Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Điều trị bệnh loãng xương pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.89 KB, 7 trang )

Điều trị bệnh loãng xương

Mục đích chính là ngăn ngừa cho tế bào xương không bị mất thêm và tránh
cho xương bị gãy. Ngăn ngừa gãy xương là điểm quan trọng. Tuy nhiên nếu
xương đã gãy cần có những phương pháp chữa trị nhằm giảm thiểu các trường hợp
bị gãy thêm xương.
Những biện pháp nhằm duy trì cho xương được rắn chắc và tránh xương bị
hao mòn hoặc bị gãy mòn:
. Ăn những thức ăn có lợi cho xương, nghĩa là có nhiều chất vôi (Calcium)
và sinh tố D
. Tập thể dục thường xuyên gồm những độc tác như mang tạ và làm mạnh
xương
. Có cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống nhiều rượu, bia.
Các phương pháp chữa trị:
Nếu đang bị loãng xương, và dù đã bị gãy xương rồi, cũng chưa hẳn đã quá
muốn để bắt đầu việc chữa trị. Ngoài việc làm ngưng sự mất mát của tế bào
xương, những loại thuốc được chế biến gần đây còn làm cho xương mạnh thêm
nữa. Quý vị nên thảo luận với các bác sĩ hoặc những nhà chuyên môn về xương
xem loại thuốc nào phù hợp với mình nhất.
Thuốc trị loãng xương
Những loại thuốc có sẵn hiện nay để trị loãng xương gồm:
Bisphosphonates
Thuốc Bisphosphonates là những loại thuốc không có chứa kích thích tố
nhằm giúp tăng độ đặc của xương. Thuốc này gồm 3 loại chính: Thuốc có chất
Risedonate – Thuốc có chất Alendronate – Thuốc có chất Etidronat. Những thuốc
này có tác dụng làm tăng độ đặc của xương và giảm thiểu các trường hợp bị gãy
xương. Nó còn giúp cho những người đang dùng corticosteroids ngừa loãng
xương.
Phản ứng bất lợi khi dùng các thuốc Bisphosphonates
Phản ứng bất lợi thường ít xảy ra nhưng có thể gồm các chứng liên quan
đến đường ruột, đau bụng dưới, nhức bắp thịt hay khớp xương, buồn nôn, nóng


ban tử, hoặc gây khó chịu ở thực quản. Một biến chứng ? ra nhưng có gặp là
xương hàm bị chết-nhưng trường hợp này chỉ xảy ra ở những người dùng thuốc số
lượng cao.
Thuốc điều hòa lượng kích thích tố nữ (SERMs)
Thuốc điều hòa lượng kích thích tố nữ (Selective Oestrogen Receptor
Modulators) tương tự như các loại thuốc dùng trong phương pháp. Điều trị các
triệu chứng tắt kinh bằng kích thích tố nữ (Hormone Replacement), nhưng khác
với các phương pháp vừa kể, các thuốc này không ảnh hưởng đến vú hay tử cung.
Nghĩa là chúng làm mạnh xương nhưng không làm gia tăng nguy cơ ung thư vú
hay tử cung.
Một loại thuố SERM chính bán trên thị trường là thuốc có chất Raloxifene
(nhãn thuốc Evista) để trị loãng xương. Nó làm tăng độ đặc của xương làm giảm
nguy cơ đốt xương sống bị nghiền.
Phản ứng bất lợi khi dùng các thuốc điều hòa lượng kích thích tố nữ
(SERMs)
Thuốc có thể làm tăng những trường hợp cơ thể bị nóng bức, khó chịu
trong giai đoạn tắt kinh, và cũng có thể làm máu đóng cục trong tĩnh mạch.
Phương pháp điều trị bằng kích thích tố (Hormone Therapy)
Phương pháp này làm giảm việc mất tế bào xương và làm tăng độ đậm đặc
của xương ở cả xương sống và xương hông, và làm giảm nguy cơ gãy xương của
phụ nữ sau khi tắt kinh. Phương pháp Hormone Therapy thường được dùng dưới
dạng thuốc viên hoặc cao dán trên da.
Tuy nhiên những nghiên cứu mới đây cho thấy phương pháp Hormone
Therapy có thể làm tăng đôi chút tỷ lệ ung thư vú, chứng tai biến mạch máu não
và cơn đột quỵ tim. Vì lý do này, các bác sĩ đề nghị không nên dùng phương pháp
điều trị bằng kích thích tố (HT) để ngừa loãng xương trong thời gian dài. Nhưng
phương pháp này thực sự có hiệu quả trong việc trị các triệu chứng khó chịu trong
thời kỳ tắt kinh, nên nhiều người vẫn dùng phương pháp này.
Kích thích tố tuyến cận giáp trạng-PTH (tên nhãn thuốc là Forteo)
Teriparatide, một hóa chất thuộc dạng kích thích tố tuyến cận giáp trạng,

