Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG WEB
NGANLUONG.VN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ


i

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o Lý do chọn đề tài:
Kinh tế thế giới đang trải qua những bước phát triển mới, hình thức thanh toán
điện tử đang ngày càng được ưa chuộng. Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với hệ
thống thanh toán điện tử trong khoảng mười năm trở lại đây. Nhưng có sự không đồng
nhất giữa hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt là sự xuất
hiện của trang thanh toán trung gian Nganluong.vn đã mở ra bước ngoặt mới cho sự
phát triển này. Chính vì những lý do trên chúng em quyết định chọn đề tài: Nghiên
cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam và kiến nghị giải pháp phát triển
trang web Nganluong.vn.
o Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam so với thế giới
Tìm ra những khó khăn mà cổng thanh toán trực tuyến Nganluong.vn đang gặp
phải
Đề ra một số giải pháp phát triển hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam nói
chung và trang web Nganluong.vn nói riêng.
o Phương pháp nghiên cứu


Phân tích định tính, phân tích định lượng, Phân tích dữ liệu, tìm kiếm thông tin
o Nội dung nghiên cứu
Các khái niệm và thực trang hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt trên
thế giới và tại Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt
Nam và phân tích một trường hợp cụ thể nganluong.vn.
Đề ra các kiến nghị và biện pháp để phát triển cho trang web nganluong.vn nói
riêng và hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt của Việt Nam nói chung.
o Đóng góp của đề tài
Đề tài giúp chúng ta thấy được những hạn chế của hệ thống thanh toán điện tử
của Việt Nam để từ đó bắt đầu thay đổi và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
ii

Bên cạnh đó chúng ta sẽ thấy được nhưng ưu điểm của hệ thống thanh toán
điện tử, và ứng dụng nó trong giao dịch hàng ngày của mình nhằm mang lai hiệu quả
cao nhất.
Trang Nganluong.vn sẽ biết được nguyên nhân mình chưa được mọi người
chon làm phương tiện thanh toán trung gian để từ đó hoạch định những chiến lược phù
hợp với nhu cầu, mong muốn, tâm lý của khách hàng để ngày một phát triển rông rãi
hơn.
o Hướng phát triển của đề tài
Sẽ thực hiện khảo sát ý kiến của một số khách hàng đang sữ dụng
Nganluong.vn và cả những khách hàng chưa từng sử dụng để từ đó có những thông tin
cụ thể giả quyết vấn đề tốt hơn.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử
để cho người dân thấy rằng việc sử dụng thanh toán điện tử là an toàn và được pháp
luật bảo vệ.


iii


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................... i

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ............ 1

1. Khái niệm ............................................................................................................................... 1
1.1. Các hệ thống thanh toán điện tử. ................................................................................... 1
1.1.1. Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng ................................ 1
1.1.2. Hệ thống thanh toán điện tử đa ngân hàng............................................................. 1
1.1.3. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT ......................................... 1
1.1.4. Hệ thống ngân hàng điện tử và dịch vụ E-Banking ................................................... 2
1.2. Đặc điểm của hệ thống thanh toán điện tử:.................................................................... 3
1.3. Ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử ..................................................................... 3
1.3.1. Ưu điểm: ................................................................................................................ 3
1.3.1.1. Đối với thương mại điện tử: ................................................................................ 3
1.3.1.2. Đối với ngân hàng: .............................................................................................. 4
1.3.1.3. Đối với khách hàng: ............................................................................................ 6
1.3.2. - Nhược điểm: ........................................................................................................ 6
2. Các phương tiên thanh toán trong thương mại điện tử .......................................................... 7
2.1. Thẻ thanh toán ............................................................................................................... 7
2.1.1. Đặc điểm của thẻ thanh toán .................................................................................. 7
2.1.2. Phân loại thẻ thanh toán ........................................................................................ 8
2.1.3. Các dịch vụ thanh toán bằng thẻ ............................................................................. 9
2.2. Séc điện tử: .................................................................................................................... 9
2.3. Ví tiền điện tử: ............................................................................................................. 10
3. Một số mô hình TTĐT:.......................................................................................................... 11
3.1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng ...................................................................................... 11
3.2. Thanh toán bằng thẻ truyền thống offline. ................................................................... 12

