quá “nóng” vào
năm 2008, đơn hàng xuất khẩu giầy nữ và giầy thể thao của các doanh nghiệp da giầy
sụt giảm mạnh vào quý I năm 2009. Sang quý II và những tháng cuối năm 2009, hoạt

động sản xuất của các doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm. Hiện
nay, các doanh nghiệp lớn của ngành và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã
có đơn hàng sản xuất ổn định đến hết năm 2009 và đầu năm 2010. Riêng mặt hàng dép
các loại và giầy vải, các doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất ổn định trong cả năm,
không phải dừng sản xuất trong giai đoạn giãn vụ như các năm trước.
Hiện nay giầy dép của Việt Nam đã có mặt trên 50 nước ở khắp các châu lục. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu là các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản. Ở
các thị trường này, giầy của Việt Nam sản xuất thuộc vào dòng sản phẩm cấp trung
bình, giá rẻ.
Tuy vậy, ngành vẫn đang gặp phải một số khó khăn. Thứ nhất, do các tỉnh đều mở
nhiều khu công nghiệp thu hút lượng nhân công nên nhiều doanh nghiệp khó tuyển được
lao động, nhất là lao động có tay nghề dù có trả lương cao hơn trước. Thứ hai, ngành
vẫn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Việc Uỷ ban châu Âu áp thuế
chống bán phá giá 10% với giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào EU hơn 3 năm qua
cùng với việc loại ngành giày dép khỏi diện được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 -
2011 đã gây nhiều thiệt hại cho ngành giày da Việt Nam. Nhiều đối tác của ngành giầy
Việt Nam đã dịch chuyển nhà máy sản xuất giầy sang Campuchia (tổng cộng khoảng 20
nhà máy) để được hưởng ưu đãi GSP Nếu Ủy ban Châu Âu tiếp tục kéo dài thời hạn áp
thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày nhập khẩu từ Việt Nam vào EU thêm ít
nhất 15 tháng nữa sẽ là một thách thức lớn đối với ngành da giầy Việt Nam. Do những
khó khăn này, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy chỉ đạt 4,02 tỷ USD, bằng 84,2%
so với năm 2008, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tại thị trường nội địa, sức mua sản
phẩm giầy dép, túi cặp của người tiêu dùng vẫn ổn định.
9. Ngành Giấy
Tình hình ngành giấy năm 2009 vẫn gặp nhiều khó khăn. Những tháng đầu năm
tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy gặp nhiều khó khăn, các nhà máy sản xuất
giấy lớn phải giảm sản lượng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ để giảm bớt lượng hàng tồn
kho còn khá lớn từ cuối năm 2008. Hầu hết các nhà máy nhỏ, công suất dưới 10.000
tấn/năm phải đóng cửa, các nhà máy còn lại chỉ huy động được 50 - 60% công suất
Sang quý III năm 2009, sản xuất của ngành giấy đã có dấu hiệu phục hồi, công

