Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ÍCH MẪU (Kỳ 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.92 KB, 6 trang )

ÍCH MẪU
(Kỳ 2)




Tên Khoa Học:
Herba leonuri Heterophylli. Leonurus heterophyllus Sweet.Họ Hoa Môi
(Lamiaceae).
Mô Tả: Ích mẫu
Cây thảo, sống 1-2 năm. Cao 0,6-1m, thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn
thân có phủ lông nhỏ, ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hoặc đầu
cành mà hình dạng khác nhau: lá ở gốc có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có
răng cưa thô và sâu; Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường cắt sâu thành 3
thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; Lá trên cùng không chia thùy và hầu như
không có cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hoặc tím hồng, phía
trên xẻ môi, môi trên môi dưới gần bằng nhau. Quả nhỏ 3 cạnh, vỏ màu xám nâu.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-7. Mọc hoang chủ yếu ở bãi cát, ruộng
hoang.
Thu Hái, Sơ Chế:
Thu hoạch lúc cây bánh tẻ (chớm ra hoa), cắt lấy cây, để chừa 1 đoạn gốc
cách mặt đất khoảng 5-10cm để cây tiếp tục đâm chồi thu hoạch lần thứ 2, thứ 3.
Lúc trời khô ráo, cắt cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho khô.
Bộ Phận Dùng:
Cả cây (Herba Leonuri). Dùng thứ cây có thân cành vuông, có nhiều lá, sắp
ra hoa, dài khoảng 20-40cm kể từ ngọn trở xuống thì tốt nhất. Có thể dùng riêng
hạt, gọi là Sung Úy Tử (Fructus Leonuri)
Mô tả dược liệu:
Thân hình trụ vuông, bốn mặt có rãnh dọc, phái trê chia nhiều cành, dài
80cm – 1,2m, đường kinh 0,8cm. Bên ngoài mầu xanh úa hoặc xanh lục, chất nhẹ
và dẻo, bẻ ra trong có tủy trắng. Lá mọc đối, có cuống, lát lá mầu xanh, nhăn,


xoắn, thường rách. Tùy từng đoạn thân mà dạng lá có khác nhau, lá bên dưới hình
bàn tay xẻ ba, lá bên trên hình lông chim, xẻ ba, sâu hoặc rộng, thùy mép nguyên
hoặc có ít răng cưa, lá ngọn hơi nhỏ, không cuống. Có cây ở nách lá ra hoa nhỏ
mầu đỏ tía, mọc thành một vòng. Cánh hoa hình môi, đài hoa hình ống. Thơm mùi
cỏ (Dược Tài Học).
Bào Chế: Ích mẫu
Rửa sạch, bằm nát, tẩm rượu hoặc giấm, sao vàng (dùng trong thuốc thang),
hoặc nấu thành cao đặc. Tránh dùng dụng cụ bằng sắt ( Phương Pháp Bào Chế
Đông Dược).
Bảo Quản:
Để nơi khô ráo.
Thành Phần Hóa Học:
+ Có Leonurine, Stachydrine, Leonuridien, Leonurinine, Lauric acid,
Linolenic acid, Sterol, Stachose, 4-Guanidino-1-Butanol, 4-Guanidino-Butyric
acid, Vitamin A (Trung Dược Học).
+ Trong Ích mẫu có: Leonurine, Stachydrine, Ruebase, 4-Guaridino
butanol, 4-Guauidino butyric acid, Arginine, Arg, Stigmsterol, Sitosterol, Bensoic
acid, Potassium chloride, Lauric acid, Laurate, Linolenic acid, b-Linoleic acid,
Oleic acid (Trung Dược Dược Lý Độc Tính Dữ Lâm Sàng).
+ Theo tài liệu nước ngoài, lá Ích mẫu (Leonurus sibiricus) chứa các
Ancaloid: Leonurin, Leonuridin, Tanin (2-9%), chất đắng, Saponin, Tinh dầu
(vết). Loài L.Heterophyllus có Stachydrin. Theo Viện Dược Liệu Việt Nam, Ích
mẫu có 3 Alcaloid (trong đó có Alcaloid có N bậc 4), 3 Flavonosid (trong đó có
Rutin), 1 Glycosid có khung Steroid. Hạt chứa Leonurin (Tài Nguyên Cây Thuốc
Việt Nam).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Tác dụng trên tử cung: Nơi súc vật thí nghiệm, Ích mẫu có tác dụng trực
tiếp hưng phấn tử cung, làm cho tử cung co thắt nhiều và mạnh hơn dù yếu hơn
Oxytocin. Trong 1 số thí nghiệm, 1 Ancaloid của Ích mẫu thảo có tác dụng này
trên vật được gây tê. Điều trị tử cung sa bằng nước sắc Ích mẫu thấy có tác dụng