3.3. Thanh toán theo dạng đặt hàng qua thư (Mail-Order) .................................................. 12
3.4. Thanh toán trực tuyến .................................................................................................. 12
3.5. Cổng thanh toán điện tử: ............................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ................................................... 16

1. Pháp .................................................................................................................................... 16
iv

2. Mỹ ....................................................................................................................................... 18
3. Trung Quốc .......................................................................................................................... 20
4. Việt Nam .............................................................................................................................. 23
4.1. Đánh giá chung:............................................................................................................ 23
4.2. Thực trạng:................................................................................................................... 25
4.2.1. Tình hình phát triển thẻ thanh toán từ năm 2004 - 2010: ...................................... 25
4.2.1.1. Năm 2004: ........................................................................................................ 25
4.2.1.2. Năm 2005: ........................................................................................................ 26
4.2.1.3. Năm 2006: ........................................................................................................ 27
4.2.1.4. Năm 2007 ......................................................................................................... 28
4.2.1.5. Năm 2008 ......................................................................................................... 31
4.2.1.6. Năm 2009 ......................................................................................................... 31
4.2.1.7. Năm 2010 ......................................................................................................... 32
4.2.2. Tình hình phát triển thanh toán thông qua check: ................................................. 33
4.2.2.1. Nguyên nhân việc thanh toán bằng séc không phổ biến tại Việt Nam: ............... 35
4.2.3. Tình hình phát triển thanh toán thông qua ví điện tử: ........................................... 36
4.2.4. Tình hình phát triển thanh toán thông qua cổng thanh toán điện tử: .................... 38
4.2.4.1. Cổng thanh toán Nganluong.vn ......................................................................... 38
4.2.4.2. Cổng thanh toán VNmart.vn ............................................................................. 40
4.2.4.3. Cổng thanh toán Payoo.vn ................................................................................ 41
4.2.4.4. Cổng thanh toán OnePay .................................................................................. 41

4.2.4.5. Cổng thanh toán Baokim.vn .............................................................................. 42
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ TẠI VIÊT NAM .................................................................................... 43

1. Môi trường xã hội ................................................................................................................ 43
2. Thói quen sử dụng tiền mặt ................................................................................................. 45
3. Vấn đề an toàn khi sử dụng thanh toán trực tuyến............................................................... 45
4. Cơ sở nhân lực ..................................................................................................................... 47
5. Cơ sở công nghệ .................................................................................................................. 48
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU WEBSITE TRUNG GIAN THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ THÀNH CÔNG TẠI NƯỚC NGOÀI (PAYPAL) VÀ VIỆT NAM
(NGANLUONG.VN), ĐỀ RA CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO
NGANLUONG.VN ................................................................................................. 50

1. Sự phát triển của Paypal ...................................................................................................... 50
v

2. Ngân lượng .......................................................................................................................... 52
3. Sự hợp tác của Paypal và Nganluong.vn ............................................................................... 53
4. Hướng đi cho Nganluong.vn ................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57



1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm
Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán tiền qua thông điệp
điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt.

Theo cách hiểu như trên, thanh toán điện tử (TTĐT) là hệ thống thanh toán dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính và
mạng máy tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán. Việc chuyển
những chứng từ bằng giấy thành những “chứng từ điện tử” đã làm cho khoảng cách
giữa các đơn vị thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân hàng, giúp cho
quá trình thanh toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chu chuyển vốn của khách
hàng và nền kinh tế.
1.1. Các hệ thống thanh toán điện tử.
1.1.1. Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng
Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng (hệ thống thanh
toán điện tử nội bộ) là nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán cho các khách hàng trong
cùng hệ thống, chuyển vốn giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng, do đó, không
làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng. Việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh
toán được thực hiện thông qua mạng máy tính trong nội bộ ngân hàng.
1.1.2. Hệ thống thanh toán điện tử đa ngân hàng
Thanh toán điện tử đa ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều
ngân hàng thương mại (NHTM) hay chi nhánh NHTM trong và ngoài hệ thống, trên
cùng địa bàn hoặc khác địa bàn. Hệ thống này được thể hiện dưới hai hình thức: thanh
toán song biên giữa hai ngân hàng thương mại và thanh toán điện tử liên ngân hàng.
1.1.3. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT
SWIFT là từ viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication. Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại
2

