Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phụ nữ mang thai nên đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.01 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
1./ Những món ăn phụ nữ mang thai nên tránh 2
2./ Quả chanh với phụ nữ mang thai 3
3./ Sai lầm thường gặp ở phụ nữ mang thai 4
4./ "Stop" với phụ nữ mang thai 7
5./ Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc 9
6./ Để thai không bị suy dinh dưỡng 9
7./ Món bồi bổ cho Chị Em khi mới mang thai 11
8./ Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì? 12
9./ Thực đơn cho phụ nữ mang thai 14
10./ Thực đơn cho Thai phụ 15
11./ 10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn 16
12./ Dinh dưỡng hợp lý trong mùa hè 19
13./ Thực Đơn cho phụ nữ mang thai 23
14./ Ăn cả cho con 27
15./ Dùng thuốc khi mang thai 27
15./ Những thành phần dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi mang thai 29
16./ Một số vitamin cần cho thai phụ 30
17./ Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu 33
17./ Các bà bầu nên ăn gì, uống gì? 34
18./ Trứng ngỗng có tốt cho thai nhi? 35
19./ Fastfood cho bà bầu 36
20./ Canxi giúp giảm các biến chứng khi mang thai 37
21./ Hải sản trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai: ăn gì, ăn như thế nào? 38
22./ Cá chép - thức ăn lý tưởng của phụ nữ có thai 39
23./ Không nên ăn cá biển trong thời kỳ mang thai 40
24./ Phòng chống suy dinh dưỡng bào thai 40
25./ Chăm sóc và chế độ ăn cho người mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú 42
26./ Siêu âm có hại cho thai nhi? 46
27./ Khi nào thì siêu âm 47
1


1./ Những món ăn phụ nữ mang thai nên tránh
Trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, phụ nữ mang thai không chỉ chú trọng tăng cường dinh dưỡng,
mà còn phải chú ý đến 10 điều kiêng khem sau đây :
1. Không ăn thức ăn nhiều mỡ.
Nhiều tư liệu nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung đều
có khuynh hướng di truyền. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này
sẽ có nhiều nguy cơ ung thư hệ thống sinh dục. Đồng thời, thức ăn có chứa nhiều mỡ có thể tăng
khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, nhanh dẫn đến ung thư vú, ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ
và thai nhi.
2. Không ăn thức ăn nhiều đường.
Các nhà y học thuộc Học viện quốc gia I-ta-li-a phát hiện, nhóm phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều
đường có thể sinh ra những đứa con có thể trọng cao và có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao. Phụ nữ mang
thai thì chức năng thải đường của thận sẽ giảm. Ở những mức độ khác nhau, nếu như đường trong
máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không lợi cho sức khoẻ.
3. Không ăn thức ăn quá nhiều canxi:
Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều canxi và vitamin D làm cho thai nhi có khả năng bị thừa canxi trong
máu, sau khi ra đời, thóp kín quá sớm, xuơng hàm rộng và nhô ra, động mạch chủ bị thu hẹp, vừa
không có lợi cho sức khoẻ, vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp sắc mặt của đời sau. Nói chung, trong thời kỳ
đầu có thai mỗi ngày cần 800gr canxi, về sau có thể tăng lên 1100gr, ngoài ra không cần bổ sung gì
thêm, chỉ cần hàng ngày ăn thịt, cá, trứng là đủ.
4. Không nên ăn quá mặn:
Tỷ lệ cao huyết áp có liên quan nhất định đến lượng muối ăn hàng ngày, lượng muối ăn càng nhiều,
tỷ lệ bị cao huyết áp càng cao. Huyết áp cao ở phụ nữ mang thai là một loại bệnh đặc thù chỉ xảy ra
ở thời kỳ mang thai, triệu chứng chủ yếu là phù nề, cao huyết áp, và chứng đái Abumin, người nặng
có thể kèm theo đau đầu, mắt hoa, chóng mặt Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn mặn dễ bị cao huyết áp.
Do vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 6 gam muối.
5. Không ăn nhiều chất chua trong thời kỳ đầu có thai:
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường kén ăn, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy
nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, Ở thời kỳ đầu
mang thai, cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua dễ bị tích luỹ trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến

việc sinh trưởng phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai.
6. Không nên lạm dụng thuốc bổ.
Khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể tăng rõ rệt, tim làm
việc nhiều hơn, huyết mạch trong cổ tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái
dãn nở, xung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết trong của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn. Mặt
khác, dịch vị dạ dày ở phụ nữ mang thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon
2
miệng, dạ dày trướng khí, táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống
thuốc bổ như nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết trong mất cân đối,
khí thịnh âm hao, phù nề, cao huyết áp, táo bón, thậm chí còn sẩy thai hoặc thai bị chết
7. Không ăn thực phẩm đã biến chất.
Phụ nữ mang thai ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị trúng độc
cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong vòng 2 -3 tháng đầu mang thai, phôi
thai đang phát triển, nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi
ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bệnh dị tật như bị tim tiên thiên
(tim bẩm sinh).
8. Không ăn chay dài ngày.
Nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng, sẽ không cung cấp đủ Prôtêin cho thai nhi, số tế bào
não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai
không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu
máu, phù nề và cao huyết áp. Các nhà y học của Nhật phát hiện, những đứa trẻ được sinh ra từ bà
mẹ ăn chay, sẽ bị thiếu Vitamin B12 ảnh hưởng đến não, sau 3 tháng được sinh ra, đứa trẻ dần dần
tỏ ra tình cảm lạnh lùng, nhạt nhẽo, mất khả năng khống chế ổn định đầu, đầu và cổ tay không tự
chủ vận động được, ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh.
9. Không uống đồ uống kích thích:
Phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp
gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận dị dạng như đầu nhỏ, mắt to,
cằm ngắn, thân ngắn (lùn) thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng; có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu
dốt bướng bỉnh, dễ mắc bệnh. Khi có thai cũng không nên ăn uống nhiều đồ lạnh, đề phòng động
thai và bị đau bụng ngoài.

