Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỔNG QUAN VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.93 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỔNG QUAN VIỄN THÔNG
Câu hỏi (số 40) :
Nêu chức năng và hoạt động của tổng
đài BSC trong
mạng GSM
Họ và tên : Nguyễn Bùi Thịnh
Số thứ tự : 40
Lớp : D07VT3
1
1.1.1.1.
MỤC LỤC
I. Báo hiệu giữa BSC và BTS 5
II. Các giao thức giữa BTS – BSC và BSC – MS 8
III.Chuyển giao (Handover) 10
2
Sơ đồ mạng GSM
Khối BSC (Base Station Controller):
BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển
từ xa. Các lệnh này chủ yếu là lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và chuyển giao.
Một phía BSC được nối với BTS, còn phía kia nối với MSC của phân hệ chuyển mạch
SS. Giao diện giữa BSC và MSC là giao diện A, còn giao diện giữa BTS và BSC là giao
diện A.bis.
Các chức năng chính của BSC:
3
1. Quản lý mạng vô tuyến: Việc quản lý vô tuyến chính là quản lý các cell và các
kênh logic của chúng. Các số liệu quản lý đều được đưa về BSC để đo đạc và xử lý,
chẳng hạn như lưu lượng thông tin ở một cell, môi trường vô tuyến, số lượng cuộc gọi
bị mất, các lần chuyển giao thành công và thất bại...
2. Quản lý trạm vô tuyến gốc BTS: Trước khi đưa vào khai thác, BSC lập cấu
hình của BTS ( số máy thu/phát TRX, tần số cho mỗi trạm... ). Nhờ đó mà BSC có sẵn


một tập các kênh vô tuyến dành cho điều khiển và nối thông cuộc gọi.
3. Điều khiển nối thông các cuộc gọi: BSC chịu trách nhiệm thiết lập và giải
phóng các đấu nối tới máy di động MS. Trong quá trình gọi, sự đấu nối được BSC giám
sát. Cường độ tín hiệu, chất lượng cuộc đấu nối được ở máy di động và TRX gửi đến
BSC. Dựa vào đó mà BSC sẽ quyết định công suất phát tốt nhất của MS và TRX để
giảm nhiễu và tăng chất lượng cuộc đấu nối. BSC cũng điều khiển quá trình chuyển
giao nhờ các kết quả đo kể trên để quyết định chuyển giao MS sang cell khác, nhằm đạt
được chất lượng cuộc gọi tốt hơn. Trong trường hợp chuyển giao sang cell của một BSC
khác thì nó phải nhờ sự trợ giúp của MSC. Bên cạnh đó, BSC cũng có thể điều khiển
chuyển giao giữa các kênh trong một cell hoặc từ cell này sang kênh của cell khác trong
trường hợp cell này bị nghẽn nhiều.
4. Quản lý mạng truyền dẫn: BSC có chức năng quản lý cấu hình các đường
truyền dẫn tới MSC và BTS để đảm bảo chất lượng thông tin. Trong trường hợp có sự
cố một tuyến nào đó, nó sẽ tự động điều khiển tới một tuyến dự phòng.
4
I. BÁO HIỆU GIỮA BSC VÀ BTS :
Giao tiếp giữa bộ điều khiển trạm cơ sở và trạm thu phát cơ sở (BTS) được gọi là giao
tiếp A- bis. Như vậy giao tiếp này ở trong hệ thống trạm cơ sở (BSS). Xem hình vẽ
Có 2 loại kênh thông tin giữa BSC và BTS
- Kênh lưu lượng - mang thoại hoặc số liệu cho các kênh vô tuyến
- Kênh báo hiệu - mang thông tin báo hiệu cho chính BTS hoặc cho các MS
GIAO TIẾP A-BIS
Giao thức sử dụng để vận chuyển những tin báo báo hiệu giữa BSC và BTS là LAPD
(lớp 2), nó có cấu trúc giống như giao thức lớp 2 ở ISDN (báo hiệu của kênh D).
LAPD cung cấp 2 loại tín hiệu :
- Chuyển giao thông tin không được thừa nhận, không đảm bảo phân phát khung thông
tin đến địa chỉ đạt kết quả.
- Chuyển giao thông tin được thừa nhận, và hệ thống đảm bảo khung thông tin tới được
đích. Cấu trúc khung trong LAPD được chỉ ra ở hình sau :
5

×