Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Chuyên đề kinh tế đề tài mạng viễn thông Metfone Viettel potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.99 KB, 31 trang )

Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
&

CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
MẠNG VIỄN THÔNG METFONE VIETTEL
TRÊN THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA ĐỂ TÌM RA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỚI
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

THS. NGUYỄN NGỌC LAM LƯƠNG THANH LONG
MSSV: 4084523
LỚP: KẾ TOÁN TỔNG HỢP 2 K34


Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 1
Cần Thơ, 10/2010
Cần Thơ, 10/2010
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
LỜI CAM ĐOAN
_______________________________
Em cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 04 tháng 10 năm 2010
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)
Lương Thanh Long


Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 2
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
_________________________________________________________

















Ngày tháng năm
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên)
Nguyễn Ngọc Lam
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 3
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
CHƯƠNG I:

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo Henry Ford “Trở ngại là những thứ ghê gớm sẽ xuất hiện khi mắt bạn
rời khỏi mục đích”. Do đó, nếu một công ty không tự tìm ra cơ hội phát triển mới
thì dễ dẫn đến sự thất bại.Trong khi đó, con người không nằm trong thách thức sẽ bị
tha hóa nhanh. Bởi vậy, các nhà quản trị của Viettel Telecom cần có một hướng đi
mới, đối đầu với thách thức dể tìm kiếm sự thành công. Nhưng nếu chỉ nhìn vào thị
trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó nó sẽ
trở nên cạn kiệt so với tiềm lực thực có của Viettel. Cho nên Viettel cần mở rộng
những thị trường tiềm năng khác bằng cách đầu tư ra nước ngoài, tìm một thị trường
mà nơi đó đầy hứa hẹn của sự thành công và phát triển. Chính vì lí do đó mà vào
ngày 19/02/2009 mạng viễn thông Metfone của Viettel chính thức được khai trương
tại Campuchia, đánh dấu một bước ngoặc mới trong khả năng cạnh tranh của viễn
thông Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
Campuchia nằm trong nhóm nước nghèo nhất trong khu vực Đông Nam Á
cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường viễn thông của Campuchia lại có sự
cạnh tranh gay gắt với 9 nhà khai thác trong và ngoài nước, trong đó có các tập đoàn
lớn trên thế giới. Khi Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đầu tư, xây dựng mạng
lưới viễn thông tại Campuchia, nhiều người đã lo ngại về sự “phiêu lưu” của quyết
định này. Cũng chính vì lí do đó, chuyên đề “Tìm hiểu khả năng cạnh tranh của
mạng viễn thông Metfone Viettel trên thị trường Campuchia để tìm ra giải pháp
phát triển mới” được thực hiện nhằm phân tích khả năng cạnh tranh của Metfone
và thông qua đó giúp nhà quản trị của Viettel định hướng chiến lược, chương trình
hành động để hoàn thiện những thứ hiện có và phát triển bền vững ở tương lai.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 4
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu khả năng cạnh tranh của mạng viễn thông Metfone Viettel trên thị

trường Campuchia để tìm ra giải pháp phát triển mới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Metfone Viettel trên thị trường
Campuchia.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của mạng viễn thông
Metfone Viettel trên thị trường Campuchia.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh Metfone Viettel
trên thị trường Campuchia.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ báo, tạp chí,
internet, các kết quả của quá trình nghiên cứu của các tác giả để đưa vào đề tài nhằm
phân tích và làm cơ sở suy luận phương hướng phát triển.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về thời gian
- Do Metfone Viettel được thành lập từ 19/02/2009 nên thời gian nghiên cứu
được hạn chế trên các số liệu thu thập được tập trung từ năm 2009 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên thị trường cạnh tranh trên thị trường viễn
thông Campuchia.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 5
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
PHẦN NỘI DUNG CHI TIẾT
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu chung.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.