Theo Sưu tầm
2./ Quả chanh với phụ nữ mang thai
(Dân trí) - Chanh là loại quả quý, rất phổ biến ở nước ta. Nó có tác dụng nhiều mặt trong cuộc sống
hàng ngày: làm gia vị, đồ uống giải khát, chữa bệnh Đặc biệt, quả chanh còn có nhiều tác dụng đối
với phụ nữ mang thai.
1. Chống nôn

Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong
khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng
vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh, dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất
tốt.

2. An thai

Thai phụ thường xuyên ăn chanh vắt vào nước canh hoặc pha nước uống giải khát có tác dụng hoà
vị, lý khí, an thai rất tốt.

3. Tăng cường thể chất
3

Phụ nữ mang thường có triệu chứng mệt mỏi. Chanh là một trong những loại quả giúp tăng cường
thể chất, giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi bằng những cách sau:

Cách 1: 20ml nước chanh vắt, 15g đường gluco, 30ml rượu whisky. Tất cả trộn đều, hoà vào một
cốc nước sôi để nguội để uống.

Cách 2: 20ml nước chanh vắt, 10ml dầu gan cá, 10g sữa đã tách béo, pha tất cả với ½ cốc nước sôi
nguội để uống.

4. Bổ sung Vitamin C


Uống nước chanh hàng ngày là nguồn cung cấp Vitamin C tự nhiên rất hữu hiệu. Các bà mẹ mang
thai nên cố gắng uống đều đặn để bổ sung Vitamin C cho cơ thể.

5. Làn da khoẻ, đẹp

Phụ nữ trong giai đoạn mang thi dễ bị nổi mụn nám, tàn nhang. Chúng ta có thể dùng 20ml nước
chanh vắt, 100g dưa bở (đã bỏ vỏ và hạt), ép lấy nước, trộn đều tất cả với một chút đường trắng để
ăn. Loại thức ăn này giúp làm mờ những nốt tàn nhang và các sắc tố đen trên da mặt, giúp da sáng
và khoẻ đẹp.

3./ Sai lầm thường gặp ở phụ nữ mang thai
Không được uống cà phê, không ăn chocolate, nên ăn cho hai người là
những lời dặn dò mà người phụ nữ thường nhận được khi tuyên bố tin
mừng. Thực ra, những chỉ dẫn này không hoàn toàn đúng.
Các sai lầm phổ biến nhất và cách khắc phục chúng:
Ngừng sử dụng các loại vitamin trước khi sinh nở
Có thể việc uống vitamin khiến thai phụ có cảm giác buồn nôn nên nhiều người chọn giải pháp
ngừng uống trước khi sinh.
Thực tế, các viên bổ sung vitamin cho thai phụ chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sự phát
triển của bào thai cao hơn vitamin tổng hợp. Bạn nên khám bác sĩ theo định kỳ để yêu cầu bác sỹ kê
đơn phù hợp.
Ăn cho hai người
Thai phụ không nhất
thiết phải ăn quá nhiều
(Ảnh: BBC).
4
Cơ thể của bạn không cần nhiều calo hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của bào thai cho đến khi bước
vào giai đoạn 2 (từ tháng thứ tư). Thậm chí, khi bước vào giai đoạn 2, bạn cũng chỉ cần bổ sung
thêm khoảng 300 calo/ngày. Ăn quá nhiều sẽ khiến bạn tăng cân, sẽ không tốt vì làm tăng nguy cơ

bị tiểu đường thai kỳ và sản giật.
Không ăn chocolate vì chúng có chứa cafein
Bạn hãy yên tâm, một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Early Human Development cho thấy
phụ nữ mang thai ăn chocolate mỗi ngày thì em bé sẽ đằm tính và vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các hợp chất trong chocolate có tác dụng làm dễ chịu cho người mẹ
và từ đó tác động đến con. Thêm vào đó, các chuyên gia còn cho biết bạn có thể tiêu thụ khoảng 200
mg cafeine/ngày mà không gây hại gì.
Bác sỹ bảo một ly rượu mỗi ngày thì không sao
Theo đó, cứ mỗi ngày bạn "tu" một ly. Thể trạng và cơ địa của mỗi người khác nhau, vì thế khó xác
định bao nhiêu rượu là còn trong giới hạn an toàn. Vì thế khi đã có bầu, tốt nhất là bạn không nên
uống rượu.
Ngủ ít và sợ em bé to
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng ban đêm trong suốt thời gian mang thai
sẽ đau bụng trở dạ lâu hơn và có nguy cơ phải mổ lấy thai cao gấp 4 lần so với những người ngủ dài
hơn.
Còn những phụ nữ thường xuyên mất ngủ sẽ đau bụng trở dạ lâu và khó sinh nở vì không có đủ sức.
Vì thế, phụ nữ mang thai cần ngủ đủ với giấc ngủ trưa ngắn.
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Kiêng kị những thức kích thích
Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và
trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc
lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải
nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng
phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.
5
Thuốc lá có thể gây dị dạng, sinh non.
Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng,
phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng
như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình
thường.

Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở
người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi
mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì
sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi,
nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non.
Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn
cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay
chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị
chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong
bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái
thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.
Kiêng ăn quá mặn
Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy
nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung
người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì
sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận
6
thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không
được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt
về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng
của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm
lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn,
lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp
năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại
nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi
mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào
thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng
tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ
biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh
hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.

Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh
nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện
phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân
nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn
và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do
thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện
đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài
ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm,
tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những
nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống,
mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.
Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có
thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn
thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức
đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù
kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất
hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.
Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ
huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan
trọng.
4./ "Stop" với phụ nữ mang thai
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng Anh, thì những thực phẩm dưới đây phụ nữ mang thai
không nên ăn, vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con.
1. Các món gỏi, thịt sống: Nhiều món ăn sống như gỏi tôm, cá, tiết canh, nộm, susi, bò tái
là những món ăn khoái khẩu. Song đối với phụ nữ mang thai, đây được coi là những món ăn tối
kỵ, bởi không đảm bảo về mặt vệ sinh thực phẩm, tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, đặc
biệt là khuẩn tả.
2. Lạc: Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal)
cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú không tốt cho sức khoẻ của em bé. Kết
quả cho thấy ăn lạc trong quá trình mang thai, sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ

7
cao gấp 4 lần. Vệc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ
mắc bệnh cho đứa trẻ.
3. Rượu bia: Nếu trong suốt thời kỳ mang thai mà bạn uống nhiều rượu bia, thì sẽ có nguy cơ
không tốt với bào thai, vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai làm cho đứa trẻ chậm phát
triển về trí tuệ và cơ thể, gặp các vấn đề về hành vi, có các khiếm khuyết về tim và khuôn
mặt.
4. Pho mát mềm và bơ: Đây là loại thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9
tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria. Nếu dùng thì chỉ nên hạn chế ở những
loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng. Đây cũng là những loại thực phẩm chưa qua quá
trình triệt khuẩn nên sẽ không có lợi trong giai đoạn thai kỳ.
5. Trứng sống: Trứng sống, trứng trần là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca.
Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến
triệt để. Ví dụ nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng).
Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao, loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển.
Nếu trong suốt thời kỳ mang thai mà bạn uống nhiều rượu bia, thì sẽ có nguy cơ không tốt với
bào thai, vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai làm cho đứa trẻ chậm phát triển về trí tuệ và
cơ thể
6. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh: Là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria
monocytogenne, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sảy thai. Lý do là có chứa
nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều
lần) không có lợi cho thời gian thai kỳ.
7. Caffein: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Đại học vệ sinh và Y tế nhiệt đới
ở London, chất cafein có trong cà phê rất có hại đối với phôi thai, phụ nữ mang thai uống nhiều
cà phê sẽ có nhiều cơ hội sảy thai hơn bình thường.
8
8. Không nên ăn quá nhiều cá: Ăn cá hơn 3 lần mỗi tuần có thể gây nguy hại cho bào thai vì
nó làm tăng lượng thuỷ ngân trong máu. Tiến hành nghiên cứu đối với 65 phụ nữ Đài Bắc đang
mang thai ở tuần thứ 24 và ăn cá hơn 3 lần một tuần, các nhà khoa học phát hiện có 9,1
microgam thuỷ ngân trong mỗi lít máu của họ và 19 nanogam thuỷ ngân trong mỗi gram cảu

bào thai.
Theo các nhà khoa học mức thuỷ ngân này vượt quá tới 89% giới hạn an toàn cho phép (5,8
microgam trong mỗi lít máu). Các chuyên gia cho biết thai phụ có lượng thuỷ ngân trong máu
cao đặc biệt nguy hại cho thai nhi, có thể làm tổn thương não bộ, thận và làm chậm sự tăng
cân. Các chuyên gia khuyên các phụ nữ nên tránh ăn các loại cá nhiều thuỷ ngân như cá mập,
cá kiếm, cá thu
5./ Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc
Ăn lạc trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này. Việc sử
dụng những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho em bé.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine ( Montreal) cho biết ăn lạc
trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé.
Anne Desroches, bác sĩ dị ứng, cùng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 7 năm nhằm
tìm ra các yếu tố là nguyên nhân xuất hiện bệnh dị ứng.
Kết quả cho thấy việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa
trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng
gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sữa mẹ không thể giúp cho con trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh dị
ứng.
Mặc dù, lạc là nguồn cung cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở
trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm này
có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn.
Hồng Hạnh (Theo Minh Ngọc - Le Journal Santé)
6./ Để thai không bị suy dinh dưỡng
giáo sư Từ Giấy - nhà dinh dưỡng học quen thuộc với chúng ta vẫn thường nói: Chúng ta đã có
nhiều hoạt động chăm sóc những người cao tuổi. Nhưng sẽ là quá muộn nếu lo cho các cụ ở tuổi đã
cao. Hãy chăm sóc tất cả mọi người từ lúc còn bé thơ và ngay khi còn trong bụng mẹ.
Thế nào là thai suy dinh dưỡng (SDD)?
Thai SDD còn được gọi bằng một tên khác là “thai chậm phát triển trong dạ con”. Đó là những thai
đẻ ra có thể đủ tháng, có thể thiếu tháng (hoặc non tháng) nhưng cân nặng của thai không đạt được
mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi thai đó. Ví dụ với thai đủ tháng nếu cân nặng

dưới 2.500g thì thai đó là SDD.
9
Cần phân biệt thai SDD với thai suy. Thai suy là tình trạng thai nhi bị thiếu ôxy (dưỡng khí) khi còn
trong bụng mẹ. Thai có cân nặng bình thường hay nhẹ cân đều có thể bị suy khi máu mẹ không cung
cấp đủ lượng ôxy cần thiết để nuôi dưỡng nó.
Cũng cần phân biệt thai SDD với thai non tháng vì cả hai loại này đều có cân nặng dưới mức trung
bình thấp của thai đủ tháng. Ví dụ thai đẻ ra ở tuần 36, nếu cân nặng 2.400g hoặc hơn thì chỉ là thai
non đơn thuần, không bị SDD nhưng cũng tuổi thai này cân nặng chỉ 2.100g hoặc thấp hơn thì thai
đó vừa non tháng vừa SDD.
Tại sao thai bị SDD?
Nguyên nhân thai bị SDD có nhiều: Nguyên nhân từ mẹ, do bản thân thai nhi và có khi do bất
thường ở các phần phụ của thai như rau thai, dây rốn.
Về phía mẹ: Nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, các bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, tiểu đường,
tình trạng ăn uống kém, ăn không đủ no về chất hoặc cả về lượng kéo dài (đói ăn); các bà mẹ nghiện
rượu, nghiện thuốc lá, ma túy; các bà mẹ phải lao động quá sức, luôn phải sống trong tình trạng lo
âu căng thẳng, sợ hãi đều có thể làm cho thai bị SDD.
Về phía con: Tình trạng chửa nhiều thai (thai đôi, thai ba ), thai bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut ngay
khi còn trong bụng mẹ, các thai có dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể cũng có thể làm cho thai phát
triển chậm trong dạ con.
Về phía các bất thường của phần phụ thai nhi như rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai,
các u máu ở rau, các bất thường về dây rốn như dây rốn bám màng, khuyết tật chỉ có một động mạch
rốn đơn độc
Ngoài ra, còn khoảng 20-30% các trường hợp thai SDD không rõ nguyên nhân. Có điều một bà mẹ
lần trước có thai đã SDD, thì lần có thai sau cũng dễ lặp lại tình trạng đó.
Làm sao biết thai đã bị SDD?
Thai bị SDD không có các triệu chứng rõ rệt trên cơ thể người mẹ, do đó khó chẩn đoán. Khi khám
thai, người nữ hộ sinh thường chỉ thấy bụng bà mẹ nhỏ, chiều cao dạ con phát triển không phù hợp
với tuổi thai. Ví dụ một thai đủ tháng, chiều cao dạ con đo từ xương mu trở lên phía rốn ít nhất cũng
phải bằng hoặc lớn hơn 30cm nhưng nếu khi khám chỉ đo được 26-27cm thì phải nghĩ đến thai bị
SDD. Mỗi tuổi thai có một chiều cao dạ con tương ứng với nó, ví dụ khi chiều cao dạ con 28cm ở