Brucxen. Tổ chức này hoạt động không vì lợi nhuận, cung cấp cho các Ngân hàng
thành viên một mạng riêng để chuyển giao dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Mục đích
hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn,
nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của
SWIFT đều được mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới nắm được.
1.1.4. Hệ thống ngân hàng điện tử và dịch vụ E-Banking

Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại,
mạng không dây và các phương tiện điện tử khác. Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại
dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường
mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết
hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ
truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối
mới.
Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một
kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu
sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận
tiện. Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện
tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây:
ngân hàng tại nhà (home-banking); Internet-banking; ngân hàng tự động qua điện
thoại (Phone-banking, mobile banking); ngân hàng qua mạng không dây (Wireless-
banking).
Internet Banking: Là kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho
khách hàng.Ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần với 1 máy tính có kết nối với internet thì khách
hàng có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hoặc thực
hiện được những dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp.
Home Banking: Cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển
khoản, gửi lệnh thanh toán tại nhà, văn phòng công ty, đi công tác …hay bất kỳ nơi
đâu mà có thể kết nối được với Internet mà không cần phải đến ngân hàng.
3

Phone Banking: Dịch vụ này mang đến cho khách hàng những tiện ích mọi lúc,
mọi nơi có dùng điện thoại cố định hoặc di động để có thể nghe được các thông tin về
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hay thông tin về giao dịch trên tài khoản của mình thông
qua hệ thống trả lời tự động 24/24.
Mobile Banking: Là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn

dịch vụ có liên kết với ngân hàng, chuyển khoản, kiểm tra thông tin số dư, liệt kê giao
dịch tài khoản, thông tin về tỷ giá, lãi suất… thông qua đặc điểm, chứng năng sử dụng
của điện thoại di động.
1.2. Đặc điểm của hệ thống thanh toán điện tử:
Khả năng có thể chấp nhận được: Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của
việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp l í đầy đủ, đảm bảo
quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng ở các ngân hàng
cũng như tại các tổ chức thanh toán phải đồng bộ.
An toàn và bảo mật: Do các dịch vụ thực hiện trên mạng Internet được cung
cấp toàn cầu nên cần đảm bảo khả năng chống lại sự tấn công để tìm kiếm hay điều
chỉnh thông tin mật, thông tin cá nhân, các thông điệp được gửi đi.
Khả năng có thể hoán đổi: Tiền số có thể chuyển thành tiền mặt hay chuyển từ
quỹ tiền điện tử về tài khoản cá nhân hoặc từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử,
séc thật. Tiền số bằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ
giá tốt nhất.
Hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng: Chi phí cho mỗi giao dịch rất nhỏ, đặc biệt với
những giao dịch giá trị thấp.
Tính linh hoạt, hợp nhất và tin cậy: Cung cấp nhiều phương thức thanh toán
tiện lợi cho mọi đối tượng với giao diện thống nhất theo từng ứng dụng và tránh
những sai sót không đáng có.
1.3. Ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử
1.3.1. Ưu điểm:
1.3.1.1. Đối với thương mại điện tử:
4

v
Hoàn thiện phát triển thương mại điện tử:
Xét trên nhiều phương diện, thanh toán điện tử là nền tảng của các hệ thống
thương mại điện tử. Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng
khác cung cấp trên internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Do vậy,

việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử, để thương
mại điện tử được theo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hoàn toàn qua mạng, người
mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp
có những hệ thống xử lí tiền số tự động. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử
an toàn, tiện lợi, viêc phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu
với dân số đông đảo và không ngừng tăng lên của mạng Internet.
v
Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa:
Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu
thông tiền tệ và hàng hóa. Người bán có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do
đó có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư,
tiếp tục sản xuất, nhanh, an toàn….Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán
nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so
với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói
quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
v
Hiện đại hóa hệ thống thanh toán:
Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa,
không chỉ thõa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua
hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí
giao dịch bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn. Tiền số hóa không chiếm
một không gian hữu hình nào mà có thể chuyển một nửa vòng trái đất chỉ trong chớp
mắt bằng thời gian của anh sang. Đây sẽ là một cơ cấu tiền tệ mới, một mạng tài chính
hiện đại gắn liền với mạng Internet.
1.3.1.2. Đối với ngân hàng:
v
Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh:
Giảm chi phí văn phòng do thời gian tác nghiệp được rút ngắn, chuẩn hóa các
thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lí chứng từ.
5