4.1 Phạm vi về thời gian.
4.2 Phạm vi về không gian
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL VÀ SỰ RA ĐỜI
CỦA METFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA :
1. Giới thiệu về công ty viễn thông Quân đội Viettel trên thị trường cạnh
tranh tại Việt Nam.
2. Sự ra đời của Metfone và bước tiến mới của viễn thông Việt Nam trên thị
trường Campuchia.
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA METFONE VIETTEL
TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG MỚI:
1. Những thuận lợi trong đầu tư.
2. Những khó khăn ban đầu Metfone Viettel phải vượt qua.
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
METFONE VIETTEL:
1. Phân tích thị phần và mạng lưới của Metfone Viettel sau một năm phát
triển.
2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Campuchia.
3. Phân tích điều kiện kinh tế của người dân Campuchia và những yêu cầu
của họ đối với nhà đầu tư viễn thông.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 6
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
V. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA METFONE VIETTEL:
1. Mở rộng phát triển ở nông thôn như Viettel đã từng làm trên thị trường
Việt Nam để phát triển thị phần tronmg tương lai.
2. Chiến lược phát triển sản phẩm.
3. Những giải pháp đối với đối thủ cạnh tranh.
4. Xã hội hóa như một cách thức để Metfone quảng bá thương hiệu.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 7
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
CHƯƠNG II:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL VÀ SỰ RA ĐỜI
CỦA METFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TRÊN
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH VIỄN THÔNG TẠI VIỆT NAM:
“Hãy nói theo cách của bạn” – Đó là triết lý kinh doanh đã được Viettel đưa
ra ngay từ những ngày đầu phát triển. Với tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị
thông tin (SIGELCO) được thành lập vào ngày 01/06/1989, sau hơn 5 năm tồn tại và
phát triển, đến năm 1995 Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là
Viettel) chính thức được cấp giấy phép kinh doanh, đánh dấu một bước ngoặc mới
cho sự phát triển của Viettel Telecom trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Tuy ra đời sau các tên tuổi lớn như Vinaphone hay Mobifone, nhưng trong
chặng đường phát triển của mình, Viettel Telecom đã có những bước phát triển
nhảy vọt, số lượng thị phần không ngừng tăng lên trong gần 20 năm phát triển trên
tất cả các lĩnh vực kinh doanh.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 8
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
Biểu đồ 1.1 Thị phần thuê bao di động năm 2009
( Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông )
Theo phân tích của Bộ thông tin và truyền thông năm 2009 về thị phần của các
nhà mạng tại Việt Nam cho thấy Viettel đang nắm trong tay 38,07% trong tổng số
thuê bao di động chỉ đứng sau VNPT ( chiếm 51,85%) và vượt xa so với các nhà
mạng khác. Tuy nhiên đó không phải là khoảng cách quá lớn để Viettel có thể vượt
qua VNPT để trở thành nhà cung cấp thuê bao di động số một tại Việt Nam.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 9

Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
Biểu đồ 1.2 Thị phần thuê bao điện thoại cố định năm 2009
( Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông )
Biểu đồ 1.3 Thị phần thuê bao Internet băng rộng năm 2009
( Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông )
Cũng theo nguồn từ Bộ thông tin và truyền thông, các lĩnh vực về thuê bao
điện thoại cố định và thuê bao Internet băng rộng của Viettel chỉ chiếm thị phần lần
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 10
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
lượt là 12,5% và 16,76%. Đây là một điểm chưa mạnh của Viettel khi bị đối thủ trực
tiếp là VNPT bỏ xa và tỷ lệ cũng sắp xỉ EVN.
Tuy nhiên với tiềm năng hiện tại, vẫn có khả năng Viettel đẩy nhanh tốc độ
phát triển và sẽ chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam. Bởi Viettel luôn được đánh
giá là “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát
triển”, được trao giải thưởng tại Lễ trao Giải thưởng Truyền thông thế giới (World
Communication Awards – WCA 2009) tổ chức ngày 25/11/2009 tại Anh và giải
thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi” vào tháng 6 năm
2009 tại ICT Awards Châu Á – Thái Bình Dương do Frost & Sullivan bình chọn.
Viettel cũng là 1 trong 10 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam năm 2009, đủ tiêu
chí để lọt vào Top 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới xếp hạng theo doanh thu của
Fortune 1.000. Liên tục được xếp hạng và giành nhiều giải thưởng trong nước, khu
vực để thương hiệu Viettel tiếp tục đưa tên tuổi Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ
viễn thông thế giới.
2. SỰ RA ĐỜI CỦA METFONE VÀ BƯỚC TIẾN MỚI CỦA VIỄN THÔNG
VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA:
Khát vọng vươn ra biển lớn đã được các nhà quản trị Viettel Telecom chọn như
một giải pháp nhằm phát triển bền vững ở tương lai. Nhìn lại thị trường viễn thông
Việt Nam vào thời điểm hiện tại, khi cuộc cạnh tranh giữa các nhà viễn thông đã
giúp cho chiếc điện thoại di động được phổ cập hóa hơn phân nữa dân số, thì việc