người có thai khoảng 8 tháng (33-34 tuần) là bình thường, nhưng nếu là ở người có thai đủ tháng thì
là thai SDD. Vì thế các bà mẹ luôn phải nhớ đúng ngày có kinh lần cuối trước khi có thai của mình
để từ đó thầy thuốc tính được tuổi thai một cách chính xác. Ở các chuyên khoa sản, người ta có thể
dùng các máy hiện đại (siêu âm) để giúp chẩn đoán và theo dõi tuổi thai và sự phát triển của thai.
Tuy nhiên các dấu hiệu dạ con nhỏ, chiều cao dạ con thấp so với tuổi thai vẫn là dấu hiệu chính để
phát hiện, chẩn đoán thai SDD.
Nguy hại của thai SDD
Thai SDD có thể coi như thai đã bị ốm yếu ngay khi còn trong bụng mẹ, thậm chí có thể gây tử vong
cho thai (thai chết lưu). Nếu đẻ ra thì thai SDD cũng dễ ốm đau, quặt quẹo, khó nuôi, đặc biệt khi
10
thai SDD kết hợp với non tháng thì tiên lượng cho con càng xấu, tử vong sơ sinh sẽ rất cao. Thai
SDD nếu nuôi được cũng thường phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần.
Làm thế nào để thai không bị SDD?
Trước hết về phía bà mẹ, khi có thai cần được ăn no, ăn đủ chất cần thiết cho sự phát triển của bào
thai như các loại thịt, đậu, trứng, sữa, tôm, cá, các rau quả tươi. Cần uống thêm viên sắt từ khi có
thai đến sau khi đẻ để chống thiếu máu. Ngoài chế độ dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và
nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống. Bà mẹ không uống rượu và hút thuốc
lá, thuốc lào khi có thai.
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: đẻ thưa, không nên đẻ khi còn ít tuổi (dưới 18) và khi đã lớn tuổi
(trên 35) cũng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng thai SDD.
Khi đã có thai, bà mẹ phải được khám thai định kỳ đều đặn (1 tháng/lần) để thầy thuốc kịp thời phát
hiện các bất thường về thai nghén và sự phát triển của thai từ đó có thể tư vấn cho bà mẹ cách chăm
sóc sức khỏe để thai không bị SDD.
Hồng Hạnh (Theo BS. Nguyễn Như Giang - SK&ĐS
7./ Món bồi bổ cho Chị Em khi mới mang thai
Người phụ nữ khi mang thai, nhất là có thai lần đầu, thường bị thai hành rất khổ sở.Cũng có người
ốm nghén nhẹ nhàng, nhưng cũng có rất nhiều chị em ốm nghén phải bỏ ăn, bỏ việc.
Dưới đây là những món ăn giúp chị em lấy lại sức khỏe khi bị thai hành.
Các thai phụ bị thai hành, trước tiên cần xử lý cho hết hoặc giảm tình trạng ốm nghén với bài thuốc
chế biến từ những loại cây cỏ gồm: tía tô (30gr), cỏ mần trầu, hoắc hương, củ cỏ cú (mỗi loại 10gr),

vỏ quýt (4gr), thuốc cứu (30gr). Đem tất cả nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 8 phân, chia uống hết
trong ngày đêm. Uống hằng ngày lúc nước thuốc nóng ấm.
Khi thai bớt hành, thai phụ có thể dùng những món sau để bồi bổ cơ thể:
Thịt dê nấu đậu hũ
- Thành phần: một miếng đậu hũ, 100gr thịt nạc dê, 5gr gừng, cùng lá tía tô, hành, muối, tiêu, bột
ngọt.
- Cách làm: ướp gia vị những nguyên liệu trên, sau đó nấu với nửa lít nước, nấu đến chín, nêm nếm
gia vị vừa dùng. Món này có công dụng ích khí, bổ huyết, thích hợp với những người mắc bệnh lao
lực, phụ nữ suy nhược cơ thể, đau bụng, ói mửa.
Gan heo chiên cẩu khởi
- Nguyên liệu: 200gr gan heo, 20gr hạt cẩu khởi, 1 quả trứng gà, 100gr bột mì, cùng nước tương,
rượu chát, giấm, dầu ăn.
11
- Cách làm: Gan thái miếng mỏng, cho giấm vào ngâm cho mềm gan rồi rửa lại, ướp với nước
tương, rượu chát, tiêu. Hạt cẩu khởi giã nhỏ ướp vào gan heo. Lăn gan heo đã ướp qua trứng gà, rồi
lăn tiếp qua bột khô và đem chiên. Hoặc làm theo cách khuấy bột mì với trứng gà và thêm một chút
nước, rồi đem gan nhúng vào bột trước khi chiên vàng.
Tác dụng: Dưỡng máu, bổ gan, trị tình trạng chóng mặt, hoa mắt, chống đau lưng nhức mỏi.
Rau kim châm xào mộc nhĩ
- Nguyên liệu: 20gr mộc nhĩ (nấm mèo), 300gr rau kim châm tươi, cùng gia vị: muối, dầu ăn, bột
ngọt, tiêu.
- Cách làm: mộc nhĩ ngâm nước rửa sạch, thái sợi. Rau kim châm rửa sạch bỏ nhụy. Bắc chảo dầu
nóng cho tỏi phi thơm, cho mộc nhĩ, kim châm, gia vị và một chút nước vào xào đều tay.
Thường xuyên dùng món này sẽ có tác dụng an thần, tăng cường trí não
Hồng Hạnh (Theo Chuyên gia DD Châu Kim Phấn - Thanh niên)
8./ Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng,
phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng
như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình
thường.

