Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Điều trị viêm túi mật cấp thuốc gì? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.9 KB, 3 trang )

Điều trị viêm túi mật cấp thuốc gì?

Viêm đường mật - túi mật là biến chứng thường gặp nhất của sỏi và giun đũa chui
vào đường mật - túi mật, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật. Trong nhóm bệnh lý
này, viêm túi mật cấp là một cấp cứu về tiêu hóa, thường do sỏi mật gây nên. Bệnh
hay gặp ở nữ, tuổi thường gặp từ 40 - 60 tuổi. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều
trị kịp thời để phòng những biến chứng có thể dẫn tới tử vong.
Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Khi có sỏi đường mật, nhất là sỏi cổ túi mật hoặc giun chui đường mật sẽ gây tắc nghẽn
đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm
nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp.
Bệnh gây ra do vi khuẩn chiếm đến 50-85% trường hợp. Vi khuẩn thường gặp là E. coli,
Klebsiella, Streptococcus nhóm D,
Staphylococcus, và Clostridium.
Thường khởi phát bởi cơn đau quặn gan, sau
đó diễn tiến đưa đến nhiễm trùng và tắc mật.
Có khoảng 60-70% bệnh nhân với cơn đau
đầu tiên tự lui bệnh. Tuy nhiên những cơn đau
kéo dài về sau sẽ đưa đến đau lan tỏa cả vùng
hạ sườn phải, lan đến vùng bả vai phải, vai
phải.
Đau tăng khi ho và hít sâu, bệnh nhân thường nôn và chán ăn; vàng da chỉ xuất hiện khi
có viêm phù nề hoặc hạch chèn ép vào đường dẫn mật chính nên thường không có hoặc
đến muộn.
Chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng, xét nghiệm công thức máu, bilirubin máu và siêu âm
hệ thống gan mật.
Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có khá nhiều biến chứng có thể xảy ra, thậm
chí có cả những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Các biến chứng
thường gặp là viêm mủ túi mật, ứ nước túi mật, hoại thư và thủng túi mật.

Sỏi ở mật gây viêm.


Điều trị
Điều trị nội khoa: Nghỉ ngơi, truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải.
Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn như nospa hay sparmaverin. Kháng sinh là thuốc
đầu tay, hiện nay có rất nhiều kháng sinh có thể lựa chọn với ưu tiên là các kháng sinh có
phổ tác dụng trên vi khuẩn gram âm như quinolon thế hệ 2 và kháng sinh có tác dụng
trên các vi khuẩn kỵ khí như nhóm imidazole. Tùy theo tình trạng, tùy theo mức độ và
tùy theo điều kiện thực tế mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý.
Nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole): thuốc có tác dụng tốt với các
nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kỵ khí, nhất là nhiễm khuẩn tiêu hóa và giá thành rẻ nhưng
khi dùng thuốc kéo dài cần lưu ý vì có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn,
nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay các dấu hiệu này thường nhẹ và hết sau khi cơ
thể đào thải hết. Đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn huyết động học khi sử
dụng dài ngày loại thuốc này nhất thiết phải được theo dõi công thức bạch cầu. Thuốc
này không được dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú.
Trong nhóm quinolon thế hệ 2, ciproflocacin hoặc peflacin là thuốc được lựa chọn đầu
tiên trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa do giá thành rẻ, hiệu quả cao. Thuốc hấp
thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng khoảng 70 - 95%. Thức ăn và
các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu thuốc. Phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể
ít qua hàng rào máu não ở người bình thường nhưng khi màng não bị viêm thì xâm nhập
tốt hơn. Qua được nhau thai và sữa mẹ. Tuy nhiên, khi dùng thuốc có một số tác dụng
không mong muốn có thể xảy ra như rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy;
gây đau nhức xương khớp, kém phát triển xương khớp nhất là ở tuổi đang phát triển;
ngoài ra có thể có các biểu hiện khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, có trường hợp
kích động, động kinh nhất là khi dùng cùng với theophylin, tăng bạch cầu ưa acid, giảm
bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
Trong trường hợp bệnh nặng cần sử dụng phối hợp kháng sinh và dùng bằng đường tiêm,
thường phối hợp thêm với cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxim, ceftriazon hoặc
cefuroxim. Ngoài ra cần chú ý đến nhiễm các vi khuẩn kị khí, do đó cần phối hợp thêm
metronidazol hoặc clindamycin (dalacin).
Điều trị ngoại khoa:

- Mổ cấp cứu: Trong trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa mà tình trạng
nhiễm trùng nhiễm độc nặng hoặc có biến chứng ngoại khoa như túi mật hoại tử, thấm
mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật. Hiện nay thường mổ túi mật qua đường nội soi.
Trong trường hợp viêm túi mật hoại tử cũng bắt đầu là viêm túi mật cấp do sỏi hoặc
không nhưng sau đó do thiếu máu và hoại tử thành túi mật, do các vi khuẩn sinh hơi kị
khí. Tử vong loại này thường cao hơn, do vậy trong những trường hợp này cần mổ sớm
cho bệnh nhân và phối hợp với hồi sức kháng sinh thích hợp.
- Mổ phiên: Thường sau một đợt điều trị nội khoa để ổn định nhiễm trùng, nhất là ở
người già có bệnh tim mạch, đái tháo đường để chuẩn bị bệnh nhân được tốt hơn.
ThS. Nguyễn Bạch Đằng

×