tăng trưởng thuê bao mới dần trở nên khó khăn. Viettel đã nhìn trước được thực
trạng này và giải pháp tìm kiếm thị trường mới như một bước cờ đi trước các nhà
mạng viễn thông trong nước. Chính vì lẽ đó, thị trường Campuchia như một cánh
cửa hứa hẹn nhiều điều cho Viettel Telecom để có khả năng tăng cao doanh thu và
tiến xa trên thị trường quốc tế.
Được chính thức cấp phép triển khai từ tháng 6/2007, chỉ sau hơn 1 năm hoạt
động trên thị trường mới, VIETTEL CAMBODIA PTE với tên viết tắt là VTC đã
xây dựng được một mạng Metfone hoàn chỉnh. Đến ngày 19/02/2009, tại Khách sạn
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 11
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
InterContinental Phnom Penh, VIETTEL CAMBODIA PTE chính thức khai trương
mạng di động với thương hiệu Metfone. Cùng ngày tại 23 tỉnh, thành phố khác của
Camphuchia, các chi nhánh của VIETTEL CAMBODIA PTE cũng tổ chức khai
trương. Đây chính là một bước đột phá quan trọng của Viettel, nó như vừa mở ra
một thị trường mới nhiều tiềm năng, vừa có cơ hội cọ xát, đúc kết kinh nghiệm cạnh
tranh quốc tế. Kể từ thời điểm đó, Viettel chính thức trở thành một công ty quốc tế.
Sự kiện này là một bước tiến mới, đánh dấu sự phát triển lên một tầm cao mới của
Viettel cũng như của ngành viễn thông Việt Nam. Kể từ nay, Việt Nam đã đứng vào
hàng ngũ những quốc gia đầu tư cung cấp dịch vụ ra nước ngoài trên nền công nghệ
cao.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 12
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
CHƯƠNG III:
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA METFONE VIETTEL
TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG MỚI
1. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG ĐẦU TƯ:
Một khi đã quyết định đặt mình vào thử thách đầy tham vọng, Viettel đã nhìn
thấy trước những thuận lợi nhất định, bởi khi muốn quyết định một dự án thì cần

phải xét đến tính khả thi của dự án đó. Điều đầu tiên là Viettel đã có một cơ sở phát
triển mạnh ở Việt Nam với nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất phát triển. Bên cạnh
đó, quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia đã có bề dầy truyền thống,
nhất là về lĩnh vực quân đội nên Viettel nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ
của các cấp lãnh đạo Campuchia.
Khi bước sang thị trường nước ngoài, một trong những nhân tố làm Viettel tin
tưởng hơn trước những thách thức, đó là tính kỷ luật. Không một tổ chức nào không
có kỷ luật lại thành công, trong khi đó quân đội mạnh nhất là tính kỷ luật. Vì vậy,
khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia, công việc được tiến hành như một
đội quân ra trận với 700 con người tràn đầy nhiệt huyết. Trong một thời gian ngắn
công ty đã xây dựng được mạng truyền dẫn cáp quang lớn nhất Campuchia với
13.000km, vươn xa tới các vùng biên giới, hải đảo, nông thôn. Metfone cũng đã đầu
tư và lắp đặt hơn 3000 trạm BTS , bằng tổng số trạm của tất cả các nhà khai thác
khác cộng lại được xây dựng trong hơn 10 năm ( số liệu được cung cấp từ
).
Kinh nghiệm và tầm nhìn cũng là những tài sản quý báu mà Viettel mang theo
khi xuất ngoại. Và việc đầu tiên là kinh nghiệm đàm phán để mua thiết bị với chi phí
hợp lý nhằm hạ giá thành đầu tư, bởi đó là cách làm theo chiến thuật “Khi thị
trường mở rộng toàn cầu, ai có giá thành tốt, người đó sẽ thắng”
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 13
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
2. NHỮNG KHÓ KHĂN BAN ĐẦU METFONE VIETTEL PHẢI VƯỢT
QUA:
Hiện nay, Viettel đã là một doanh nghiệp viễn thông có tiềm lực lớn về tài
chính, nguồn nhân lực và kinh nghiệm, không còn là “cậu bé mới lớn” như thời kỳ
mới đặt chân vào làng di động. Tuy nhiên, việc trở thành doanh nghiệp Việt Nam
đầu tiên trực tiếp đầu tư ra nước ngoài bằng công nghệ cao không thể không gặp
những khó khăn, mà trước hết đó là thách thức về cạnh tranh. Hiện tại ở Campuchia
có 9 nhà cung cấp dịch vụ di động, gồm: Mobitel, Hello GSM, Mfone, qb, Star-