Kiêng kị những thức kích thích
Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và
trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc
lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải
nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng
phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.
Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng,
phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng
như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình
thường.
Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở
người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi
mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì
sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi,
nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non.
Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn
cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay
chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị
12
chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong
bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái
thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.
Kiêng ăn quá mặn
Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy
nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung
người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì
sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận
thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không
được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt
về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng

của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm
lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn,
lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp
năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại
nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi
mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào
thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng
tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ
biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh
hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.
Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh
nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện
phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân
nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn
và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do
thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là "Tử khí" (khí của con) "Tử thũng" (phù do con). Y học hiện
đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài
ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm,
tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những
nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống,
mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.
Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có
thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn
thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức
đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù
kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất
hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.
Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ
huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan
trọng.

13
9./ Thực đơn cho phụ nữ mang thai
Một chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai cần phủ một mảng rộng các loại thực phẩm
trong 5 nhóm thực phẩm cơ bản. Do vậy, hằng ngày bạn nên ăn theo một thực đơn gợi ý
sau:
Hơn 6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm gạo hoặc mì
Một phần tương đương một lát bánh mì, một cốc ngũ cốc pha chế sẵn, hoặc ½ cốc ngũ cốc chín,
cơm hoặc mì luộc.
Nếu bạn là người hay hoạt động thể chất, nên ăn thêm (có thể lên đến 11 phần ăn nếu bạn rất thích
vận động).
• 3 đến 5 suất rau cải
Một phần tương đương với một cốc rau lá sơ chế như rau muống hoặc rau diếp, hay ½ cốc rau đã
chế biến.
• 2 đến 4 suất hoa quả
Một suất tương đương một miếng vừa các loại quả như táo, chuối hoặc cam; ½ tách hoa quả hoặc
nước quả đóng hộp; ¼ tách hoa quả khô; hoặc ¾ cốc hoa quả tươi.
• 2 suất sữa, yogurt, hoặc pho mát
14
Một suất gồm 1 cốc sữa hoặc yogurt, 50 gam pho mát tự nhiên
hoặc 100 gam pho mát kiểu Mỹ.
Nếu bạn dưới 18 tuổi và đang mang thai, bạn cần ít nhất là 3
suất sữa, yogurt và pho mát.
Hãy thường xuyên chọn các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít
béo.
• 2 đến 3 phần thịt, cá, thịt trắng, đậu khô, trứng hoặc hạt dẻ
Một phần tương đương 100- 150 gam thịt, cá chín, kích thước
cỡ một chiếc thẻ.
Một tách đậu chín hoặc 2 quả trứng
4 muỗng bơ đậu phộng hoặc 2/3 tách hạt dẻ cũng tương đương
với một suất.

• Và ít nhất là 8 ly nước
Uống sữa, nước hoa quả nguyên chất, các thức uống không có cồn tương ứng với lượng nước uống
mỗi ngày.
Theo Tìm Nhanh
10./ Thực đơn cho Thai phụ
Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với các sản phụ, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển
của thai nhi và quá trình sinh nở của thai phụ.
Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần phải có một chế độ ăn uống thích hợp cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, tinh bột và đường cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trung bình trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần tăng từ 10-15
kg.
Dinh dưỡng thiết yếu trong suốt thời kỳ mang thai không những ảnh hưởng tới trẻ ngay lúc chào đời
mà còn trong suốt thời kỳ trẻ thơ cũng như khi đã lớn khôn. Các chất không thể thiếu là:
- Chất đạm (Protein): Là yếu tố cấu trúc chính của cơ thể, các loại thức ăn hàng đầu có chứa đạm
là: phômai, sữa, trứng, cá tươi, tôm càng xanh, thịt bò, heo Ví dụ trong ngày, thai phụ có thể ăn
100gr phomai mềm, 100gr cá tươi, 75 gr thịt hoặc 3 quả trứng.
- Các loại ngũ cốc nguyên chất và các loại đường phức hợp: như bún, phở, cơm, hạt ngũ cốc
hoặc hạt đậu nành, đậu trắng, đậu Hà Lan Một ngày có thể ăn 25gr hạt ngũ cốc, 75gr bánh phở
hoặc cơm, một lát bánh mì và 100gr đậu lăng.
15
- Các loại thức ăn có chứa canxi: phomai, sữa, cá
mòi
- Rau xanh, rau củ có màu vàng, đỏ và trái cây:
rau cải, bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, ớt
ngọt Mỗi ngày có thể dùng 25 gr rau xanh, 50 gr
dưa leo, 1 trái cam hoặc bưởi.
- Thức ăn có chứa vitamin C: ớt, cà chua, nho,
chanh, dâu, lựu, bưởi
- Các nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin:
+ Vitamin A: Sữa, bơ, pho mai, cá có dầu, gan, trái cây màu xanh, màu vàng

