Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ngành cà phê Việt Nam với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.09 KB, 7 trang )

Ngành cà phê Việt Nam với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn
I. Giới thiệu vài nét về ngành cà phê Việt Nam
Trong vòng 20 năm cuối thế kỷ 20 ngành cà phê Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ cà về diện tích, năng suất, tổng sản lượng và lượng cà phê
xuất khẩu. Nếu năm 1980, cả nước chỉ có 22.500 ha, trong đó diện tích ở thời kỳ
sản xuất có 10.800 ha, sản lượng chỉ đạt 8.400 tấn (năng suất 0,78 tấn/ha) thì 20
năm sau, năm 2000, năm cuối của Thiên niên kỷ, cả nước đã có 533.000 ha, trong
đó diện tích sản xuất có 385.000 ha với sản lượng 720.000 tấn (năng suất 1,87
tấn/ha) và xuất khẩu được 705.300 tấn.
Trong vòng 15 năm từ 1990 đến 2004, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể:
Sản xuất được: 6.493.700 tấn
Xuất khẩu: 6.236.437 tấn
Đạt kim ngạch XK: 5.289.620.344 USD với đơn giá bình quân 15 năm là
848,18 USD/T
(Xem biểu và đồ thị)
Bảng 1: Diện tích trồng, sản lượng và xuất khẩu cà phê
diễn biến qua các năm từ 1980 đến 2004 (Nguồn: VICOFA)
Năm
Tổng
diện
tích
Diện
tích
kinh
doanh
Năng suất
trung
bình/ha
(tấn)
Tổng


sản
lượng
(tấn)
Xuất
khẩu
(tấn)
Trị giá
(USD)
Giá xuất
khẩu
trung
bình
(USD/T)
1980 22.500 10.800 0,78 8.400
1981 19.100 9.500 0,49 4.630 4.600
1982 19.800 9.100 0,51 4.600 4.600
1983 26.500 9.100 0,44 4.000 3.400
1984 29.500 19.100 0,65 12.340 9.400
1985 44.600 19.800 1,03 20.400 23.500
1986 65.600 26.500 0,84 22.140 26.000
1987 92.300 29.400 1,15 33.820 30.000
1988 119.900 44.700 1,07 48.000 45.000
1989 123.100 65.600 0,95 62.100 56.900
1990 135.500 92.300 1,00 92.000 68.700 59.160.000 861,14
1991 135.000 111.900 1,06 119.000 76.800 65.437.000 852,04
1992 135.000 123.000 1,11 136.000 87.500 63.682.000 727,79
1993 140.000 135.500 1,04 140.500 124.300 113.000.000 909,09
1994 155.500 135.000 1,34 181.200 163.200 320.000.000 1.960,78
1995 205.000 135.000 1,81 245.000 222.900 533.524.000 2.393,56
1996 285.500 140.000 2,00 280.000 248.500 366.200.000 1.473,64

1997 385.000 155.500 2,57 400.000 375.600 479.116.000 1.275,60
1998 485.000 205.000 2,00 410.000 387.200 600.700.000 1.551,39
1999 529.000 285.000 1,75 500.000 646.400 563.400.000 871,60
1
2000 533.000 385.000 1,87 720.000 705.300 464.342.000 658,36
2001 535.000 485.000 1,86 900.000 844.452 338.094.000 400,37
2002 500.000 450.000 2 750.000 702.017 300.330.686 427,81
2003 450.000 420.000 1,71 720.000 693.863 446.547.298 643,57
2004 900.000 889.705 576.087.360 647,50
Với sản lượng như vậy, Việt Nam trong một thời gian ngắn đã được xếp vào
một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Bảng 2. Xuất khẩu và trị giá cà phê xuất khẩu của 10 nước đứng đầu thế giới
Khối lượng và trị giá xuất khẩu cà phê các dạng của 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới
Từ năm 1997 đến năm 2002 (đơn vị: bao 60kg và 1000 USD)
Tháng 1 đến tháng 12 Chênh lệch
1997
(1)
1998
(2)
1999
(3)
2000
(4)
2001
(5)
2002
(6)
(6) – (1) (6) - (5)
Tổng số
Lượn

g
80.263.
653
79.920.
616
85.429.
882
89.025.
237
90.382.
643
87.653.
104
7.389 2.729.5
39
Trị
giá
12.880.
155
11.425.
622
9.466.7
10
8.174.6
47
5.442.2
85
5.266.9
00
-

