Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề HSG TV lớp 3 Ân Đức 1-Hoài Ân-Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.28 KB, 3 trang )

Họ và tên: ……………………………
Lớp: ………… SBD: ………………
Trường Tiểu học số I Ân Đức
THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN THI: TIẾNG VIỆT 3
Ngày thi: 24/4/2010
Thời gian: 60 phút
Số mật mã
Điểm GT1 GT2 GK1 GK2
Số mật mã
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (1đ)
Ngắt đoạn văn sau thành câu và đặt dấu phảy, dấu chấm cho phù hợp (Viết lại đoạn
văn cho đúng ngữ pháp).
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo
bờ sông chiều chiều khi ánh hoàng hôn buông xuống em lại ra sông hóng mát trong sự yên
lặng của dòng sông em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh
thơi trong sáng vô cùng.
Đoạn văn sau khi đánh dấu câu đúng như sau:







Câu 2: (1đ) Đọc các câu thơ sau:
Những người chân đất thật thà
Em thương như thể thương bà ngoại em.
a. Em hiểu từ “chân đất” trong các câu thơ trên như thế nào?
b. Đặt một câu với từ “chân đất”


a. Em hiểu từ “chân đất” các câu thơ trên là: ……………………………………………………

b. Đặt câu:

Câu 3: (1đ) Tìm bộ phận trả lời cho hỏi Ai?, là gì? (hoặc là ai?) ở các câu sau rồi ghi vào
bảng phía dưới.
a. Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
b. Trẻ em là tương lai của đất nước và nhân loại.
Ai? Là gì (là ai) ?
a.
b.
Câu 4: (2đ)
Trong bài: “Sao Mai”, Ý Nhi có viết:
Ngôi sao chăm chỉ Gà gáy canh tư Mặt trời ửng hồng
Là ngôi sao Mai Mẹ em xay lúa Bạn đi chơi hết
Em choàng trở dậy Lúa vàng như sao Sao Mai còn ngồi
Thấy sao thức rồi. Sao nhìn ngoài cửa. Làm bài mải miết.
Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh. Em hãy tìm các
từ ngữ, hình ảnh thể hiện rõ điều đó?
a. Các hình ảnh so sánh là:

b. Các từ ngữ được nhân hóa là:

Câu 5: (5đ)
Đã là học sinh lớp 3 nhưng những cảm xúc của ngày đầu đi học vẫn còn nguyên vẹn
trong tâm trí em. Hãy viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) kể lại những cảm xúc của em trong
ngày đầu tiên đến lớp (Có dùng biện pháp so sánh, nhân hóa).
Lưu ý: Chữ viết phải đúng mẫu, sạch đẹp, nếu xấu, bẩn trừ 1điểm.
BÀI LÀM












HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học : 2009-2010
Câu 1: (1đ) Đoạn văn đánh dấu câu đúng như sau:
Sông nằm quanh co uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy
dọc theo bờ sông. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát.
Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em
trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
Đúng cả 3 dấu chấm được 0.5 điểm. Đúng 1-2 dấu chấm được 0.25 điểm.
Đúng cả 4 dấu phảy được 0.5điểm. Đúng 2-3 dấu phảy được 0.25 điểm.
Câu 2: (1đ)
a. Nghĩa từ “chân đất” ý nói là người nông dân 0.5đ
b. Đặt câu đúng 0.5đ.
Câu 3: (1đ)
Ai? Là gì? (Là ai?)
a.Cha mẹ,ông bà (0.25đ)
b.Trẻ em. (0.25đ)
là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình. (0.25đ)
là tương lai của đất nước và nhân loại. (0.25đ)
Chú ý: HS có cách đặt câu hỏi khác nhưng đúng yêu cầu vẫn ghi điểm tối đa.

Câu 4: (2đ)
a. Chỉ ra các hình ảnh so sánh (1đ)
Ngôi sao chăm chỉ là ngôi sao Mai. 0.5 điểm.
Mẹ em xay lúa, lúa vàng như sao. 0.5 điểm.
b. Chỉ ra các từ ngữ nhân hóa như (1đ)
Sao Mai chăm chỉ, sao thức rồi, nhìn ngoài cửa, ngồi làm bài mải miết. (Mỗi ý đúng
0.25đ).
Câu 5: (5điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Thể loại: Kể lại cảm xúc trong ngày đầu đến lớp.
b. Nội dung: Cảm xúc này có thể:
- Vui mừng xen lẫn lo âu trong ngày đầu đến lớp.
- Bỡ ngỡ trước cảnh lạ, người lạ….
- Rụt rè khi vào lớp….

×