Cell,Excel, Metfone, Smart Mobile, và Beeline. Bước chân vào thị trường này đồng
nghĩa với Viettel phải cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới như
Vodafone, Milicom… mà theo đánh giá của một số chuyên gia, đây là thách thức
không hề nhỏ. Tại Việt Nam, Viettel xâm nhập thị trường khi mật độ điện thoại mới
chỉ có 5%. Khi xâm nhập sang Campuchia thì mật độ điện thoại đã lên đến 20% nên
cơ hội thị trường còn rất ít. Do vậy, cách làm đòi hỏi phải có tính sáng tạo, khác biệt
thì mới chiếm lĩnh được thị trường này.
Bên cạnh đó, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn bởi các rào cản
về văn hoá, vì thế Viettel đã phải tìm hiểu kỹ văn hoá của các nước mình đầu tư.
Phải làm thế nào để bản địa hoá các thương hiệu của Viettel tại thị trường nước
ngoài, để người dân nước đó thấy rằng đây chính là mạng viễn thông của nước họ,
phục vụ họ.
Điều kiện cơ sở vật chất đều bắt đầu từ con số 0, khi mà phải tập trung xây
dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo về chất lượng cũng như quảng bá thương hiệu để
người dân Campuchia biết đến Metfone. Phải làm sao cho họ chấp nhận một sản
phẩm mới và xem đó như một sản phẩm tất yếu đối với cuộc sống của họ.
Mặt khác với điều kiện kinh tế của người dân Campuchia thì việc chi trả cho
điện thoại với mức giá cao đó là điều khó chấp nhận. Do đó vấn đề đặt ra là phải cân
bằng giữa việc giảm giá thành đến mức hợp lý sao cho doanh thu ổn định và tăng
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 14
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
cao. Đó là một khó khăn quan trọng mà Metfone cần nỗ lực nhiều hơn để có thể
vượt qua ở những ngày đầu đặt chân vào thị trường mới.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 15
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
CHƯƠNG IV:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
METFONE VIETTEL

1. PHÂN TÍCH THỊ PHẦN VÀ MẠNG LƯỚI CỦA METFONE VIETTEL
SAU MỘT NĂM PHÁT TRIỂN:
Được chính thức cấp phép triển khai từ tháng 6/2007, chỉ sau hơn 1 năm
VIETTEL CAMBODIA PTE đã xây dựng được một mạng Metfone hoàn chỉnh.
Theo thông tin từ Viettel cho biết, hiện mạng Metfone đã phủ sóng toàn Campuchia
với hơn 1.000 trạm BTS tương đương hơn 40% tổng số trạm phát sóng của cả
Campuchia hiện nay. Cho đến thời điểm này, VIETTEL CAMBODIA PTE cũng đã
xây dựng được mạng truyền dẫn cáp quang lớn nhất Campuchia với chiều dài trên
5.000 km phủ khắp các quốc lộ, các tỉnh, thành, trung tâm huyện, vươn ra cả vùng
biên giới, vùng sâu vùng xa và hải đảo.
Chỉ sau 3 tháng (tính kể từ ngày chính thức thành lập 19/2/2009) cung cấp thử
nghiệm tại đất nước có hơn 14 triệu dân và tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động còn
rất thấp, Metfone đã có được 500.000 khách hàng sử dụng dịch vụ, đạt doanh thu cả
năm 2009 là 50 triệu USD và bắt đầu cung cấp dịch vụ 3G vào đầu năm 2010.
Đến năm 2010, Metfone phấn đấu phát triển đạt mục tiêu là nhà cung cấp dịch
vụ 5 nhất: Mạng lưới lớn nhất với mạng cáp quang đường trục có dung lượng tới 20
Gbps, 3000 trạm BTS với 2,55 triệu thuê bao di động; Vùng phủ rộng nhất tới 24/24
tỉnh thành, quang hóa 100% số huyện, mỗi xã có 1 trạm BTS với tỷ lệ quang hóa đạt
85%, mỗi xã 1 công tác viên đa dịch vụ, mỗi huyện có ít nhất 1 cửa hàng đa dịch vụ;
Sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất không chỉ trên các thông số kỹ thuật mà cả
trong cảm nhận của khách hàng; Giá tốt nhất và hệ thống Chăm sóc khách hàng tốt
nhất.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 16
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
Với hơn 10.000 km cáp quang phủ đến hơn 70% số huyện, hơn 1.700 trạm
phát sóng BTS phủ đến 80% số xã, với dung lượng mạng lõi đáp ứng đến 4 triệu
thuê bao Thương hiệu Viettel Metfone đã chiếm 60% thị phần dịch vụ ADSL và
50% thị phần dịch vụ điện thoại cố định, có 2 triệu số thuê bao di động (đứng thứ 2
trong tổng số 9 nhà khai thác dịch vụ di động tại Campuchia).

2. PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỄN
THÔNG CAMPUCHIA:
2.1 Phân tích thị phần của Metfone và các đối thủ cạnh tranh và điểm
mạnh của họ:
Biểu đồ 2.1 Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại
Campuchia quí 1/2010
(Nguồn: Thống kê của Bộ Bưu chính-Viễn thông Campuchia)
Theo thống kê của Bộ Bưu chính-Viễn thông Campuchia (MPTC) cho biết
Metfone đã vượt qua Mfone để trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động
lớn thứ hai tại Campuchia, thị trường hiện có 9 nhà điều hành mạng hoạt động gồm:
Mobitel, Hello GSM, Mfone, qb, Star-Cell,Excel, Metfone, Smart Mobile, và
Beeline
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 17
Mobitel: 37,7%
Metfone: 24,1%
Hello: 12,8%
Mfone: 9,6%
Khác: 15,8%
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
Theo báo cáo quý 1/2010 của MPTC, Mobitel của tập đoàn Royal vẫn chiếm vị
trí số một trên thị trường dịch vụ di động, với 37,7% thị phần, tương ứng với 2,7
triệu thuê bao.
Vị trí thứ hai thuộc về Metfone với 24,1% thị phần, với khoảng 1,7 triệu thuê
bao. Tiếp theo là Hello và Mfone với tỷ lệ thị phần lần lượt là 12,8% và 9,6%.
Thống kê quý 1/2010 cho thấy đà thăng tiến mạnh mẽ của Metfone, bởi vào
thời điểm cuối năm ngoái, thị phần của nhà cung cấp này vẫn đứng thứ ba, sau
Mfone và Mobitel và bây giờ Metfone đã xếp vị trí thứ hai. Hiện đã có những
khoảng cách nhất định về thị phần của các nhà cung cấp đang cạnh tranh trên thị
trường dịch vụ điện thoại di động Campuchia. Trong khi Mobitel, Metfone, Hello và

Mfone chiếm lĩnh tới hơn 80% thị phần thì ba đối thủ ở các vị trí tiếp theo, gồm
Star-Cell, Beeline và Smart Mobile chỉ nắm từ 4-5% thị phần.
Điểm mạnh của các nhà mạng lớn chiếm thị phần cao do họ đã xuất hiện trên
thị trường Campuchia từ rất sớm và đã nắm giữ một vị trí quan trọng trong lòng
khách hàng. Trong khi đó các nhà mạng ra đời trễ hơn thường áp dụng giá cước rẻ
đến mức "cho không" như gói BigZero của Beeline hay giảm giá cước, tặng tài
khoản cho các cước phát sinh nội mạng.
2.2 Phân tích điểm yếu của đối thủ cạnh tranh:
Một điểm yếu cơ bản của các nhà mạng tại Campuchia là họ đã cạnh tranh quá
khốc liệt đến nỗi không nhận ra mất đi lợi nhuận khi mà chi phí bỏ ra nhiều hơn
doanh thu mang về. Vào đầu tháng 10/2009 được xem là thời điểm cuộc "hỗn chiến"
di động tại Campuchia lên tới đỉnh điểm sau khi các nhà mạng như Mobitel hay
Beeline liên tục đăng tải các thông tin tố cáo hành vi phá giá thị trường của các đối
thủ. Hãng Beeline cáo buộc Mobitel cố tình chặn các cuộc gọi từ mạng này sang các
thuê bao của Mobitel và chính Mobitel cũng cáo buộc Beeline phá giá thị trường
bằng cách tính cước dưới mức trung bình cho các cuộc gọi từ mạng Beeline sang
mạng di động khác.
Nhiều nhà phân tích ví thị trường viễn thông Campuchia như một dàn âm
thanh với đủ loại nhạc, nhưng hoàn toàn thiếu vắng một nhạc trưởng. Một số nhà
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 18
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
mạng mới tham gia vào thị trường Campuchia không ngần ngại giành giật khách
hàng bằng mọi chiến thuật, mọi biện pháp.
Trước bối cảnh như vậy, Metfone cần bình tĩnh đề có những giải pháp riêng
đối với đối thủ cạnh tranh, không vướn phải sai lầm của họ để một ngày nào đó trở
thành nhạc trưởng của nền viễn thông Campuchia.
3. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA VÀ
NHỮNG YÊU CẦU CỦA HỌ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỄN THÔNG:
3.1 Phân tích điều kiện kinh tế của người dân Campuchia:

