Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.85 KB, 4 trang )
Thuốc điều trị viêm loét đại
trực tràng chảy máu
Căn nguyên của bệnh chưa rõ ràng, thường xảy ra ở người trẻ, với biểu hiện lâm
sàng chủ yếu là đau bụng, tiêu chảy, phân máu kèm theo sốt và sút cân, bệnh mạn
tính tiến triển từng đợt, để lại nhiều biến chứng như áp-xe hậu môn, hẹp đại tràng,
chảy máu trầm trọng, phình đại tràng nhiễm độc, ung thư hóa
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh thường gặp ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng thời
gian gần đây đang có xu hướng tăng lên ở châu Á. Việc điều trị cho đến nay còn gặp rất
nhiều khó khăn, một số thuốc sau thường được đưa vào sử dụng trong điều trị.
Corticoid
Đây là thuốc có hiệu quả trong điều trị các đợt cấp nặng hoặc vừa, nhất là thể viêm đại
tràng toàn bộ hoặc đại tràng trái. Ngoài tác dụng ức chế miễn dịch, thuốc còn có tác dụng
kháng viêm, đặc biệt là ức chế men phospho lipase A2 nên ngăn chặn sự phóng thích của
acid arachidonic từ các phospholipid.
Hình ảnh giải phẫu đại trực tràng.
- Trong đợt tiến triển mức độ nặng của viêm loét đại trực tràng chảy máu, có thể dùng
prednisolon đường tĩnh mạch trong vòng 10 - 14 ngày, sau đó giảm dần liều tuỳ theo đáp
ứng và tiến triển của điều trị, nếu không đáp ứng thì đặt vấn đề cắt đại tràng.
- Trong đợt tiến triển mức độ vừa và nhẹ có thể dùng corticoid đường uống với liều tùy
theo tình trạng bệnh lý và cân nặng của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân dùng corticoid trên 3 tháng mà đáp ứng không tốt thì đặt vấn đề cắt bỏ đại
tràng.
Tác dụng phụ của thuốc đặc biệt khi dùng liều cao kéo dài: phù, rối loạn nước và điện
giải, teo cơ, loãng xương, loét hoặc chảy máu tiêu hoá, kinh nguyệt không đều, rậm lông
Chống chỉ định: nhiễm virut, nhiễm nấm điều trị đặc hiệu không khỏi, goute, loét dạ dày
tá tràng, viêm gan cấp do virut.
Sulfasalazin và các dẫn chất
Salicylazo - sulfapyridin được cấu tạo bởi acid 5 amino salicylic được nối với một
sulfamid là sulfapyridin bằng cầu nối N - N. Hai chất này sẽ được tách đôi trong lòng đại