Giảm chi phí nhân viên: một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24/24 giờ và
tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: thông qua Internet/web ngân
hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới (internet banking) và thu hút thêm nhiều
khách hàng giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
Mở rộng thị trường thông qua Internet: thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước
khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Inetrnet banking để mở rộng phạm vi cung cấp
dịch vụ.
v
Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm:
“Ngân hàng điện tử” với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến
hành những giao dịch bán lẻ với tốc độ cao và liên tục. Các ngân hàng có thể cung cấp
thêm các dịch vụ mới cho khách hàng như “ phone banking”, “ home banking”,
“Internet banking”, chuyển, rút tiền, thanh toán tự động….
v
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh:
“Ngân hàng điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách
hàng rộng rãi và bền vững: Thay vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh
một ngân hàng, khách hàng có thể tới một máy rút tiền tự động của một ngân hàng
khác và thực hiện giao dịch trong vài phút. Do đó, thế mạnh về dịch vụ ngân hàng
điện tử có thể là một đặc điểm để các ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình.
v
Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa:
Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử mang lại cho ngân hàng, đó
là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cần hóa”, chiến lược “bành
trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi
phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ,
đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn. Theo cách này các
ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cơ sở của mình, thâu

tóm nền tài chính toàn cầu.
v
Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu:
Có thể ngân hàng chưa tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng
cách thiết lệp trang web riêng cho mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin
6

và giải đáp thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng được coi là đã bước đầu
tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hòa mình vào xu thế chung.
1.3.1.3. Đối với khách hàng:
v
Tiết kiệm chi phí:
Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với
các phương tiện giao dịch khác. Điều này hoàn toàn có thể lí giải được bởi một khi
các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất là
với các ngân hàng ảo ( chỉ hoạt động trên Internet mà không cần tới văn phòng, trụ
sở), các chi phí mà khách hàng phải trả theo đó mà giảm đi rất nhiều.
v
Tiết kiệm thời gian:
Đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lí m ột cách
nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao
dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng chờ
đợi tới lượt mình. Giờ đây với dịch vụ ngân hàng điện tử họ có thể tiếp cận với bất cứ
một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc ở bất cứ đâu mà họ
muốn.
v
Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hớn và hiệu quả hơn:
Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp
thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Mặt khác, thông qua máy vi tính
được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để

kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh
toán thẻ tín dụng, mua sec du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh,
thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoáng với ngân hàng.
1.3.2. - Nhược điểm:
v Rủi ro cho người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử:
Do tính chất của thẻ tín dụng là rút tiền dựa trên việc kiểm tra số PIN trên thẻ
nên chủ thẻ dễ bị lừa lấy mất thẻ và số PIN. Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp rủi ro khác
do tình trạng làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh vi.
7

v Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán:
Các ngân hàng này sẽ gặp rủi ro nếu họ có sai sót trong việc cấp phép cho các
khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn mức quy định. Bên cạnh đó, nếu không kịp
thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách các thẻ bị mất hoặc bị vô hiệu
trong thời gian các thẻ này vẫn được sử dụng thì các ngân hàng phát hành sẽ từ chối
thanh toán cho những khoản này.
v Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ:
Các đơn vị này sẽ phải đối mặt với rủi ro bị từ chối thanh toán cho số hàng hóa
cung ứng ra vì l í do thẻ hết hiệu lực nhưng đơn vị không phát hiện ra.
v Rủi ro với ngân hàng phát hành:
Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ sử dụng tại nhiều điểm thanh toán thẻ khác nhau
với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng số tiền thanh toán lại cao
hơn hạn mức của thẻ.
Thứ hai, chủ thẻ lợi dụng tính năng thanh toán quốc tế của thẻ để thông đồng
với người khác chuyển thẻ ra nước khác để thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú.
v Khó kiểm soát chi tiêu.
2. Các phương tiên thanh toán trong thương mại điện tử
2.1. Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân hàng
phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc

để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi
số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát
hành thẻ và chủ thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với
cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi
tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ.
Như vậy, các thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ bao gồm: Chủ thẻ (khách
hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hóa dịch vụ), ngân hàng phát hành,
ngân hàng thanh toán.
2.1.1. Đặc điểm của thẻ thanh toán
8