7.613.2
55
-
175.385
Brazil
Lượn
g
16.841.
537
18.158.
786
23.138.
844
18.015.
506
23.172.
405
27.908.
391
11.066.
854
4.735.9
86
Trị
giá
3.100.1
22
2.594.2
83
2.459.0

55
1.771.8
04
1.412.0
34
1369.45
5
-
1.730.6
67
-42.579
Colombia
Lượn
g
10.918.
863
11.259.
929
9.995.6
68
9.175.3
70
9.943.6
30
10.273.
530
-
645.333
329.900
Trị

giá
2.421.6
94
2.044.8
62
1.422.3
19
1.196.2
15
869.734 874.187 -
1.547.5
07
4.453
Việt Nam
Lượn
g
6.177.8
34
6.466.7
12
7.741.9
88
11.618.
554
13.945.
528
11.767.
407
5.589.5
73

2.178.1
21
Trị
giá
556.070 600.670 564.046 458.750 342.819 302.852 -
253.218
-39.967
Indonesia
*
Lượn
g
5.755.0
78
5.597.8
18
5.064.6
09
5.193.5
34
5.394.2
35
4.608.5
38
-
1.146.5
40
-
785.697
Trị
giá

604.671 592.912 438.462 311.040 254.976 277.610 -
327.061
22.634
Guatamel
a
Lượn
g
4.243.8
82
3.541.8
53
4.680.5
93
4.852.0
88
4.110.3
78
3.491.3
28
-
752.554
-
619.050
Trị
giá
619.962 584.396 586.951 571.061 304.777 269.895 -
350.067
-34.883
Mehico
Lượn

g
502.424 3.399.0
26
4.357.6
25
5.303.7
04
3.333.1
66
2.644.6
44
-
1.857.7
80
-
688.522
Trị
giá
934.090 640.569 580.583 646.649 290.135 231.698 -
702.392
-58.436
2
Ấn độ*
Lượn
g
2.640.1
11
3.487.0
14
3.612.6

90
4.440.5
72
3.739.8
04
3.407.2
31
767.120 -
332.573
Trị
giá
421.471 456.379 382.691 416.156 243.047 206.526 -
214.945
-36.521
Hondura
Lượn
g
1.722.4
82
2.329.2
74
1.986.6
03
2.879.1
33
2.391.6
13
2.711.2
60
988.778 319.647

Trị
giá
326.233 429.732 256.095 335.009 160.728 183.513 -
142.720
22.785
Ethiopia
Lượn
g
1.979.7
33
1.917.0
61
1.818.0
87
1.981.8
56
1.376.0
62
2.054.6
78
74.945 678.616
Trị
giá
384.359 377.944 264.212 251.079 140.865 161.478 -
222.881
20.613
Costa
Rica
Lượn
g

2.099.2
39
2.044.5
58
2.194.9
06
1.964.3
48
2.018.2
97
1.784.0
34
-
315.205
-
234.263
Trị
giá
411.899 391.936 325.581 259.548 170.555 156.825 -
255.074
-13.730
Chú thích: * Số liệu ước tính
Bảng 3:Lượng nhập cà phê của một số nước nhập khẩu hàng đầu của cà phê Việt
Nam
qua 4 vụ (2000/01 – 2003/04)
TT Tên nước Vụ
2000/01
Vụ
2001/02
Vụ

