Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thuốc và bệnh sốt xuất huyết docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.67 KB, 3 trang )

Thuốc và bệnh sốt xuất huyết

Khi bị bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết (SXH) nói riêng, nhất là thời điểm
hiện tại, đang là giai đoạn cao điểm của bệnh SXH; nhiều người dân thường có thói
quen tự mua thuốc uống, và cho rằng cứ uống thuốc là khỏi. Chính tư duy này đã
dẫn đến tình trạng tự ý sử dụng thuốc và sử dụng thuốc không đúng cách, do vậy
nhiều ca bị tai biến nặng.
Tránh thói quen tự ý dùng thuốc.
SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi
vằn Aedes Aegypti hút máu truyền siêu vi trùng từ người bị bệnh sang người lành. Người
bị bệnh SXH thường bắt đầu sốt với 3 đặc điểm: sốt đột ngột, sốt cao và sốt liên tục từ 39
đến 40oC trong 3-4 ngày. Khi có dấu hiệu bị bệnh SXH, bệnh nhân đều phải nhập viện
điều trị theo phác đồ riêng, bởi nếu điều trị không đúng thì bệnh cũng có thể dẫn đến một
biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc luôn cảnh giác, đó là sốc (shock). Đây
là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh SXH, dễ dẫn tới tử vong.Vì vậy khi có các dấu
hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Phát và tư vấn về thuốc cho bệnh nhân tại Biên Hòa -
Đồng Nai.
Ảnh: N. Hoa
Đối với thuốc càng phải thận trọng và không được tự ý dùng. Nếu sốt cao trên 39oC có
thể dùng thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm, không hạ sốt bằng
nước đá lạnh vì sẽ gây co mạch và rét run.Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol
(pa-ra-cê-ta-môn) đơn chất. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin (át - pi - rin), ibuprofen
(i-bu-prô-phen) để hạ nhiệt vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Không dùng kháng sinh
để điều trị vì kháng sinh không có tác dụng với virut. Cần bù dịch sớm bằng đường uống
như nước oresol, nước trái cây (nước dừa, nước cam, nước chanh), hoặc nước cháo loãng
với muối.
Không lạm dụng thuốc diệt muỗi
Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm diệt côn trùng, nhất là thuốc diệt muỗi, phổ
biến là hương muỗi và bình xịt. Ngoài ra còn có loại dạng bột, dạng kem và dạng viên.


Đối với các loại thuốc được phép lưu hành như bình xịt Mosfly, Raid, nếu sử dụng không
đúng quy cách vẫn có thể gây hại, gây ngộ độc, dị ứng, đau đầu, chóng mặt, suy hô hấp,
gây tổn thương gan, phổi
Bên cạnh một số sản phẩm trên, có rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc, trôi nổi trên thị
trường, không có chỉ dẫn bằng tiếng Việt (cách phun, nồng độ). Do vậy, người dân cần
phải cảnh giác vì đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu do
hít phải hơi độc.
Theo các nhà chuyên môn thì: các loại thuốc diệt muỗi dạng lỏng nguy hiểm hơn dạng
rắn có cùng nồng độ vì dạng lỏng xâm nhập qua da dễ dàng hơn. Các sản phẩm chứa hóa
chất càng mạnh diệt côn trùng càng mau chết thì gây độc cho người càng cao. Nếu sử
dụng vô tội vạ các loại thuốc diệt muỗi, rất dễ gây ngộ độc trường diễn, làm tổn thương
gan, phổi, nhất là khi sử dụng các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.
Những sản phẩm thuốc diệt côn trùng được phép lưu hành đều ít mùi, không gây dị ứng,
hắt hơi, nhức đầu có thể diệt côn trùng trên diện rộng, hiệu lực cao chỉ độc với côn trùng,
không động với người và động vật máu nóng. Khi phun các loại thuốc này hóa chất sẽ
bám trên bề mặt tường, côn trùng đậu vào sẽ bị hóa chất làm tê liệt hệ thần kinh và chết.
Thông thường thuốc có tác dụng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, khi phun thuốc phải đúng
quy trình (Phải do đơn vị có chuyên môn thực hiện). Nên để trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và
người già ra khỏi khu vực phun từ 30 - 60 phút để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Người dân cần thận trọng, kẻo lại phòng được bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền nhưng
lại bị ngộ độc do chính loại thuốc diệt muỗi.
Hồng Loan

×