Tính linh hoạt: nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức tín dụng của thẻ nên
thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng
Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp
cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại
được. Thẻ được coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện thanh
toán phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh.
Tính an toàn và nhanh chóng
2.1.2. Phân loại thẻ thanh toán
v Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ
thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn, được quy định trên cơ sở khả năng
tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở
chấp nhận loại thẻ này. Chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ
hàng tháng với lãi suất tín dụng tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng phát hành
thẻ. Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn
mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định.
Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
v Thẻ ghi nợ: Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch
vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại ngân hàng
phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư

hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào
tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ. Chủ
thẻ cũng có thể được ngân hàng cấp cho một mức khấu chi, tùy theo sự thỏa thuận
giữa chủ thẻ và ngân hàng. Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho
chủ thẻ.
Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, còn một số loại thẻ
khác như :
v Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền
tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu
9

đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng
hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn
được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân
hàng phát hành thẻ.
v Thẻ lưu giữ giá trị: được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định
để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần.
2.1.3. Các dịch vụ thanh toán bằng thẻ
v Rút tiền, gửi tiền
v Thanh toán mua hàng
v Thanh toán các dịch vụ khác: trả lương, trả học phí, trả tiền điện thoại,
taxi…
Ngoài phương tiện thanh toán phổ biến là thẻ, người ta còn sử dụng một số
phương tiện khác như Séc điện tử, Tiền điện tử, Thư điện tử P2,…
2.2. Séc điện tử:
Đây là một dịch vụ cho phép các khách hàng chuyển khoản điện tử từ ngân
hàng của họ đến người bán hàng. Chẳng hạn như các các công ty điện thoại, công ty

điện lực và công ty cung cấp nước sử dụng phương pháp này cho khách hàng để tăng
tỷ lệ thu, giảm chi phí và cho phép khách hàng theo dõi các hoá đơn của mình một
cách dễ dàng hơn.
Phương thức thực hiện:
Từ góc độ người tiêu dùng, một khách hàng trước tiên sẽ đăng ký với nhà cung
cấp về các thông tin thanh toán (số tài khoản…) và cách trình bày hoá đơn mà mình
thích. Tuỳ thuộc vào các dịch vụ được cung cấp bởi bên lập hoá đơn, người tiêu dùng
có thể được cấp một tên (user name) và mật khẩu (password) để truy nhập một cách
10

an toàn và có xác nhận đến web site của công ty và để họ có thể xem trực tuyến được
cân đối tài khoản của mình. Các khách hàng có thể chọn phương pháp nhận hoá đơn
bằng điện tử, đề nghị gửi qua đường thư hay kết hợp cả hai.
Ví dụ: Có thể gửi cho người tiêu dùng một thông báo bằng e-mail với nội dung
là hoá đơn đã được đưa bên web site của công ty. Khi khách hàng nhận được hoá đơn
của mình trên Internet, họ có thể xem một phiên bản đầy đủ của tờ kê có kèm theo các
đồ họa, logo và các số liệu chi tiết về hoá đơn. Hay cung cấp cho các khách hàng báo
cáo theo cách có ý nghĩa đối với họ (ví dụ, hoá đơn điện thoại có thể được sắp xếp
theo số điện thoại, ngày tháng, hay độ dài cuộc gọi…). Sau khi xem xong hoá đơn
trực tuyến, khách hàng có thể chọn cách thanh toán hoá đơn với các khoản tiền từ tài
khoản ngân hàng của họ. Quá trình thanh toán có thể được thực hiện thông qua một
dịch vụ giống như dịch vụ séc điện tử an toàn PayNow của CyberCash. Các séc điện
tử xuất hiện trên các báo cáo tài khoản séc hàng tháng của người tiêu dùng giống như
các giao dịch thẻ ghi nợ.
Có thể tạo tính linh hoạt trong các phương án thanh toán trực tuyến của mình.
Nếu hoá đơn điện thoại không có đúng ngày người tiêu dùng trả hoá đơn trực tuyến,
người tiêu dùng có thể chuyển lịch tiến hành giao dịch thanh toán vào một thời điểm
sau. Một khi nhận được xác nhận thanh toán của người tiêu dùng, công ty điện thoại
sẽ trình một yêu cầu chuyển khoản tiền điện tử (EFT) để ghi nợ tài khoản séc của
người tiêu dùng thông qua hệ thống ngân hàng hiện tại.