2002/03
Vụ
2003/04
1 Germany 134.321 112.739 106.059 164.625
2 USA 137.501 89.288 83.991 108.069
3 Spain 73.852 59.777 59.794 81.876
4 Belgium 138.603 51.170 60.161 78.624
5 Italy 62.559 56.263 51.641 61.916
6 Poland 38.155 47.500 57.179 60.377
7 United Kingdom 30.153 25.799 23.890 39.961
8 France 45.998 33.956 38.754 36.197
9 Korea 26.288 26.162 35.310 34.023
10 Japan 26.905 29.517 19.640 25.164
11 Australia 14.940 16.594 16.878 15.493
12 Netherland 15.040 18.805 12.022 14.973
Cộng (tấn) 744.315 567.570 565.319 721.298
% so với tổng lượng xuất
khẩu
85,1 79,5 81,8 83,1
Thị trường cà phê Việt Nam ngày càng được mở rộng. Có thể xem lượng nhập
khẩu cà phê từ Việt Nam của 12 nước đứng hàng đầu trong số khoảng 60 nước và
địa bàn lãnh thổ tiêu thụ cà phê Việt Nam qua 4 vụ (2000/01 đến 2003/04) Bảng 3
3
Trong trên nửa triệu hecta cà phê, có tới trên 85% diện tích là thuộc về các chủ
vườn, những người nông dân thuộc nhóm dân tộc Kinh, Thái, H’Mông, Êđê, Gia
Rai, M’nông,… Theo số liệu thông kê năm 2002 thì có hộ nông dân trồng cà phê,
có cuộc sống liên quan đến sản xuất cà phê.
Vì thế mà ngành cà phê là một trong những phân ngành nông nghiệp khá quan
trọng và quan hệ mật thiết với chương trình phát triển nông thôn Việt Nam.
II. Cây cà phê và chương trình xoá đói giảm nghèo ở nông thôn cao nguyên và

miền núi.
Đánh giá vị trí của cây cà phê trong cơ cấu cây trồng ở miền núi người ta thường
nêu lên nhiều giá trị của nó với các chương trình trọng điểm của nhà nước như góp
phần định canh định cư đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, tạo công ăn việc làm,
xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường,… và thực
tế ở một số nơi cây cà phê đã thể hiện đúng những gì người ta đã đánh giá về nó.
Nông dân một số nơi có người Kinh, Thái, H’Mông, Êđê, M’Nông,…đều đã xác
nhận điểm này.
Tuy nhiên cũng có một số nơi cây cà phê đã không mang lại kết quả mong
muốn. Đồng bào không đủ vốn và cả kỹ thuật chăm sóc, vườn cà phê còi cọc không
cho sản lượng như mục tiêu kế hoạch đề ra, thậm chí cũng có những nơi cà phê
phải huỷ bỏ hàng loạt. Có thể nêu những nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Cà phê là “cây của người giàu”. Nghĩa là cây cà phê là một cây công nghiệp
đòi hỏi người trồng có đủ vốn đầu tư với những hiểu biết kỹ thuật đầy đủ. Cây cà
phê phát triển tốt, cho hiệu quả cao, thậm chí rất cao, ở những nơi chủ vườn có đủ
các điều kiện trên. Nói như thế có phải là mâu thuẫn với tác dụng xoá đói giảm
nghèo của cây cà phê hay không. Theo chúng tôi nghĩ là nó không mâu thuẫn mà
muốn phát triển cây cà phê nó đòi hỏi những điều kiện kèm theo, điều kiện “ắt có”.
Còn ở những hộ nông dân nghèo, thiếu vốn thì cà phê ngoài tác dụng tạo công ăn
việc làm ra còn thì không thể mang lại sự giàu có cho chủ hộ.
2. Cây cà phê góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân nếu được nhà nước hỗ
trợ về vốn những năm đầu và được chuyển giao kỹ thuật đầy đủ.
Một số nơi chỉ nhận được vốn vay trồng cà phê nhưng sau đó không có vốn chăm
sóc tiếp theo thì nông dân cũng đành bỏ cho vườn cà phê đói khát, còi cọc. Công
tác chuyển giao kỹ thuật không làm đầy đủ, nông dân nhiều nơi chưa nắm được kỹ
thuật từ khâu chọn đất trồng, chọn giống, những cây giống để trồng vườn cà phê
hoàn chỉnh…. đến có thể có những sai sót ảnh hưởng xấu đến kết quả.
4
3. Để phát triển tốt cà phê, cải thiện đời sống nông dân, phát triển nông thôn
trên cả các mặt môi trường, kinh tế, xã hội, rõ ràng nhà nước cần có một chương