suất huy động đã đạt trên 80% so với cùng kỳ năm 2008, sản lượng hầu hết các sản
phẩm đều tăng, sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên nên lượng tồn kho giảm nhiều so với
đầu năm. Bảo đảm giấy in, viết phục vụ cho năm học 2009 - 2010. Tuy vậy sản lượng
giấy sản xuất năm của toàn ngành mới bằng 86% so với cùng kỳ năm 2008 (ước đạt 1,6
triệu tấn).
10. Ngành Thuốc lá
Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 của ngành thuốc lá vẫn ổn định và tiếp
tục tăng trưởng. Định hướng đổi mới cơ cấu sản phẩm, tăng sản phẩm thuốc đầu lọc và
nhãn cao cấp tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Năm 2009 sản phẩm thuốc lá bao các
loại ước đạt 4,5 tỷ bao, tăng 2,0 % so với cùng kỳ. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu thuốc
lá vẫn gia tăng. Ngày 07 tháng 3 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định
43/2009/NĐ-CP bổ sung các loại thuốc lá nhập lậu vào danh mục hàng hoá cấm kinh
doanh, đây là điều kiện thuận lợi để bảo vệ ngành thuốc lá trong nước.
Hiện nay, tình hình nhập lậu thuốc lá nhãn quốc tế theo đường tiểu ngạch vẫn
chưa kiểm soát được do thói quen của người tiêu dùng vẫn chuộng thuốc lá nhập khẩu.
Những tháng cuối năm 2009 giá nguyên liệu thuốc lá vẫn ở mức cao và có xu hướng
tăng cũng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của ngành.
11. Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát
Nhìn chung, năm 2009 ngành bia tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Giá
nguyên vật liệu giảm so với năm 2008 là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của
ngành. Các Công ty bia lớn trong ngành có uy tín về thương hiệu như HABECO,
SABECO, Hệ thống Bia APB tại Việt Nam, Nhà máy bia Sabmiller… đều tăng trưởng
tốt. Những công ty sản xuất bia với sản lượng thấp, máy móc thiết bị cũ, chất lượng
không đảm bảo đang dần bị thu hẹp. Tổng sản lượng bia cả nước năm 2009 ước đạt 2,0
tỷ lít, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản xuất rượu năm nay gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào là các hoa quả,
vỏ chai… tăng cao; tuy nhiên, những doanh nghiệp sản xuất lớn, có thương hiệu, vẫn
ổn định và phát triển tốt như Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, Công ty vang Thăng
Long, các sản phẩm rượu của SABECO
Về sản xuất nước giải khát, trong năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành đã

tích cực nghiên cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng cường quảng
cáo tới người tiêu dùng nên có những bước phát triển trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Hiện các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát đang đẩy mạnh sản xuất
để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh vào dịp tết Nguyên đán sắp tới.
12. Ngành Nhựa
Năm 2009 giá nguyên liệu nhựa ổn định hơn so với năm 2008. Các doanh nghiệp
trong ngành tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu nên hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa ổn định và có hiệu quả hơn.
Mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2009 không đạt chỉ tiêu đề ra là 1 tỷ USD mặc
dù số lượng thị trường xuất khẩu mở rộng tới hơn 140 thị trường trên toàn thế giới (năm
trước chỉ có 55 thị trường) và từ tháng 7 đến nay kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng khoảng
10% - 15% so với những tháng đầu năm. Dự kiến sản phẩm nhựa xuất khẩu năm 2009
ước đạt 802 triệu USD - bằng 87,12% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế, kim ngạch xuất khẩu nhựa sang các thị trường lớn (Mỹ,
Nhật, Châu Âu) giảm, cộng thêm xuất khẩu nhựa sang Mỹ đang bị ách tắc do bị kiện
chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với mặt hàng túi PE.
13. Ngành Sữa
Trong năm 2009, giá sữa liên tục tăng, đặc biệt là sữa nhập khẩu đã ảnh hưởng rất
lớn đến người tiêu dùng, nguyên nhân theo giải thích của ngành sữa do giá đường tăng
cao, nguồn cung không ổn định. Giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho chi phí giá thành
sản phẩm tăng. Hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu ban hành thông tư về quản lý
giá sữa và sữa sẽ thuộc mặt hàng bình ổn giá để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Sản lượng sữa bột năm 2009 ước đạt khoảng 42,3 nghìn tấn, bằng 91,1% so với năm
2008, sữa hộp đạt 403,5 triệu hộp, tăng 3,9% so với năm 2008.
14. Ngành Dầu thực vật
Giá dầu nguyên liệu bình quân trên thế giới trong năm 2009 thấp hơn so với năm
2008, đây là điều kiện tốt để bình ổn giá dầu thực vật tại thị trường trong nước. Tận
dụng các chính sách kích cầu của Chính phủ, các doanh nghiệp trong ngành đã tích cực

đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác xúc tiến thương
mại; ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật, Mông Cổ, Campuchia, Úc , …
và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu như Pakistan, Ethiopa. Sản lượng dầu thực vật
tinh luyện năm 2009 ước đạt 593 nghìn tấn, tăng 0,1% so với năm 2008.

×