2.3. Ví tiền điện tử:
Với chức năng như “ví tiền” trên Internet, người dùng đăng ký “ví điện tử” tại
các ngân hàng có kết nối với ví điện tử để giao dịch, mua bán trên mạng thay vì phải
mở nhiều tài khoản ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thay vì phải tự đầu tư phát
triển có thể tận dụng giải pháp, công nghệ và dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ “ví
điện tử” để mở rộng mạng lưới. Đây là một xu hướng tất yếu nhằm giảm rủi ro trong
giao dịch thương mại điện tử khi bên mua và bên bán không gặp nhau trực tiếp, hình
thức thanh toán thông qua bên thứ 3 (công ty trung gian thanh toán).
Tính năng chính:
11

v Thanh toán tại các website/ dịch vụ chấp nhận ví điện tử.
v Nạp tiền (deposit) và rút tiền (withdraw) từ các website/ dịch vụ
v Chuyển và nhận tiền giữa các tài khoản.
v Chuyển tiền vào tài khoản bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế.
v Rút tiền từ ví điện tử về tài khoản ngân hàng hoặc thẻ Visa
3. Một số mô hình TTĐT:
3.1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Đây là phương pháp thanh toán phổ biến nhất cho việc mua hàng trên không
gian ảo hiện nay.
Những người tham gia bao gồm chủ sở hữu thẻ, chủ thể kinh doanh, người phát
hành thẻ, người nhận thanh toán, cơ quan nhãn hiệu thẻ
Quy trình sử dụng thẻ tín dụng:
(1) Phát hành một thẻ tín dụng cho một người sở hữu thẻ tiềm năng.
(2) Người chủ sở hữu thẻ trình thẻ cho một người kinh doanh bất cứ khi nào
anh ta cần trả tiền cho một hàng hóa hay dịch vụ nào đó (tại cơ sở kinh doanh chấp
nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng)
(3) Người kinh doanh yêu cầu sự xác nhận từ công ty nhãn hiệu thẻ và giao
dịch được thanh toán bằng tín dụng. Người kinh doanh giữ lại một phiếu bán hàng.
(4) Người kinh doanh chuyển phiếu bán hàng cho ngân hàng chấp nhận thanh

toán và trả cho họ một khoản phí cho dịch vụ này. Đây được gọi là quá trình xử lý lưu
giữ (capturing process).
(5) Ngân hàng chấp nhận thanh toán yêu cầu cơ quan nhãn hiệu trừ khoản tín
dụng và nhận tiền trả. Sau đó, cơ quan nhãn hiệu yêu cầu khoản đã trừ với ngân hàng
phát hành
(6) Số tiền được chuyển từ cơ quan phát hành đến cơ quan nhãn hiệu. Số tiền
tương đương được khấu trừ từ tài khoản của người sở hữu thẻ ở ngân hàng phát hành.


12

3.2. Thanh toán bằng thẻ truyền thống offline.
Đây là dạng thanh toán phổ biến và đơn vị áp dụng cần phải có một dịch vụ hỗ
trợ bán hàng (Merchant Service) và máy PDQ từ ngân hàng chấp nhận (Acquiring
bank).
3.3. Thanh toán theo dạng đặt hàng qua thư (Mail-Order)
Thanh toán đặt hàng theo thư thông qua điện thoại, bưu điện hoặc fax có rủi ro
lừa đảo cho các ngân hàng và định chế tài chính cao hơn các nghiệp vụ ở đó các khách
hàng hiện diện tại điểm bán hàng. Vì vậy, các ngân hàng chấp nhận thường yêu cầu
hoa hồng cao hơn cho việc thực hiện cho khách hàng các nghiệp vụ (có thể 3,1% thay
vì 2,79% như đối với nhiều trường hợp thanh toán ở Mỹ) và thường đòi hỏi các thoả
thuận chi tiết hơn về việc kiểm tra sự lừa đảo.
3.4. Thanh toán trực tuyến
Mua bán trực tuyến sử dụng PSP và IMS.
PSP (Payment Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Trong thế
giới ảo, cơ sở bán hàng thường không không sử dụng thiết bị PDQ offline, do đó, một
PSP sẽ cung cấp phần mềm để mô phỏng việc xử lý “soi” các thẻ thanh toán và thu
thập các chi tiết về thẻ rồi sau đó sẽ chuyển chúng tới ngân hàng chấp nhận của đơn
vị.
IMS: (Internet Merchant Service) là dịch vụ hỗ trợ bán hàng qua mạng. Đây là