được dùng để trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau thời kỳ tắt kinh và ở nam giới
có nguy cơ gãy xương cao. Nó thuộc về một nhóm thuốc có tên “tác tố tạo cốt”
(“bone formation agent”), giúp cho cơ thể tạo thêm các xương mới. Ngừơi dùng
phương pháp này phải chích thuốc hàng ngày trong vòng 24 tháng.
Phản ứng bất lợi của PTH: có thể gây buồn nôn, chân bị vọp bẻ, chuột rút
và choáng váng.
Các loại thuốc mới giới thiệu trên thị trường:
Strontium Ranelate (tên nhãn thuốc là Protos)
Chất strontium trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau khi tắt kinh và làm
giảm các nguy cơ bị gãy xương. Thuốc Protos đóng gói dưới dạng bột, dễ tan
trong nước, được dùng hàng ngày.
Ibandronate Sodium (tên nhãn thuốc là Boniva)
Chất Ibandronate là một loại bisphosphate mới được dùng để ngăn ngừa và
điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau tắt kinh. Thuốc làm giảm sự mất tế bào
xương, tăng độ đặc của xương và giảm trường hợp xương sống bị gãy. Thuốc
được dùng một tháng một lần, và uống cùng một ngày trong tháng.
Những thuốc nêu trên chỉ được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể khi đã
xác định được nguyên nhân gây loãng xương. Còn tất cả các trường hợp loãng
xương dù đã xác định được nguyên nhân hay chưa (nguyên phát hay thứ phát),
việc chữa trị đều cần đến thuốc bổ xương có chứa chất vôi (calcium)
Thuốc bổ có chất vôi (Calcium)
Những phụ nữ đã vào thời kỳ tắt kinh, các vị thuộc phái nam đã lớn tuổi
cần một lượng chất Calcium 1000 mg-1300 mg mỗi ngày. Nếu hàng ngày thức ăn
không đủ cung cấp lượng Calcium như trên, quý vị cần thảo luận với bác sĩ để
được chỉ định một thuốc Calcium thích hợp.
Vitamin D
Vitamin D quan trọng trong việc giúp cho cơ thể hấp thu lượng Calcium
cần thiết. Vitamin D có trong ánh mặt trời, trong một số loại thức ăn và thuốc bổ.
Một số người thiếu vitamin D hơn những người khác, thí dụ người già ít khi ra
khỏi nhà, những người được chăm sóc tại viện dưỡng lão, những người da màu

hoặc những người vì lý do tôn giáo phải mặc quần áo che kín người.
Nguyên tắc khi dùng thuốc:
. Được sự kê toa của bác sĩ
. Thảo luận với người bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc mới và cần biết
rõ:
o Tên thuốc
o Tại sao mình cần dùng thuốc này
o Dùng thuốc như thế nào
o Phản ứng bất lợi của thuốc nếu có
o Nếu cơ thể có phản ứng khó chịu với thuốc cần phải làm gì
o Bị rắc rối về thị lực (tầm nhìn)
o Cơ thể dễ bị mất thăng bằng và bắp thịt yếu
Phương pháp tập thể dục nào tốt nhất để giúp cho xương rắn chắc?
Bất cứ phương pháp tập thể dục nào đó đòi hỏi cơ thể của quý vị phải chịu
sức nặng của chính nó và đòi hỏi quý vị phải chạy, nhảy đều giúp tạo xương mới
và tránh cho xương khỏi bị hao mòn. Đi bộ, chạy, khêu vũ, đánh vợt, bóng
chuyền, cử tạ và đánh bóng rổ, đều có lợi cho xương cả (bơi lội không phải là môn
thể dục có lợi cho xương)


×