Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÚC HOA (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.97 KB, 5 trang )

CÚC HOA
(Kỳ 1)





Tác dụng:
+ Cúc hoa có tácdụng Dưỡng huyết mục (Trân Châu Nang).
+ Khứ ế mạc, minh mục (Dụng Dược Tâm Pháp).
+ Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Cúc hoa Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do
phong nhiệt ở Can gây nên, nặng một bên đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Bạch truật, rễ Câu kỷ, Tang căn bạch bì làm sứ cho Cúc hoa ((Bản Thảo
Kinh Tập Chú).
+ Khí hư, Vị hàn, ăn ít, tiêu chảy: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh: kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
+ Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
Liều dùng: 6 – 20g.

TÌM HIỂU THÊM VỀ CHI TỬ
Tên Hán Việt khác:
Vị thuốc cúc hoa còn gọiTiết hoa (Bản Kinh), Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành,
Nhật tinh, Cảnh sinh, Truyền duyên niên, Âm thành, Chu doanh (Biệt Lục), Trị
tưởng (Nhĩ Nhã), Kim nhị, Mẫu cúc (Bản Thảo Cương Mục), Nữ hoa (Hòa Hán


Dược Khảo), Kim nhụy (Bản Thảo Cương Mục), Dược cúc (Hà Bắc Dược Tài),
Cam cúc hoa (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ), Bạch cúc hoa (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:
Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine).
Họ khoa học:
Họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả:
Bạch cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có rãnh. Lá
mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi
nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ,
phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1-2 hàng hoa hình
lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều, màu vàng nhạt. Không có
mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu
nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường hay ướp trà, rất hiếm.
Thu hái:
Cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 – 11, khi hoa nở. Cắt cả cây,
phơi khô trong chỗ râm mát rồi ngắt lấy hoa. Hoặc chỉ hái lấy hoa, phơi hoặc sấy
khô là được.
Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa
nguyên vẹn, mầu tươi sáng, thơm, không có cành, cuống, lá, là loại tốt.
Mô tả dược liệu:
Bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh
dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại. Bên dưới có tổng
bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát, vị ngọt,
hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng
tươi tốt hơn.
+ Muốn để được lâu thì xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là
được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất dùng.

Bảo quản:
Dễ mốc, sâu mọt. Để nơi khô ráo, xông Diêm sinh định kỳ. Không nên phơi
nắng nhiều vì mất hương vị và nát cánh hoa, biến mầu, không được sấy quá nóng.
Chỉ nên hong gió cho khô, dễ bị ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Borneol, Camphor, Chrysanthenone, Lutein-7-Rhamnoglucoside,
Cosmoiin, Apigenin-7-O-Glucoside (Giang Tô Tân Y Học Viện, Trung Dược Đại
Từ Điển (Q. Hạ, Thượng Hải Nhân Dân Xuất Bản 1977: 2009).
+ Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside, Apigenin, Apigenin-7-O-
Rhamnoglucoside, Quercetin 3-O-galactoside, Quercetrin, Isorhamnetin-3-O-
galactoside, Luteolin-7-O-Rhamnoglucoside (Kaneta M và cộng sự, Agric Biol
Chem, 1978, 42 (2): 475 (C A 1978, 88: 186096f).
+ Lyteolin, b-Elemene, Thymol, Heneicosane, Tricosane, Hexacosane
(Takashi M và cộng sự, Tohoku Yakka Daigaku Kenkyu Nempo, 1978, 25: 29 (C
A 1979, 91: 137156d).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×