một dạng tương đương của dịch vụ bán hàng offline nhưng là một dịch vụ đặc biệt,
trực tuyến với những tính chất riêng. Đó là:
v Khách hàng không hiện diện
v Khách hàng điền vào xe hàng trực tuyến các sản phẩm cần mua, sau đó
tiến tới một cửa ra ảo
v Một PSP thu nhận các chi tiết về thẻ và xác định tổng giá trị của nghiệp
vụ
v Sau đó, một ngân hàng chấp nhận chứng thực nghiệp vụ
13

v Giới hạn của thẻ tạm thời giảm đi một số tiền bằng lượng giá trị của
nghiệp vụ
v Hàng hoá được chuyển tới người mua và sau đó giá trị của nghiệp vụ
được thực hiện từ thẻ.
v Một lượng chi phí nghiệp vụ nhỏ được tính trả cho PSP và ngân hàng
chấp nhận.
o Hoạt động mua hàng điện tử có thể được chia thành một số bước như
sau:
v Chủ thẻ xem lướt qua các danh mục hàng hóa
v Chủ thẻ lựa chọn danh mục sẽ mua
v Chủ thẻ nhận được một mẫu đặt hàng chứa đựng liệt kê các loại hàng
hoá, giá cả của chúng và tổng giá cả, bao gồm cả phí vận chuyển, giao hàng và thuế.
Mẫu đặt hàng này có thể được đưa tới một cách điện tử từ server của người bán hoặc
được tạo ra trên máy tính của chủ thẻ bằng phần mềm mua hàng điện tử.
v Chủ thẻ lựa chọn phương tiện thanh toán
v Chủ thẻ gửi cho người bán hàng một đơn đặt hàng hoàn chỉnh cùng với
hướng dẫn thanh toán
v Người bán yêu cầu xác nhận thanh toán từ định chế tài chính của chủ thẻ
v Người bán gửi khẳng định về đơn đặt hàng
v Người bán gửi hàng hoặc thực hiện dịch vụ được yêu cầu theo đơn hàng

v Người bán yêu cầu thanh toán từ định chế tài chính của chủ thẻ.

14

Quy trình thanh toán trực tuyến:
Nguồn: Richard Jewson. E-Payments: Credit Cards on the Internet


B1: Người mua đặt lệnh mua trên website của người bán sau khi đã chọn hàng
hóa. Sau đó người mua khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình.
B2: Thông tin thẻ tín dụng của người mua được chuyển thẳng đến ngân hàng
của người bán (trong trường hợp người bán có Merchant Account – xem giải thích bên
dưới) hoặc chuyển thẳng đến nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng (gọi là
Third Party – Bên thứ ba, xem giải thích bên dưới) mà người bán đã chọn. Thông tin
thẻ tín dụng không được lưu trên server của người bán, do đó, hạn chế khả năng bị
hacker đánh cắp thông tin.
B3: Ngân hàng của người bán hoặc Bên thứ ba này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của
thẻ với ngân hàng nơi phát hành thẻ, thông qua giao thức SET. Việc kiểm tra này
được thực hiện tự động rất nhanh, trong vòng vài giây.
B4: Ngân hàng phát hành thẻ sẽ phản hồi (được mã hóa theo quy định) cho
ngân hàng của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ.
15

B5: Sau đó thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán.
B6: Người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không bán.
Nếu bán thì sẽ gửi email xác nhận cũng như hóa đơn và các văn bản cần thiết khác
cho người mua, đồng thời xử lý đơn hàng. Nếu không bán thì giao dịch coi như kết
thúc, người bán cũng gửi thông điệp cho người mua, nêu rõ lý do không bán.
3.5. Cổng thanh toán điện tử:
Cổng thanh toán điện tử, thực chất là một hệ thống phần mềm cho phép các

website thương mại điện tử có thể kết nối được với các kênh thanh toán như ngân
hàng, nhằm cung cấp công cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các
loại thẻ tín dụng có thể thực hiện các thủ tục thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngay trên
website khi mua hàng. Như vậy, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc nộp tiền
mặt trực tiếp, thì khách hàng chỉ cần xác nhận thanh toán là xong, tiết kiệm chi phí và
thời gian đi lại. Cổng TTĐT tương đương như một điểm bán hàng.
Cổng TTĐT gồm 2 thành phần chính:
Merchant account là một tài khoản điểm chấp nhận thanh toán, cho phép bạn
khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng
thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.
Payment gateway là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ
liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng
để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng.
Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp
thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán thương mại điện tử để
ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng người mua vào tài khoản của doanh
nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện
giao dịch.


