Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thuốc phục hồi liệt cơ sau tai biến mạch máu não docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.64 KB, 3 trang )

Thuốc phục hồi liệt cơ sau
tai biến mạch máu não

Sau tai biến mạch máu não người bệnh thường bị di chứng liệt cơ. Khoảng 60% người
bệnh bị di chứng này. Trong số đó 5% bị co cứng chi trên có hồi phục một phần chức
năng. Sự co cứng này làm mất đi sự khéo léo, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động
cho người bệnh. Một số thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng trên: uống thuốc giãn cơ,
phong bế thần kinh cơ, mới nhất tiêm độc tố botolotoxin phong bế sự giải phóng
acetylcholine.

Dùng thuốc uống làm giãn cơ
Thuốc thường dùng là baclofen, dantrolen
diazepam Tuy nhiên nhược điểm của
phương pháp là, do thuốc không chọn lọc
trên các cơ bị liệt ở chi trên, nên có thể
giảm lực cơ bình thường (như làm yếu cơ
thân mình nên khó ngồi). Dùng lâu ngày sẽ
quen thuốc, phải tăng liều dùng, hoặc dẫn
tới "lệ thuộc thuốc".
Với thuốc baclofen: lúc đầu được nghiên cứu với mục đích chữa động kinh nhưng không
đáp ứng, trái lại có hiệu quả trên các cơ co cứng. Ở trẻ em, liều điều trị cao (so với tuổi)
mới hiệu quả, nhưng liều cao lại có các tác dụng phụ nguy hại hơn lợi ích, vì thế không
được dùng. Hiện nay baclofen chỉ dùng cho người lớn để thư giãn cơ sau tai biến mạch
máu não. Ưu điểm của thuốc không gây nên sự tích lũy thuốc, người bệnh có thể dùng
kéo dài mà không sợ bị hội chứng cai khi ngừng thuốc. Tuy nhiên sau thời gian dùng kéo
dài, có sự quen thuốc, nên hiệu lực có phần giảm đi.
Baclofen tiêm tủy sống có hiệu lực ổn đinh hơn uống, tuy nhiên kỹ thuật này khó, dễ gây
nhiễm khuẩn. Cách uống cũng vẫn còn được dùng khá phổ biến (tuy với một ít người
hiệu năng không ổn định).

Dòng máu không thể đi qua cục máu đông.



Ở liều điều trị và thời gian điều trị thích hợp ít khi gây ra hiện tượng lệ thuộc thuốc. Khi
dùng liều cao, kéo dài sẽ gây ra các hội chứng: ảo giác (về thính giác, thị giác, xúc
giác), hoang tưởng, lo âu, nhầm lẫn, suy giảm thay đổi thất thường; suy nghĩ mất tập
trung, mất tính tự chủ, rối loạn tính khí, rối loạn cư xử, điên cuồng; rối loạn giao cảm
(tăng thân nhiêt, tim nhanh, rùng mình) đăc biệt gây các phản ứng ngược (tăng trương
lực cơ, co cứng cơ phản hồi, co cứng cơ bắp cao độ).
Không dùng baclofen cho người động kinh, suy thận, suy gan, suy hô hấp, có tiền sử
loét dạ dày, người có thai cho con bú (do không đầy đủ thông tin). Thuốc ức chế thần
kinh trung ương nên không dùng khi lái xe vận hành máy làm việc trên cao hay các công
việc mạo hiểm khác.
Để tránh tác dụng phụ cần khám định kỳ để thầy thuốc điều chỉnh liều khi cần thiết.
+ Dantrolen là dẫn chất của phenytoin cũng được nghiên cứu để chữa động kinh (năm
1963), nhưng không có hiệu quả sau đó được được đề nghị làm thuốc thuốc giãn cơ (vào
năm 1967).
Dantrolen làm giãn cơ (giảm co cơ) do xóa bỏ kích thích trong các tế bào cơ bắp, có thể
là qua tác động lên thụ thể ryanodin, giảm sự tập trung canxi vào nội bào. Do tác động
này được dùng trong co cứng cơ sau tai biến mạch máu não.
Ưu điểm của thuốc là không có tác dụng lên dẫn truyền thần kinh, nên không có tác
dụng gây tê tại chỗ, không có tác dụng thần kinh - cơ nên không gây liệt cơ như kiểu
cura; không tăng thân nhiệt ác tính (thường hay gặp ở các thuốc ức chế thần kinh khác)
điều này không chỉ có lợi khi sử dụng trong điều trị co cứng cơ mà còn có ích khi dùng
với thuốc gây mê tổng hợp (thuốc gây mê tổng hợp gây hiện tượng tăng thân nhiệt).
Tuy nhiên, thuốc có thể gây rối loạn thị giác, rối loạn tâm thần, trầm cảm, nhức đầu, mất
ngủ, căng thẳng, ảo giác, viêm, lên cơn động kinh, hiếm gặp hơn là suy giảm hô hấp,
nghẹt thở; gây suy các cảm giác về mùi vị, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút (ở
vùng bụng). Ngoài ra có thể tác động gây viêm màng ngoài tim (khi uống), có các phản
ứng tim mạch thoáng qua; gây hại tủy xương (hiếm gặp), gây đau cơ lan tỏa, yếu cơ (chỉ
kéo dài vài ngày); đau lưng, đái ra tinh thể (hiếm thấy)
Không được dùng dantrolen cho người suy gan nặng, suy tim mạch nặng, tổn thương và

suy hô hấp, co cứng cơ cấp, có thai cho con bú (do không đầy đủ thông tin). Thuốc ức
chế thần kinh trung ương, không dùng khi lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao
hay các công việc mạo hiểm khác.
Dùng cồn hay phenol phong bế thần kinh cơ
Phương pháp này có nhược điểm gây mất cảm giác và sau đó là loạn cảm. Tác dụng kéo
dài chỉ một vài tháng. Tiêm nhắc lại sẽ khó khăn, kém hiệu quả do mô sợi vùng xung
quanh dây thần kinh bị biến đổi.
Dùng độc tố Botolotoxin (BoTN-A) phong bế sự giải phóng acetylcholin
Nguyên lý phương pháp: Tiêm chọn lọc vào các cơ co cứng, BoTNA ức chế sự phóng
thích acetylcolin tại bản thần kinh cơ, ngăn cản dẫn truyền thần kinh cơ, làm giảm co
cứng cơ. Do dùng tại chỗ, liều thấp, có chọn lọc, BoTNA không gây giảm trương lực cơ
vận động chung của cơ thể, lại khá an toàn (vì không tác động lên toàn cơ thể). Tuy
nhiên đây là một kỹ thuật khó vì phải có kỹ thuật tiêm đúng chỗ. Người tiêm phải nắm
chắc giải phẫu cơ thể, đánh giá được mức độ tai biến và thăm dò liều (chỉ dùng liều vừa
đủ gây giãn cơ theo ý muốn). Hiện botolotoxin có nhiều loại, có độc tính khác nhau và
hàm lượng khác nhau. Loại dùng cho chống liệt cơ là botolotoxin A (BoTNA).
Nếu bị di chứng liệt cơ (co cứng cơ) điều trị ngoại trú thì dùng thuốc uống giãn cơ là
thích hợp (áp dụng cho số đông), còn phương pháp phong bế bằng độc tố BoTNA tuy có
hiệu quá cao và an toàn những chỉ áp dụng trong bệnh viên, thường là bệnh viện tuyến
trên. Người bệnh không tự ý mua thuốc vê nhờ y tá tuyến dưới tiêm hộ (vì rất nguy
hiểm).
DS. Bùi Văn Uy

×