trình đồng bộ, hoàn chỉnh về nông dân, nông thôn, từ sản xuất, chế biến đến tiêu
thụ sản phẩm. Chương trình đó gắn nhiều phân đoạn kế tiếp nhau. Các cơ quan
nghiên cứu cần chỉ ra các vùng quy hoạch trồng cà phê đúng đắn, xác định rõ giống
cà phê thích hợp. Cơ quan khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng đúng đắn, bảo
đảm cà phê phát triển bền vững. Khâu chế biến cần có chủ trương phù hợp với tổ
chức sản xuất, quy mô sản xuất.
Khâu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng vì người nông dân yêu cầu sản phẩm
họ làm ra được thị trường chấp nhận và tiêu thụ với hiệu quả kinh tế tương xứng.
Tất cả các khâu đó nếu thiếu một khâu nào cũng ảnh hưởng xấu đến sản xuất của
nông dân và tác động xấu đến sự phát triển của nông thôn.
Ở nhiều nước người ta đã thành lập ra những tổ chức, những quỹ hỗ trợ cho việc
phát triển cà phê như ở Cốt Đivoa và một số nước Châu Phi khác trước đây đã có
CAISTAF nay đã đổi thành BCC
4. Hợp tác hoá cũng là một yêu cầu bức thiết của ngành cà phê
Một trong những chính sách quan trọng ở nông thôn là hợp tác hóa nông dân, trong
đó có nông dân trồng cà phê. Hợp tác hoá nông dân trồng cà phê đã được thực hiện
ở nhiều nước từ những năm rất sớm của thế kỷ trước, như ở Kenya, những vùng
trồng cà phê đã có hợp tác xã của mình giúp cho nhiều khâu từ sản xuất, hướng dẫn
bón phân theo kết quả phân tích lá, phòng trừ sâu bệnh cho đến kiểm tra chất lượng
bằng thử nếm và bán đấu giá cà phê.
Ở Braxin cũng có những hợp tác xã quy mô rất lớn, quản lý hàng triệu bao cà phê
của một vùng cà phê rộng lớn.
Ở nước ta vấn đề hợp tác hoá thực hiện có thể nói là còn yếu ớt, chậm chạp. Ngành
cà phê Việt Nam muốn có sản phẩm chất lượng cao không thể chỉ dựa vào cái sân
phơi nhỏ với cái máy xát tươi quay tay hay đạp chân ở từng hộ nông dân. Phải đưa
các thiết bị tiên tiến vào cho khâu chế biến. Nhưng thiết bị tiên tiến đòi hỏi quy mô
lớn hơn hộ gia đình. Nó có dạng như các trạm rửa “Station de lavage” trong các
chương trình hợp tác với cơ quan phát triển Pháp. Đó là quy mô hợp tác xã. Hợp
tác xã cà phê không chỉ giúp nông dân trong các khâu trồng trọt, chế biến mà quan
trọng hơn nữa là cả trong khâu tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