Với một chiều dài lịch sử khó khăn, sự phát triển của nền kinh tế Campuchia
cũng theo đó mà bị chậm lại vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung
đột chính trị. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30
năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức
5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan nhưng GDP vẫn tăng trưởng ở mức 8,1% trong năm
2001 và 6,6% trong năm 2002 và tăng dần trong các năm sau đó. Sau đây là bảng số
liệu GDP của Campuchia qua các năm theo nguồn của Bộ Tài chính Campuchia
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP 8.1% 6.6% 8.5% 10.3% 13.3% 10.8% 10.2% 6.7%
Năm 2009: 0,1% Năm 2010: 4,8% (dự báo)
Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia qua các năm

Tuy đã đạt được những sự tăng trưởng nhưng sự phát triển dài hạn của nền
kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học
và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như
chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 19
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu
tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải
giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
3.2 Những yêu cầu của người dân Campuchia đối với các nhà mạng viễn
thông:
Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần được phục hồi, và khi nền kinh tế đang
phát triển thì nhu cầu thông tin liên lạc là tất yếu. Cũng chính vì lẽ đó mà nhu cầu sử
dụng điện thoại của người dân cũng được tăng cao. Điện thoại cũng không còn là
món hàng xa xỉ bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà mạng đã đẩy giá thành sản
phẩm và giá cước xuống đến mức “hợp lý” đến nỗi sở hữu một chiếc điện thoại
không còn là chuyện quá khó của người dân Campuchia.

Ngay từ những ngày đầu thâm nhập thị trường mới, các nhà quản trị của
Viettel đã xác định rõ Metfone là mạng của người dân Campuchia, họ luôn mong
muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân khi mà trình độ khoa học kỹ thuật
cũng như mức sống của họ chưa cao. Metfone luôn đặt mình vào vị thế do chính
người dân Campchia tạo nên chứ không phải là sự đầu tư của nước ngoài, từ đó tạo
nên mối thiện cảm trong lòng khách hàng và mong muốn họ sẽ gắn bó lâu dài với
chặn đường phát triển của Metfone.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 20
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
CHƯƠNG V:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA METFONE VIETTEL
1. MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN Ở NÔNG THÔN NHƯ VIETTEL ĐÃ TỪNG
LÀM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ PHẦN
TRONNG TƯƠNG LAI:
Có lẽ một sự khác biệt lớn của Viettel so với các nhà mạng khác tại Việt Nam
chính ở chỗ nơi đâu cũng có sóng của Viettel kể cả những vùng hải đảo, vùng núi và
những miền xa xôi nhất của Tổ Quốc. Theo thông tin từ website của Viettel thì đến
nay Viettel đã đầu tư và trang bị đảm bảo 70% trong hơn 23.000 trạm phát sóng
BTS trên toàn quốc được trang bị máy phát điện dự phòng. Đối với địa bàn vùng
sâu, vùng xa, khó khăn trong việc ứng cứu đã được ưu tiên đảm bảo trên 90% số
trạm BTS có máy phát điện như Điện Biên là 99%, Lai Châu 95%, Hậu Giang 93%.
Tại Đắk Nông, Hà Giang, Ninh Bình, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Cà Mau,
Cần Thơ Trà Vinh… cũng được trang bị máy nổ đảm bảo trên 80% số trạm BTS.
Với cách thức đã thành công trong nước, có lẽ các nhà quản trị Metfone nên
nghĩ đến việc áp dụng điều đó tại thị trường Campuchia. Bởi điện thoại có thể đắt,
nhưng người nông dân có thể sử dụng chúng để có được những kiến thức về giá cả
và thị trường, làm cho nguồn thu trở lại thêm nhiều hơn so với số tiền họ chi tiêu
cho điện thoại của họ. Tuy nhiên, cái khó là làm sao cân đối giữa doanh thu và chi

