Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.35 KB, 6 trang )


Bài 23: Quá trình tổng hợp và
phân giải các chất ở vi sinh vật



Câu 1. Tại sao khi nướng bánh mì lại trở
lên xốp?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Kể tên những ứng dụng của quá
trình phân giải prôtêin và pôlisaccarit
trong đời sống?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Kể tên một số loại enzim tham gia
phân giải các chất ở vi sinh vật?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Trình bày quá trình tổng hợp các
chất trong tế bào vi sinh vật và ứng dụng
của chúng trong đời sống con người?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. Tại sao nói: tổng hợp (đồng hóa)
và phân giải (dị hóa) là hai quá trình
ngược chiều nhau, nhưng thống nhất
trong hoạt động sống của tế bào?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một
thành phần không thể thiếu là nấm men,
đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh


và biến đường, ôxi có trong bột mì thành
khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí
cacbonic trong bột sẽ giãn nở và tăng thể
tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng
ruột và trở nên xốp hơn.


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin
của cá, đậu tương được phân giải tạo ra
các axit amin, dùng nước muối chiết chứa
các axit amin này ta được các loại nước
mắm, nước chấm sử dụng trong đời
sống hàng ngày.
– Sử dụng các loại enzim ngoại bào như
amilaza thủy phân tinh bột để sản xuất
kẹo, xirô, rượu
– Sử dụng vi khuẩn lactic lên men để tạo
ra các thực phẩm như: sữa chua, dưa
chua, quả dưa chuột muối, cà muối Sử
dụng nấm men rượu trong sản xuất rượu,
nấm men bánh mì trong sản xuất bánh



Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
– prôtêaza tham gia phân giải prôtêin.
– lipaza tham gia phân giải lipit.
– amilaza tham gia thủy phân tinh bột.
– xenlulaza tham gia phân giải xenlulozơ.



Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
– Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng
hợp được các loại axit amin, chúng sử
dụng năng lượng và enzim nội bào để
tổng hợp các chất.
+ Tổng hợp prôtêin: sự tổng hợp prôtêin
diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật do
các axit amin liên kết với nhau bằng liên
kết peptit:
n(axit amin) → prôtêin
+ Tổng hợp pôlisaccarit : ở vi khuẩn và
tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicôgen cần
hợp chất mở đầu là ADP-glucôzơ
(ađênôzin điphôtphat-glucôzơ):
(Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ? →
(Glucôzơ)n+1 + ADP
+ Tổng hợp lipit: vi sinh vật tổng hợp lipit
bằng cách liên kết glixêrol và các axit béo.
Glixêrol là dẫn xuất từ đihiđrôxiaxêtôn-P
(trong đường phân). Các axit béo được tạo
thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau
của các phân tử axêtyl-CoA.
+ Tổng hợp axit nuclêic: các bazơ nitơ kết
hợp với đường 5 cacbon và axit phôtphoric
để tạo ra các nuclêôtit, sự liên kết các
nuclêôtit tạo ra các axit nuclêic.
– Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật
trong đời sống con người

+ Con người khai thác đặc điểm của VSV
như tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh
khối cao để sản xuất các sản phẩm sinh
học. 500 kg nấm men có thể tạo thành
mỗi ngày 50 tấn prôtêin.
+ Sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại
axit amin quý như axit glutamic, lizin và
tạo prôtêin đơn bào
+ Sản xuất các chất xúc tác sinh học: các
enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử
dụng phổ biến trong đời sống con người
và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng
hạn:
* Amilaza (thuỷ phân tinh bột) được dùng
khi làm tương, rượu nếp, trong công
nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp
dệt, sản xuất xirô…
* Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng
khi làm tương, chế biến thịt, trong công
nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt…
* Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được
dùng trong chế biến rác thải và xử lí các
bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và
sản xuất bột giặt…
* Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công
nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa…


Câu 5. Hướng dẫn trả lời:
Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa)

là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng
thống nhất trong hoạt động sống của tế
bào bởi vì đồng hóa tổng hợp các chất
cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, còn dị
hóa phân giải các chất cung cấp năng
lượng, nguyên liệu cho đồng hóa.


×