16

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN TẠI MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1. Pháp
Từ khoảng thập niên 70, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã được
hình thành từ các phương tiện truyền thống như séc, chuyển khoản đến các phương
tiện hiện đại theo công nghệ mới như thẻ thanh toán, thanh toán điện tử, mobile… đã
phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng rộng

rãi tại Pháp. Năm 2006, mỗi chủ tài khoản thực hiện trung bình 236 giao dịch không
dùng tiền mặt, tỷ lệ tăng 197% giao dịch so với năm 2000.
Trong các loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thì thẻ thanh toán
chiếm tỷ trọng cao nhất (38%) bao gồm thẻ thanh toán "bốn bên" và "ba bên", kế đến
là séc và Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu. Riêng hệ thống thanh toán điện tử và mobile
chiếm tỷ trọng chưa đáng kể (0,13%).
Tình hình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại pháp năm
2006 theo bảng sau
(Nguồn: Banque de France)
Phương tiện Số lượng giao dịch (tỷ) Tỷ lệ (%)
Séc 3,90 26,00
Thẻ thanh toán 5,60 38,00
Lệnh chuyển có 2,60 17,87
Lệnh chuyển nợ 2,70 18,00
Thanh toán điện tử, mobile 0,10 0,13
Tổng 14.80 100.00
17

Số lượng giao dịch năm 2006 và loại sử dụng phương tiện thanh toán Pháp
Mặt
đối
mặt
Từ
xa
Thư
ờng
xuyên
thanh
toán
Một lần

thanh
toán
Sử dụng của đối
tượng nộp
( 2 )

Số lượng
giao
dịch
( 3 )

%

nhân
Doanh
nghiệp
2006 (tỷ
USD)

Séc X X W M 3,9 26%
Thẻ
thanh
toán
4 )

X W L 5,6 38%
Chuyển
khoản
tín dụng
X X L W 2,6 18%

Ghi nợ
trực tiếp
X W L 2,7 18%
Tổng số 14,8 100%
( 2 )
W: sử dụng rộng rãi, M: vừa sử dụng, L: ít sử dụng
( 3 )
Nguồn: Banque de France
( 4 )
Hiện nay, chủ thẻ sử dụng tùy chọn chủ yếu bởi các giao tiếp số thẻ của họ.
Séc
26.00%
Thẻ thanh
toán
38.00%
Lệnh chuyển

17.87%
Lệnh chuyển
nợ
18.00%
Thanh toán
điện tử,
mobile
0.13%
18

Sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực đồng
Euro trong năm 2006


2. Mỹ
Tại Mỹ, những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu như séc,
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hệ thống các phương tiện thanh toán toán điện tử. Từ năm
1979, séc được sử dụng khá phổ biến kế đến là thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện
tử nhưng không đáng kể trong khi thẻ ghi nợ hoàn toàn chưa xuất hiện. Đến năm
1995, thẻ ghi nợ xuất hiện và cùng với hệ thống thanh toán điện tử được sử dụng ngày
càng phổ biến đến ngày nay.
Năm 2000, người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước thực hiện 71,5 tỷ
giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, với tổng giá trị 46,6 tỷ tỷ Dollar Mỹ xấp tỷ
bằng 4,43 lần GDP của Mỹ cùng năm.
Tình hình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Mỹ từ năm
1979 đến năm 2000 thể hiện qua bảng 1 (Nguồn Federal Reserve Bulletin Tháng 8,
2002):

19

Phương tiện Số lượng giao dịch theo
năm (tỷ)
1979
995 000
Séc 32,80
9,50 2,55
Thanh toán điện tử 0,20
,80 ,65
Thẻ ghi nợ -
,50 ,30
Thẻ tín dụng 5,30
0,40 5,00
Tổng 38,30 64,20 71,50


Biểu đồ Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm

×