+ Vitamin B1: các loại ngũ cốc, hạt điều, đậu, các loại thịt hữu cơ, mộng ngũ cốc, men bia
+ Vitamin B2: men bia, mộng ngũ cốc, thịt, rau xanh các loại.
+ Vitamin B3: thịt hữu cơ, trứng, đậu phộng.
+ Vitamin B5: thịt hữu cơ, các loại ngũ cốc, phomai
+ Vitamin B6: men bia, các loại ngũ cốc, bột đậu nành, nấm, khoai tây, trái cây các loại…
+ Vitamin B12: thịt hữu cơ, cá, trứng, sữa
+ Axi Folic: rau sống, đậu Hà Lan, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, trái dừa
+ Vitamin D: sữa, cá có dầu, lòng đỏ trứng…
+ Vitamin E: mộng ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu phộng
+ Chất sắt: cật heo, bò; lòng đỏ trứng, thịt bò, bột bắp, đậu xanh, đen
+ Chất kẽm: trong lớp cám lúa, trứng, các loại hạt
Nên tránh một số loại thức ăn kẹo, chocolate, trái cây đóng hộp, thịt hộp, kem, si-rô, các loại thực
phẩm chế biến sẵn có đường, nước sốt nên dùng các loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh.
11./ 10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn
Theo các chuyên gia ở tạp chí Cha mẹ thực hành (PP) của Anh thì 10 thực phẩm dưới đây phụ nữ
mang thai không nên ăn vì nó có thể ảnh hưởng đến cả hai. Ví dụ như tăng nhiệt bào thai, gây co
bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.
1. Các món gỏi, thịt sống
Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn,
ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái v.v. Đây là món ăn lạ miệng, khoái khẩu nhưng lại là
những thực phẩm rất dễ gây bệnh, nhất là trong bối cảnh an toàn thực phẩm đang diễn ra phức tạp
như hiện nay và một khi chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là
khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến. Cách tốt
nhất là không nên ăn sống, thực hiện phương án ăn chín uống sôi và đảm bảo tốt các quy định về an
toàn thực phẩm.
2. Món Pate
Theo số liệu thống kê thì Pate là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn
tiêu hoá, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sản phụ và trẻ sơ sinh.
16
3. Pho mát mềm và bơ

Đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm
độc khuẩn Listeria, kể cả những loại pho mát có tiếng như Gruyere và Parmesan. Nếu dùng chỉ nên
hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng. Đây cũng là những loại thực phẩm
chưa qua quá trình triệt khuẩn nên không có lợi trong giai đoạn thai kỳ.
4. Trứng sống
Rất nhiều người có thói quen ăn các loại trứng sống, trứng chần vì nó ngon miệng nhưng lại là
nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca. Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ
mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến triệt để. Ví dụ, nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và
trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng). Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao,
loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển.
5. Các loại cá biển nước sâu
Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá
ngừ, cá mú Hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh vì thuỷ ngân được
truyền từ người mẹ qua nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ, làm cho não
kém phát triển.
6. Lạc
Trong quá trình mang thai phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các
loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại
thực phẩm này. Ngoài lạc thì các loại thực phẩm dạng hạt khác lại nên ăn vì nó là nguồn cung cấp
protein, manhê, viatamin E và B rất tốt cho cả hai.
7. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh
Theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ
hộp, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Lý do, có chứa nhiều mỡ gây bất lợi
cho cơ thể, đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều lần) không có lợi cho thời
gian thai kỳ.
8. Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là
chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng
huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm
như sẩy thai hay đẻ non.

9. Rượu bia
Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống
rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh
thần của đứa trẻ.
17
10. Khoai tây mọc mầm xanh
Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá
trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là
rủi ro gây sẩy thai.
18
12./ Dinh dưỡng hợp lý trong mùa hè
Dinh dưỡng thế nào cho hợp lý trong mùa hè oi bức là một câu hỏi khá hóc búa mà các bà nội trợ
thường phải đau đầu để tìm câu trả lời.
Đúng là với môi trường nhiệt độ cao, cơ thể sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì
nhiệt độ môi trường đã cao xấp xỉ thân nhiệt, nhưng cũng chính vì vậy mà cơ
thể càng cần nhiều nước hơn vì tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt.
Do nhu cầu cơ thể cần nạp năng lượng không nhiều và cái nóng hầm hập cùng
độ ẩm cao khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Tháp dinh dưỡng
19
Vào thời tiết này, về nguyên tắc các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn đủ
chất, nhưng hạn chế chất béo (vì cung cấp nhiều năng lượng không cần thiết và
dễ gây béo phì), tăng cường hoa quả và uống nhiều nước.
Trong những ngày nắng nóng, cần ăn đủ các dưỡng chất và cân bằng, bảo đảm
tính đa dạng của thực phẩm. Muốn vậy cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm.
Nhưng để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của mùa nắng nóng, cần điều chỉnh các
thành phần đó trong khẩu phần hằng ngày như sau:
1. Glucid
Gạo, bún, bánh đa, bánh mì: Tùy mức vận động tiêu hao năng lượng của cơ thể
mà có định lượng ăn thích hợp. Tuy nhiên, mùa hè không cần ăn quá nhiều,

trung bình 1 chén cơm/bữa với những người không muốn tăng cân.
2. Protein
Nhóm thịt cá, gà, trứng, đậu (cả đậu hạt và đậu quả): Thay đổi trong hai bữa ăn
chính. Bạn nhớ rằng chất đạm vẫn rất cần để duy trì cơ thể khỏe mạnh, trí óc
minh mẫn và có khả năng miễn dịch tốt.
Đối với người trưởng thành đang muốn giảm hoặc giữ cân thì việc ăn phối hợp
các loại protein nghèo (chất lượng thấp) như trong ngũ cốc, các loại rau củ có
thể hỗ trợ cho nhau vừa giúp không tăng cân, giúp làm đầy dạ dầy không bị cảm
giác đói, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, vi khoáng. Đây chính là lợi điểm của
chế độ ăn đa dạng hóa thực phẩm.
3. Vitamin và các chất khoáng, nhóm rau củ và trái cây
Mùa hè nên ăn nhiều trái cây và đa dạng loại trái cây vừa để bù nước mất qua
đường mồ hôi, giải nhiệt của mao mạch, vừa giúp cung cấp các chất khoáng bị
mất vì đây là nguồn cung cấp các chất khoáng tự nhiên rất tốt như:
Na, K. Ca, P, Fe, I, Zn, Se rất cần cho các hoạt động sống của cơ
thể.
Nên chế biến rau củ ở dạng luộc, salad trộn, hoặc món xào với thật
ít dầu mỡ, đồng thời nên tăng cường dạng nấu canh rau củ
20
4. Nhóm sữa
Khoảng 2 cốc sữa tươi/ngày là mức lý tưởng cho cơ thể. Người phương Tây
tách riêng sữa ra một nhóm chính vì tính ưu việt của sữa đối với sức khỏe.
Đối với người trưởng thành những loại sữa tươi không đường hoặc có hàm
lượng đường và chất béo thấp đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Nhờ chứa nhiều protein, các vitamin, sữa tươi có khả năng giúp cơ thể hấp thu
từ từ các loại dưỡng chất, giúp ổn định lượng đường trong máu và hạn chế sự
thèm ăn thái quá, vốn là hai nguyên nhân chính dẫn đến béo phì và tiểu đường.
Ngoài ra, sữa tươi còn là nguồn cung cấp canxi và vitamin D rất tốt, giúp xương
chắc khỏe.
Trên đây là phân nhóm thực phẩm theo các nước phương Tây (Theo Ủy ban