Trong Hội nghị cà phê thế giới lần thứ II họp ở Salvador Bahia Brazil ngày
25/9/05, bà Lak Suvi, nguyên chủ tịch Cục cà phê Ấn độ, thành viên Ban điều hành
tổ chức cà phê quốc tế, trong bài phát biểu của mình đã nói: “Những chủ vườn nhỏ
dưới mức tư bản hoá và không được tổ chức thì không thể gặt hái được những cơ
hội trong quan hệ với thị trường. Ở đây có vấn đề tổ chức nông dân cà phê, vấn đề
5
hợp tác hoá nông dân trồng cà phê nhằm tạo cho nông dân có khả năng tiếp cận thị
trường, tiêu thụ sản phẩm của mình có hiệu quả. Đây là các hợp tác xã chuyên
ngành cà phê gắn những người cùng sản xuất ra sản phẩm cà phê nhằm giúp đỡ các
hộ nông dân các dịch vụ đầu vào, đầu ra… xây dựng và điều phối quy trình sản
xuất tập thể trong sản xuất và không lấy lãi từ các dịch vụ đó mà thu lợi ích từ các
hoạt động tập thể mang lại. Hợp tác xã kiểu mới giúp nông dân tiếp cận và tham
gia thị trường, xâm nhập hoạt động ở các chợ đầu mối cà phê, các sàn giao dịch cà
phê, giúp nông dân chuyên nghiệp hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ngành sản xuất của mình.
Tất nhiên để xây dựng các hợp tác xã như thế nhà nước cần có quỹ hỗ trợ và phải
có các chương trình gắn việc đưa công nghệ sản xuất mới với việc xây dựng các
hợp tác xã chuyên ngành.
Như vậy, ngành cà phê có thể khắc phục được những yếu kém của từng hộ nông
dân, liên kết tổ chức nông dân lại để tham gia thị trường nâng cao khả năng cạnh
tranh của các nhà sản xuất cà phê ở Việt Nam.
III. Quan hệ với các nước trong khu vực
Trong 10 nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam là nước
đứng đầu vế sản lượng cà phê. Kế đó có Indonesia là nước sản xuất cà phê được
thế giới biết đến nhiều và đánh giá cao.
Trong các nước ASEAN có quy định về sự hợp tác với một số mặt hàng quan trọng
trong đó có cà phê. Hàng năm người ta tổ chức các cuộc họp National Focal Point
Working Group on Coffee và Việt Nam được cử làm Lead Country. Qua các cuộc
họp NFP WG các nước thoả thuận về việc chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp với nhau
trong sản xuất, xuất khẩu. Ở đây ngành cà phê Việt Nam cũng đã cố gắng đóng góp

vào sự phát triển chung của ngành cà phê khu vực. Tổ chức này đã tiến hành 4 Hội
nghị vào các năm 1998, 2000, 2003 và 2004 tại Việt Nam. Hiện nay người ta đang
chuẩn bị cho Hội nghị này tiến hành vào cuối tháng 11/2005 tại Indonesia.
Ngoài ra Việt Nam cũng đã có thoả thuận với Indonesia trong một chương trình
hợp tác về cà phê ký giữa Bộ trưởng Bộ Thương Mại hai nước. Hai bên sẽ đi đến
thành lập một Uỷ ban phối hợp để nghiên cứu việc điều hành sản xuất cà phê…
Ngành cà phê Việt Nam rất coi trọng việc đi tham quan học tập ở các nước sản xuất
cà phê trong khu vực và thế giới như Indonesia, India, Ivory Cost, Kenya, Peru,
Colombia và Brazil. Chúng tôi cố gắng qua tham quan học tập để tiếp thu được
những bài học kinh nghiệm từ các nước, bổ sung cho những điểm còn yếu kém của
mình để tiến bộ nhiều hơn.
6
Hội nhập quốc tế, đóng góp sức mình vào cộng đồng cà phê thế giới là một trong
những yêu cầu của ngành cà phê Việt Nam để xây dựng một ngành cà phê phát
triển bền vững.
(Đoàn Triệu Nhạn - VICOFA)
7

×