Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thận trọng khi dùng thuốc chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân hen pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.61 KB, 2 trang )

Thận trọng khi dùng thuốc chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân hen
Một số loại thuốc được công nhận là có hiệu quả nhất trong việc điều trị tăng huyết áp thì
lại có tác dụng không tốt lên bệnh nhân hen. Do vậy, người ta phải hết sức cẩn trọng trong
việc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hen phế quản
kèm theo.
Tăng huyết áp và hen phế quản là những bệnh khá phổ
biến, do vậy chúng ta sẽ gặp khá nhiều bệnh nhân có cả
hai bệnh này. Sự kết hợp "hai trong một" này thường
không gây nguy hiểm, nhưng lại gây một số khó khăn
trong quá trình điều trị.
Những loại thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây
nguy hiểm
Trong số rất nhiều loại thuốc khác nhau được chỉ định để
điều trị tăng huyết áp thì thuốc chẹn bêta (betalock,
betalock zok) và thuốc ức chế men chuyển (coversyl,
lopril, tanatril) đứng hàng đầu về khả năng gây biến chứng
cho bệnh nhân hen phế quản.
Sự hiện diện của các cơ quan thụ cảm bêta trên đường hô hấp là nguyên nhân khiến việc sử dụng
thuốc chẹn bêta có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Để điều trị tăng huyết áp, dược phẩm này
sẽ phong tỏa hoạt động của các cơ quan thụ cảm bêta trên mạch máu (gây giãn nở mạch máu).
Sự phong tỏa tương tự cũng diễn ra với các cơ quan thụ cảm bêta trên các đường hô hấp và gây
co thắt phế quản, điều này dễ dàng khởi phát cơn hen và nguy hiểm cho bệnh nhân.
Việc dùng thuốc chẹn bêta để điều trị tăng huyết áp thường không được ứng dụng rộng rãi bởi
chúng không thể phân biệt được cơ quan thụ cảm trên mạch máu và các cơ quan thụ cảm trên
đường hô hấp. Điều này hoàn toàn trái ngược với các chất kích thích bêta dùng trong điều trị
bệnh hen (salbutamon, ventolin) bởi các chất này chỉ tác dụng vào các cơ quan thụ cảm trên
đường hô hấp.
Tuy nhiêm, do thuốc chẹn bêta tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp nên người ta đã
nỗ lực để cải tiến nó thành những sản phẩm tiên tiến hơn nhằm nâng cao khả năng phân biệt cơ
quan thụ cảm ở mạch máu và đường hô hấp. Các dược phẩm này được gọi là thuốc chẹn bêta thế
hệ 1 đã trải qua rất nhiều các thử nghiệm lâm sàng nhằm kiểm chứng độ an toàn của nó với bệnh


nhân hen. Các thử nghiệm cho thấy, dù thuốc chẹn bêta thế hệ 1 đã an toàn hơn với bệnh nhân
hen nhưng nó vẫn gây co thắt đường hô hấp ở một số bệnh nhân. Vì lý do này, dù các thế hệ sau
được cải tiến hơn chúng cũng hiếm khi được chỉ định cho người bị mắc bệnh hen.
Cùng với thuốc chẹn bêta, các thuốc ức chế men chuyển cũng có thể gây ra các vấn đề cho bệnh
nhân hen. Một trong những ảnh hưởng thường gặp nhất của các thuốc này là các cơn ho khan dai
dẳng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các cơn ho này là hệ quả của một dạng hoạt động đường hô
hấp có tên "asthma equivalent". Cụm từ "asthma equivalent" ám chỉ một hoạt động bên trong
đường hô hấp có những biểu hiện giống như bệnh hen và rất dễ dàng khởi phát cơn hen. Mặc dù
bệnh nhân hen hiếm khi có những phản ứng quá nghiêm trọng với các thuốc ức chế men chuyển
nhưng chúng vẫn có thể được ứng dụng nếu bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng những ảnh hưởng của
chúng.
Các loại thuốc an toàn hơn

Hình ảnh phế quản.
Có rất nhiều dược phẩm điều trị tăng huyết áp vẫn an toàn với bệnh nhân có kèm bệnh hen phế
quản, bao gồm:
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin như irbesartan (như aprovel, nhưng cần chú ý đề phòng đối với
bệnh nhân suy thận), telmisartan (micardis) không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con
bú, bệnh nhân có tắc mật, suy gan nặng.
Thuốc lợi tiểu: Hay dùng là furosemid (lasix), khi dùng cần chú ý bù kali cho bệnh nhân vì đây
là thuốc lợi tiểu đào thải muối.
Thuốc ức chế canxi: Hiện nay có hai loại phổ biến thường dùng là amlor, nifedipin Cần chú ý,
không sử dụng cho bệnh nhân xơ gan, phụ nữ có thai và cho con bú. Khi dùng phải theo dõi
huyết áp.
BS. Trần Tất Đạt
(Khoa Tim mạch - Bệnh viện 19/8)

×