thực phẩm và dinh dưỡng của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa kỳ - Food
and Nutrition Board of the National Academy of Sciences).
Với một số lớn người Việt Nam trưởng thành, do mất thói quen uống sữa trong
một thời gian dài khó khăn của thời kỳ bao cấp, nên men lactase chuyên để tiêu
hóa đường lactose trong sữa đã tự thoái triển, hầu như không được sản xuất
nữa, dẫn tới uống sữa hay gây sôi bụng, hoặc tiêu chảy.
Trong trường hợp đó có thể dùng các loại sữa không có đường lactose (free
lactose) khi dùng pha loãng giống sữa tươi và có thể uống mát để tăng khẩu vị.
Hoặc có thể tập dần uống sữa tươi theo lượng từ ít đến nhiều trong hàng tuần
để cơ thể quen dần với việc tiêu hóa thành phần đường lactose trong sữa, trên
thực tế nhiều trường hợp đã áp dụng thành công.
Uống sữa chua hằng ngày cũng rất có lợi cho tiêu hóa vì cung cấp thêm men vi
sinh cho đường ruột.
5. Dung dịch
Người trưởng thành cần uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt trong những
ngày nắng nóng nếu vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi cần phải uống nhiều hơn.
21
Các loại đồ uống dịu (Soft drink) rất được ưa chuộng, đặc biệt trong mùa nắng
nóng. Bên cạnh sữa, trà và nước khoáng, những loại nước uống dưới đây cũng
rất tốt cho sức khỏe trong mùa hè.
Nước ép trái cây: Dùng để chỉ chung loại sản phẩm thiên nhiên có được do ép
các loại trái cây chín, không lên men.
Có loại nước ép trái cây nguyên chất (100%) hoặc thêm
chất phụ gia: đường (tối đa 100g/l), acid ascorbic
(vitamin C) tối đa 300mg/l, abhydride sulfureux (SO2) tối
đa 100mg/l dưới dạng các chất chống oxy hóa E220 và
E230, muối (có thể có), gia vị và hương liệu.
Ưu điểm: Cung cấp nhiều nước (chiếm 80-94%), giàu muối khoáng, vitamin C (1
ly nước ép trái cây đủ nhu cầu vitamin C cho 1 ngày), các loại vitamin B, A ,
chất đường dễ tiêu dưới dạng đường glucose, saccharose, fructose và sorbitol

cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Khi dùng 100ml nước ép một số loại trái cây tốt cho mùa hè cơ thể sẽ thu được
số calo như: nho 76, dứa 54, táo 52, cam 49, bưởi 42
Ngoài ra, nước ép trái cây còn giúp tăng khẩu vị, ngon miệng (rất tốt cho những
người đang kém ăn kể cả trẻ em), là chế độ bổ dưỡng nếu uống nhiều từ 3 cốc
trở lên mỗi ngày sẽ giúp tăng trọng lượng, hồi phục sau ốm.
Lưu ý: Không nên dùng nước ép trái cây trong trường hợp: người đang muốn
sút cân, trẻ nhỏ không uống loại có thêm CO2 trên 10mg/l. Với chế độ kiêng
muối thì không nên dùng nước ép cà chua, dưa hấu, lê tàu.
Đồ uống từ trái cây: Chế biến từ nước ép trái cây pha loãng (chứa trên 12%
nước ép trái cây), ngoài ra được thêm: khí carbonic, các acid thực phẩm (citric,
lactic ), hương liệu thiên nhiên
Đặc điểm: Hàm lượng các muối khoáng và vitamin ít hơn 10 lần so với nước ép
trái cây, giá trị dinh dưỡng thua nước ép trái cây do năng lượng thấp hơn. Tuy
vậy, trong mùa nóng bạn vẫn nên sử dụng loại đồ uống này vì có tác dụng giải
khát và giá thành rẻ hơn so với nước ép trái cây.
22
Không nên dùng đồ uống từ trái cây trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường
cần khống chế phần đường.
Đồ uống giải khát: Gồm nước ngọt có gaz, các loại Cola (Coca-cola), đồ uống
tăng lực (Tonics), Limonade.
Không nên uống nhiều những loại nước này ngay trước hay trong bữa ăn bởi
lượng đường trong đó có thể làm “ngang dạ” ăn kém ngon. Với những người
cần giảm cân, tốt nhất nên hạn chế.
Riêng với các loại Cola: Những người mất ngủ, rối loạn nhịp tim, người không
thích hợp với cafein và trẻ nhỏ đều không nên uống.
13./ Thực Đơn cho phụ nữ mang thai
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là vấn đề hết sức quan trọng, chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe của
mẹ mà còn quyết định sự hình thành, phát triển của đứa bé. Do đó, cần hết sức đặc biệt chú ý.
Tại sao phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt?