phí bỏ ra, do không thể áp dụng mức giá cao ở nông thôn vì khi đó sẽ không có một
khách hàng nông thôn nào tìm đến với Metfone.
Mặt khác, cần có những cách thức quảng cáo phù hợp để trong suy nghĩ của
người dân điện thoại không còn là món hàng xa xỉ. Mang chúng đến gần họ hơn và
làm cho họ xem điện thoại như một phần của cuộc sống và sẽ là một khách hàng gắn
bó lâu dài với Viettel. Nếu làm được điều đó, chắc chắn một điều là thị phần của
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 21
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
Metfone sẽ được tăng cao khi mà nhìn thấy những khách hàng tiềm năng tại nông
thôn trước các nhà mạng khác.
2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM:
Nếu như ở thị trường trong nước, Viettel tung ra hàng loạt sản phẩm để khách
hàng có nhiều sự lựa chọn hơn thì những điều đó cần được áp dụng tại Campuchia.
Bên cạnh các gói cước di động phù hợp cho từng khách hàng, Metfone nên giới
thiệu thêm các sản phẩm như điện thoại di động của Metfone, USB truy cập Internet
qua GPRS hay công nghệ 3G. Bên cạnh đó, thêm những tiện ích qua mạng điện
thoại như nhắn tin trúng thưởng, nhắn tin tìm tên bài hát trong dịch vụ nhạc chuông
chờ - Imuzik hay dịch vụ tra cứu thông tin qua tổng đài điện thoại.
Để đẩy mạnh thực hiện mục tiêu phổ cập điện thoại cố định tại Campuchia,
Metfone Viettel nên triển khai chương trình đưa dịch vụ tới tận tay người tiêu dùng
tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc bằng cách giảm giá thành hay tặng điện thoại khi
khách hàng hòa mạng Home phone.
Tung ra những sản phẩm mới nhưng vẫn cần khẳng định các sản phẩm
Metfone hiện có. Khai thác nhiều hơn tiềm năng của các gói cước MetTravel – dành
cho khách du lịch, MetEco, Met4ever – gói cước gọi nghe mãi mãi và đối với khách
hàng là các doanh nghiệp, Metfone nên dành riêng một chương trình để giới thiệu
các dịch vụ về Internet, mạng cáp quang tốc độ cao Leasedline, dịch vụ hội nghị từ
xa thông qua Video Confenrence.
Khi sản phẩm đã được khẳng định và phát triển sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh

của Metfone trong thị trường viễn thông tại Campuchia.
3. GIẢI PHÁP DÀNH CHO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
3.1 Dùng chiến thuật đòn bẩy để cạnh tranh:
Cuộc "hỗn chiến" giá cước suốt một năm qua trên thị trường di động
Campuchia trở nên gay gắt hơn bởi các nhà mạng lớn luôn tìm mọi cách hạ thấp giá
cước để có thể làm cho các đối thủ yếu hơn phải rời bỏ cuộc chơi. Nhưng họ không
nhận ra một điều là khi đối thủ bị loại bỏ thì chính bản thân mình cũng bị tổn thất.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 22
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
Vậy tại sao Viettel không dùng các nhà mạng nhỏ để làm "đòn bẩy" phát triển thị
trường. Có nghĩa tạo nên một sự so sánh trong lòng khách hàng: Thay vì sử dụng
các nhà mạng mới, giá cước thấp nhưng "điện thoại trở thành cục sắt khi về quê hay
đến các vùng sâu, vùng xa" thì nên sử dụng Viettel khi mà sóng điện thoại có mặt ở
khắp nơi. Để làm được điều đó, Viettel cần khẳng định chất lượng nhiều hơn, tiếp
tục triển khai lắp đặt các trạm phát sóng BTS ở vùng quê như đã phân tích mở rộng
phát triển ở nông thôn như trên. Mặt khác, phải tạo cho khách hàng nhận thấy sự
khác biệt ở Viettel bằng cách quảng bá thương hiệu của mình không chỉ ở các trung
tâm mà tiến hành ở những vùng quê như "một đòn đánh phủ đầu" trước các nhà
mạng khác.
3.2 Không nên sử dụng chiến thuật cạnh tranh giá mà thay vào đó là
tăng khuyến mãi:
Trong kinh doanh, có lẽ cạnh tranh giá được xem là "bước đường cùng" của
doanh nghiệp. Bởi khi ta dốc toàn sức hạ giá bán đến mức thấp hơn giá thành thì sẽ
dẫn đến thua lỗ. Thay vào đó nên dùng một chiến thuật nhỏ là khuyến mãi thay vì
giảm giá bán.
Thử xét một ví dụ nhỏ: Sản phẩm A hạ giá bán chỉ còn phân nữa trong khi sản
phẩm B sử dụng khuyến mãi bán một tặng một. Cả hai đều bán với giá phân nữa
nhưng xét trong dài hạn thì B sẽ là sản phẩm có lợi hơn. Bởi khi B muốn phục hồi
lại giá cũ chỉ cần ngưng chương trình khuyến mãi còn sản phẩm A khi đó sẽ bị gọi

