Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Động vật lưỡng cư cổ đại có hàm răng lớn (p-2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.78 KB, 5 trang )



Động vật lưỡng cư cổ
đại có hàm răng lớn
(p-2)



Khác biệt trong quá khứ

Vào thời điểm mà K. collinsoni sinh sống,
tất cả đất liền trên thế giới gắn kết với
nhau thành một lục địa khổng lồ có tên
Pangea. Vùng đất thuộc Nam Cực nơi tìm
thấy hóa thạch ở gần vùng đất mà ngày
nay trở thành lòng chảo Karoo thuộc nam
Phi – một trong những khu vực nhiều hóa
thạch nhất trên trái đất.



Bản đồ
thể hiện vùng đất nơi phát hiện hóa thạch
Kryostega collinsoni tại Nam Cực. (Ảnh:
Christian Sidor)

Sidor nhấn mạnh rằng giai đoạn đầu kỉ
Triat, từ cách đây 245 triệu năm cho đến
251 triệu năm, trước giai đoạn có hóa
thạch K. collinsoni, Nam Cực và nam Phi
là địa điểm cư trú của hệ động thực vật


gần như giống nhau. Trong khi Nam Cực
vẫn lạnh hơn rất nhiều vùng trên thế
giới, nó vẫn ấm hơn đáng kể so với
ngày nay và vẫn phải trải qua những
giai đoạn tăm tối hoàn toàn.

Vào giữa kỷ Triat, có lẽ hệ động thực vật ở
Nam Cực và nam Phi chỉ còn giống nhau
có một nửa. Vào đầu kỷ Jura, cách đây
khoảng 190 triệu năm, những con khủng
long đầu tiên xuất hiện ở Nam Cực.

Sidor nói: “Có thể các loài động vật đã
thích nghi được với môi trường sống của
chúng. Chúng ta hiện nay đang nhìn thấy
kết quả của quá trình hình thành loài ở vĩ
độ cao. Tại đây chúng tôi đã có được bằng
chứng thuyết phục chứng minh rằng Nam
Cực không giống ngày nay hoàn toàn.
Trong suốt kỉ Triat, thời tiết ấm hơn nhiều
so với ngày nay. Và toàn cầu cũng ấm lên
chứ không phải riêng Nam Cực”.

×