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nhiều
nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khẩu phần ăn của mẹ (đặc biệt là năng lượng khẩu phần)
với mức tăng cân của mẹ và cân nặng trẻ sơ sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống
kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2500g. Ngoài ra, nếu
người mẹ tăng cân tốt, thì sẽ tích lũy được khoảng 4kg mỡ, tương đương 36.000kcal, là nguồn dự trữ để
sản xuất sữa sau khi sinh.
Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng do việc hình thành thai nhi, bánh nhau, gia tăng các mô cho mẹ và cho việc
tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ 4,8%, do đó người phụ nữ có thai cảm thấy nóng. (3-6 tháng đầu: phát triển
tử cung, các mô của mẹ và 7-9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau). Thời gian mang thai, khối lượng
máu tăng 50% dẫn đến tăng nhu cầu chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B6 do vậy cần cung cấp đầy đủ.
Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng như thế nào?
Trong 3 tháng đầu, nhu cầu dinh dưỡng không tăng hơn so với trước khi mang thai. Trong 6 tháng cuối, nhu
cầu dinh dưỡng tăng 10-30%.
Nhu cầu calci của phụ nữ có thai khó có thể đạt được nếu không uống sữa vì sữa là nguồn cung cấp calci
dồi dào và dễ hấp thu nhất.
Năng lượng: Nhu cầu khuyến nghị ở 6 tháng cuối là 2250kcal/ngày, nghĩa là tăng hơn so với người bình
thường, mỗi ngày là 350kcal. Chỉ cần uống thêm 2 ly sữa, 2 chén cơm, hoặc ăn thêm 2-3 bữa phụ như
khoai, bắp, chè, bánh cũng đủ đáp ứng nhu cầu này.
23
Chất đạm (protein): Do nhu cầu chất đạm tăng lên để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ như tăng lượng máu,
tử cung, đồng thời cung cấp protein cho thai nhi và nhau thau hình thành, phát triển nên phụ nữ mang thai
cần được cung cấp tối thiểu 70g protein/ngày, cao hơn người bình thường 15g/ngày. Chỉ cần 70g đậu các
loại cũng đủ cung cấp nguồn protein 15g/ngày, hoặc 2 chén cơm thêm cũng cung cấp được 9g protein/ngày.
Vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lượng:
Calci: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng calci gấp đôi bình thường (1000mg calci/ngày) để đáp ứng
quá trình hình thành răng và xương thai nhi. Nếu việc cung cấp calci trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ
huy động calci dự trữ từ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng calci cung cấp cho thai, và có thể dẫn
đến các triệu chứng vọp bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng
xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Đối với thai nhi, lượng calci cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc tạo xương và các mầm răng ngay từ

trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng
thành. Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu calci như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn
khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết.
Mỗi ngày chỉ cần 2 ly sữa hoặc 100-200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ, cả xương, hoặc các chiên xù, cá lớn kho rục
xương, cá hộp, 50g mè, là đủ cung ứng cho nhu cầu calci của thai phụ.
Sắt: Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất máu
lúc chuyển dạ. Thiếu máu, thiếu sắt trên phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như
sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên
quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai
biến do xuất huyết sau sinh.
Một chế độ ăn hợp lý, đa dạng sẽ giúp cơ thể người mẹ có đầy đủ các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân
bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.
Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40mg/ngày có thể được cung cấp từ những thức ăn giàu chất sắt như:
thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết, ) lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ Ngoài tăng cường
thức ăn giàu chất sắt, có thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng
đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như: sữa bột
Acid folic (Vitamin B9): Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt trong những
tuần lễ đầu tiên. Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ em. B9 có nhiều
trong gan, men bia, các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, cải cúc, đậu phộng, hạt dẻ, ngũ cốc,
thịt, sữa
Iốt và kẽm: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số các tổn thương không phục hồi
được. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng
nghén như: nôn ói, chán ăn. Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặc biệt hàu chứa
đến 75mg kẽm/100g. Ngoài ra, khi bổ sung kẽm cần chú ý bổ sung thêm 2mg đồng (Cu) để tránh giảm Cu.
24
Thiếu Iốt là nguyên nhân gây nên các bệnh: đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Iốt có nhiều trong các loại thủy hải sản, rong biển… nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung
cấp các thức ăn này, vì vậy sử dụng muối iốt thay muối thường là biện pháp hiệu quả nhất.
Khắc phục một số tình trạng khó chịu thường gặp trong thai kỳ
Trong giai đoạn mang thai, do một số thay đổi về sinh lý, thai phụ có thể gặp phải một số vấn đề liên quan

đến dinh dưỡng. Tùy vào tính chất thai kỳ của mỗi người, các vấn đề gặp phải có thể khác nhau nhưng nhìn
chung có một số vấn đề thường gặp hơn cả là:
- Sự thay đổi về khẩu vị có ở 3/4 phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Các thực phẩm không ưa thích
thường là: cá, thịt bò, thức ăn khô, thức uống có rượu, cà phê, thức ăn chiên xào, có nhiều gia vị… Các thức
ăn thường dễ được chấp nhận, thích: kem, chocolate, snack mặn, sữa, trái cây…
- Nôn ói: thường gặp trong 3 tháng đầu. Có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn từ sáng sớm, chọn các loại thức
ăn dễ được chấp nhận hơn như: thức ăn giàu chất bột đường, trái cây, thức ăn lỏng như cháo, phở, miến,
sữa, thức ăn mát, lạnh
- Tê chân: Có thể nghĩ đến:
• Thiếu Calci: Nên tăng Calci khẩu phần bằng thực phẩm giàu calci như: sữa, tôm cá nhỏ ăn cả xương
• Tăng phosphat (thường gặp ở những phụ nữ uống trên 1 lít sữa/ngày): giảm lượng sữa và thay 1 phần
Calci sữa (có kèm nhiều phosphat) bằng thuốc calci.
- Táo bón: Do thay đổi hormon, giảm nhu động ruột, do thai lớn chèn ép, hoặc uống bổ sung các vitamin và
khoáng chất có chứa sắt có lợi cho thai nhi trong thời kỳ này có thể làm tăng tình trạng táo bón. Cần tăng
lượng nước uống 6-8ly/ngày, tăng lượng rau trái giàu chất xơ như: chuối, đu đủ, khoai lang, thanh long, rau
xanh… (> 300g rau và > 200g trái cây/ngày), uống đủ nước (ít nhất 6 ly/ngày), tránh thức ăn gây táo bón.
Tránh dùng thuốc xổ. Năng tập thể dục, đi bộ 15-30 phút/ngày là tốt nhất. Cuối cùng, nếu đã áp dụng những
biện pháp trên mà vẫn táo bón, bạn có thể thử dùng thuốc nhuận trường. Có loại thuốc sử dụng được cho
phụ nữ mang thai nhưng bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.
- Ợ, trào ngược: Do thay đổi hormon dẫn đến dãn cơ tâm vị.
• Tránh thức ăn béo, nhiều gia vị, thức ăn chua
• Ăn nhiều bữa ăn nhỏ
• Ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng 1 giờ sau bữa ăn tránh nằm ngay
• Tránh uống thuốc: Bicarbonat gây kiềm hóa, các Antacid làm giảm hấp thu chất sắt.
25

×