Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.33 KB, 14 trang )

Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1:
Sử dụng nystatin điều trị nấm thế nào cho hiệu quả?
Nystatin là thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển và diệt tế bào nấm (tùy
thuộc vào nồng độ và độ nhạy cảm của nấm), làm hư màng tế bào nấm Candida
nên được dùng điều trị và dự phòng các bệnh nấm do Candida ở da và niêm mạc
(niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hoá, niêm mạc âm đạo). Thuốc được sản
xuất dưới nhiều dạng (viên đặt, thuốc rửa, thuốc bột, hỗn dịch, viên nén...) nên rất
thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc này cần
lưu ý:
- Đối với nhiễm nấm Candida đường tiêu hoá (thực quản, ruột) nên dùng
nystatin phối hợp với kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột.
- Đối với tổn thương niêm mạc miệng: Dùng dạng viên ngậm hoặc hỗn
dịch. Nếu sau 14 ngày điều trị vẫn còn triệu chứng cần phải khám lại.
- Nhiễm nấm âm đạo: Dùng dạng viên đặt hoặc dạng kem trong 14 ngày
liên tiếp. Có thể dùng viên đặt phối hợp với metronidazon.
- Đối với nấm Candida ngoài da: Dùng các dạng thuốc mỡ, kem, gel hoặc
bột mịn, bôi 2-4 lần/ngày cho tới khi khỏi hẳn.
Nystatin hấp thu kém qua đường tiêu hoá, vì vậy không dùng nystatin điều
trị nhiễm nấm toàn thân. Khi dùng nystatin theo đường uống tránh dùng các thuốc
làm thay đổi nhu động ruột, các thuốc bao niêm mạc tiêu hoá vì làm cản trở tác
dụng của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra
như: dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá sau khi uống thuốc...) nên
ngừng thuốc.

Về thuốc nhỏ mắt corticoid
Mỗi khi bị đau mắt đỏ, tôi lại mua thuốc polydexa về nhỏ. Lần này tôi dùng
không thấy đỡ mà bệnh còn nặng thêm. Có phải tôi đã dùng không đúng thuốc?
Ngô Thanh Chương(Nghệ An)
Polydexa là một trong những thuốc nhỏ mắt kết hợp giữa kháng sinh và
corticoid có tác dụng vừa chống nhiễm khuẩn, vừa chống viêm. Do có tác dụng
kháng viêm mạnh nên thuốc được sử dụng hiệu quả trong các thể viêm như: viêm


kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, viêm bờ mi... Thuốc có tác
dụng làm giảm đỏ mắt rất nhanh nên người bệnh ưa chuộng và còn truyền miệng
mách bảo nhau dùng.
Tuy nhiên nếu dùng đúng thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị tốt. Nhưng nếu
dùng không đúng, lạm dụng thuốc sẽ làm trầm trọng thêm bệnh. Ví dụ: đối với
loét giác mạc mà nhỏ các thuốc có chứa cortison như trên sẽ làm cho vết loét rộng
ra, lâu làm sẹo và có thể dẫn đến thủng giác mạc, gây mù.
Đây còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu sử dụng lâu
dài có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ như qua một lớp
sương, ra trời nắng thấy chói, thị lực giảm đi rất nhiều), tăng nhãn áp có thể dẫn
đến mù loà.
Để tránh những hậu quả trên, bác cần dừng ngay thuốc đang dùng và đến
bác sĩ chuyên khoa ngay để được khám và dùng đúng thuốc. Tuyệt đối không tự ý
mua thuốc nhỏ mắt về dùng, nhất là loại thuốc chứa corticoid. Trường hợp cần
phải nhỏ các thuốc có chứa corticoid này trong một thời gian dài cần phải có sự
theo dõi của bác sĩ.

Có phải do quá liều thuốc?
Cứ đi ôtô là tôi lại phải dùng đến thuốc chống say. Thuốc tôi hay dùng là
vomina. Bình thường tôi hay uống 1 viên là ổn. Lần này đi xa hơn nên tôi uống 2
viên. Lên xe là hai mắt díu lại nhưng miệng thì có cảm giác khô khốc suốt đường
đi rất khó chịu. Vậy có phải do tôi đã dùng thuốc quá liều không?
Bùi Thu Hồng(Thanh Hóa)
Thành phần chính của thuốc vomina là dimenhydrinat, được dùng chủ yếu
và điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt khi say tàu xe... Liều dùng ở
người lớn và trẻ em trên 12 tuổi mỗi lần 50-100mg (1-2 viên/lần). Vì thế với liều
bạn uống 2 viên không phải là quá liều. Tuy nhiên khi dùng các thuốc chống say
tàu xe nói chung và thuốc vomina nói riêng, các tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn
ngủ. Ngoài ra có thể gặp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất phối hợp vận động,
nhìn mờ, ù tai... Đặc biệt do tác dụng kháng cholinergic của thuốc nên khi uống có

thể gặp khô miệng và đường hô hấp (như trường hợp bạn đã gặp phải). Nếu gặp
hiện tượng này, bạn có thể khắc phục bằng cách ngậm kẹo hoặc kẹo cao su không
đường, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Các tác dụng không mong muốn này thường nhẹ
và không nguy hiểm.

Hạn chế tác dụng phụ của corticoid bôi ngoài da
Corticoid dùng trong bệnh ngoài da có những tác dụng thế nào? Tôi bị
trứng cá có thể dùng thuốc corticoid để trị bệnh không?

Corticoid là nhóm thuốc dùng để chữa nhiều bệnh và cũng là một trong
những nhóm thuốc thường bị lạm dụng trong điều trị. Người bệnh tự ý mua về
dùng, việc sử dụng không đúng chỉ định, không đúng cách dùng sẽ có nhiều nguy
cơ gây tác dụng phụ, tai biến do thuốc.
Corticoid dùng để bôi ngoài da có các dạng dung dịch, gel, cream... Tác
dụng phụ thường gặp nhất là gây trứng cá và tổn thương da dạng trứng cá, rạn da,
giãn mạch, rậm lông, làm chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm khuẩn, nấm,
virut... Đối với loại corticoid có hoạt tính mạnh có thể gây teo da (nhất là khi bôi ở
những vùng da mỏng, có nếp gấp)... Các tác dụng phụ sẽ càng nặng hơn nếu bôi
thuốc mà băng bịt kín lâu dài không có sự theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc.
Các tác dụng phụ này sẽ làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán
và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng
với điều trị của bệnh...
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của corticoid cần sử dụng đúng chỉ định,
đúng liều lượng (vì nếu bôi thuốc quá ít sẽ kém tác dụng, hoặc quá nhiều sẽ lãng
phí và nguy cơ tác dụng phụ do thuốc gây ra), đúng cách và có sự theo dõi sát sao
của thầy thuốc. Thông thường mỗi ngày bôi từ 1-2 lần. Đối với những tổn thương
mạn tính thường bôi thuốc trong 2 tuần sau đó nghỉ vài ngày hoặc một tuần rồi lặp
lại 2-3 đợt như vậy sau đó thay bằng thuốc có hoạt tính nhẹ hơn.
Các vùng da khác nhau có đặc điểm giải phẫu khác nhau và khả năng hấp
thu thuốc cũng khác nhau, vì thế nên dùng thuốc có độ mạnh, yếu khác nhau cho

phù hợp. Ví dụ ở vùng da dày (bàn tay, bàn chân) nên dùng loại có hoạt tính mạnh

×