giống như thuốc Ergotamine, tuy nhiên tác dụng của Ích mẫu chậm nhưng an toàn
hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng lên tim mạch: đối với tim cô lập chuột Hà Lan, thuốc có tác
dụng tăng lưu lượng động mạch vành, 1 chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị
rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập, nâng cao hoạt tính Fibrinogen, có tác dụng làm
tan huyết khối trong phổi súc vật thực nghiệm. Tác dụng này chỉ có 1 thời gian
ngắn. Cao Ích mẫu làm hạ huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh. (Tài
Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
-Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: chất Leonurine hưng phấn trung
khu hô hấp ở não và 1 Ancaloid trong Ích mẫu ức chế thần kinh trung ương của
ếch. Điều trị cầu Thận-tiểu cầu viêm bằng nước sắc Ích mẫu cho 80 bệnh nhân
nhiều độ tuổi khác nhau, được điều trị bình thường. Tất cả đều khỏi. Thời gian trị
ngắn nhất là 5 ngày, chậm nhất là 36 ngày. Theo dõi trong 5 năm, không thấy có
tái phát (Trung Dược Học).
UĐối với Leonurus heterophyllus Sweet:
. Nước sắc Ích mẫu này trên tử cung thỏ với nồng độ dưới 1/4 có tác dụng
gây hưng phấn và với nồng độ trên 5,6% lại gây ức chế co bóp tử cung.
Ngoài ra, cây thường có tác dụng gây sẩy thai: trên chuột lang có thai, nặng
520-540g, cho uống nước sắc Ích mẫu với liều cao 15-17,5g/ 1 chuột, sau 2-4
ngày, cả 3 chuột đều bị sẩy thai (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
.Trên thỏ có thai, uống nước sắc Ích mẫu với liều 6-7g/kg, sau 2-7 ngày
toàn bộ thỏ dùng thuốc đều bị sẩy thai. Trên thỏ cái đã được giao phối với thỏ đực,
cho uống nước sắc Ích mẫu với liều 4g/kg, trong 7 ngày liên tiếp ngày sau khi giao
phối, kết quả cả 3 thỏ dùng thuốc đều không thụ thai trong vòng 35 ngày, trong
khi đó, nhóm thỏ đối chứng thì sinh đẻ bình thường (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt
Nam).
. Trên hệ tim mạch: qua 14 thí nghiệm trên tim ếch cô lập, trên huyết áp
mèo và thỏ, bằng phương pháp thí nghiệm cấp diễn, Leonurus heteophyllus đã
được chứng minh có tác dụng hồi phục hoạt động co bóp của tim ếch tiền bị gây
rối loạn co bóp, nhưng không có đặc hiệu đối với huyết áp, chỉ gây ức chế nhẹ và

nhất thời (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
. Đối với hoạt động của ruột, trên tiêu bản ruột cô lập của thỏ và chuột lang,
Ích mẫu nồng độ thấp 0,7% có tác dụng kích thích co bóp ruột, còn với nồng độ
cao trên 2,1% lại ức chế hoạt động này. Ích mẫu có tác dụng làm tăng nhạy cảm
của biểu mô âm đạo chuột cống trắng đối với Oestrogen. Trên chuột cống cái đã
cắt bỏ 2 buồng trứng, tiêm Oestradiol Benzoat với liều 0,04mg/ ngày sẽ xuất hiện
Oestrus; với liều thấp 0,025mg/ ngày, không thấy xuất hiện Oestrus nhưng nếu
phối hợp liều thấp này với Ích mẫu 1g/ ngày thì lại thấy xuất hiện Oestrus (Tài
Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×