là tăng giá bán lên gấp đôi, có khi sẽ tạo nên "sốc" đối với khách hàng. Mặt khác sẽ
tránh được các vụ kiện bán phá giá khi giá bán giảm đến mức thấp hơn giá thành.
Do đó, nếu Metfone thêm nhiều chương trình khuyến mãi nhân đôi giá trị thẻ nạp sẽ
có lợi hơn giảm giá cước. Tuy nhiên với một chừng mực hợp lý giữa chi phí bỏ ra
và giá bán sản phẩm, Metfone vẫn có thể mang đến cho người dân Campuchia nhiều
sự lựa chọn thông qua các gói cước đa dạng với giá "phù hợp" với từng đối tượng sử
dụng. Tất cả đều phụ thuộc vào sự tính toán ngay từ đầu và nên chủ động về giá tốt
hơn là giảm giá theo đối thủ.
3.3 Metfone nên làm những thứ mà đối thủ chưa nghĩ tới:
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 23
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
Metfone có thể giúp người dân Campuchia tiết kiệm chi phí sử dụng điện thoại
nhờ cách tính cước theo từng giây cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc
tế và có thêm chính sách nghe cũng được nhận tiền. Thực chất đây chính là chính
sách chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp với khách hàng, giúp khách hàng gắn bó
lâu dài hơn với Metfone.
Một thành công của Viettel trên thị trường Việt Nam là đã xác định được khách
hàng tiềm năng là sinh viên học sinh khi tung ra thị trường gói cước Student và
High-School. Đây là những đối tượng "mới bắt đầu sử dụng điện thoại" và khi đã
tạo sự hài lòng cho họ thì chắc chắn họ sẽ gắn bó với Viettel lâu dài đến hết quãng
đường sinh viên và còn xa hơn nữa. Bởi lẽ đó, Metfone nên học theo cách Viettel đã
làm mà xác định được một khách hàng tiềm năng khác ngoài người dân ở nông thôn
đó chinh là học sinh và sinh viên Campuchia.
3. XÃ HỘI HÓA NHƯ MỘT CÁCH THỨC ĐỂ METFONE QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU:
Bên cạnh các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
Viettel nên tổ chức nhiều hơn các buổi giao lưu văn nghệ để làm từ thiện, hay tạo
nên các quỹ học bổng tại Campuchia. Làm được như vậy, chắc chắn một điều là
người dân Campuchia sẽ xem Metfone như "một người bạn" và sẽ mãi gắn bó với

người bạn tốt này. Và hơn thế nữa, tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt-Cam ngày
càng thêm gắn bó khăn khít.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 24
Chuyên đề kinh tế Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Lam
CHƯƠNG VI:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Để đạt được tham vọng chiếm lĩnh được thị trường Campuchia, chắc chắn
Metfone sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn hơn nữa. Trong đó có sự khó khăn của
những ngày đầu trên thị trường mới, áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ khi mà tại
Campuchia có tới 9 nhà mạng trong một cuộc "hỗn chiến". Bên cạnh đó vẫn có
những thuận lợi nhất định khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia ngày một
tốt đẹp và Metfone đang nhận được nhiều ưu đãi từ phía chính phủ bạn cũng như sự
yêu mến của nhân dân campuchia.
Nhờ sự nổ lực hết mình với tinh thần của "quân đội", Metfone đã vượt qua
những khó khăn ban đầu và đạt mức tăng trưởng "thần tốc" trở thành nhà cung cấp
mạng viễn thông thứ hai tại thị trường Campuchia chỉ sau hơn một năm phát triển.
Những điều này càng khẳng định nhiều hơn nữa khả năng cạnh tranh của Viettel
trên thị trường Campuchia với vị thế ngày càng cao trong làng viễn thông
Campuchia.
Lương Thanh Long MSSV: 4084523
Trang 25

×