Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sẽ không thể có các đại Công ty nếu thiếu: Những bộ óc quản lý kỳ diệu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.85 KB, 9 trang )

Sẽ không thể có các đại
Công ty nếu thiếu: Những
bộ óc quản lý kỳ diệu
Nguyễn Bình

Tạp chí Nhà quản lý

Trong thời gian gần đây, "săn lùng nhân sự cao cấp" là đề tài nóng hổi
được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Phóng viên Tạp chí Nhà Quản lý
đã có buổi trao đổi thú vi với bà Tam Thanh Thiên Trang, Phó Giám
đốc Công ty Phát triển nguồn nhân lực NetViet xoay quanh vấn đề này.

Thế nào là nhân sự quản lý cao cấp?
V: Xin bà cho biết thế nào là nhân sự quản lý cao cấp? Có ý kiến cho

rằng thị trường nhân sự cao cấp này hiện nay đang khan hiếm, điều đó
có đúng không? Nếu đúng, phải chăng trước khi có được nhân sự quản
lý cao cấp thì các doanh nghiệp phải chịu thua lỗ?
Bà Thiên Trang: Quản lý cao cấp là một khái niệm mang tính tương
đối. Một vị trí có thể là cao cấp đối với doanh nghiệp này nhưng chưa là
cao đối với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên quản lý cao cấp thường được
hiểu là thuộc những vị trí chủ chốt trong Công ty nắm giữ tối thiểu là
một đơn vị chức năng của một Công ty.
Đúng là thị trường nhân sự cao cấp hiện đang ở trong tình trạng rất, tôi
xin nhấn mạnh chữ "rất", là khan hiếm.
Trong thực tế kinh doanh, thiếu những quản trị gia giỏi không có nghĩa
là doanh nghiệp sẽ thua lỗ nhưng chắc chắn là doanh nghiệp sẽ chỉ có
thể tồn tại một cách yếu ớt, họ chỉ có thể tập trưng vào việc kiếm tiền
mang tính ngắn hạn mà không tiến vào những chiến lược phát triển
trung và đài hạn cần thiết cho sức khỏe lành mạnh của một doanh
nghiệp. Với sức cạnh tranh ngày càng mãnh liệt trong bối cảnh toàn cầu


hóa ngày nay, những đơn vị này chắc chắn sẽ bị tiêu diệt trong tương
lai.
Rất rõ ràng là không thểe có các đại Công ty như Wal-mart, Cocacola
nếu không có những quản trị gia cao cấp những bộ óc chứa đựng những
nghệ thuật quản lý kỳ điệu làm việc cho những Công ty này.

Nguyên nhân của hiện tượng “rất” khan hiếm quản trị gia cao cấp
PV:
Bà cho biết rõ bơn, nguyên nhân của hiện tượng “rất” khan hiếm
là gì? Các doanh nghiệp sẽ giải bài toán này như thế nào?
Bà Thiên Trang: Cần phải nói ngay là hiện tượng "nhân tài như lá mùa
thu” là phổ biến trong mọi lĩnh vực, tại mọi quốc gia và xuyên suốt thời
gian. Tuy nhiên, mức độ thì mỗi nơi, mỗi lúc có khác. Việt Nam vừa
mới tham gia vào nền kinh tế thị trường (tạm chưa đề cập đến cái đuôi
quá khó hiểu "theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, do đó chúng ta chưa
có được một thế hệ các quản trị gia cao cấp chuyên nghiệp thoát thai từ
một nên kinh tế thị trường thực thụ. Thứ đến là chi phí để có được một
quản trị gia cao cấp là khá lớn so với mặt bằng thu nhập chung của xã
hội.
Ví dụ như chi phí học MBA (quản trị kinh doanh) đó một trường Đại
học loại topten của Mỹ đào tạo là vào khoảng 60.000 USD/năm. Khoản
đầu tư 120.000 USD cho hai năm học được xem là không thể thu hồi lại
được nếu học xong và về nước làm việc (tình trạng thất thoát chất xám
mà báo chí thường đề cập phát sinh từ đây. Điều này khiến sự thiếu hụt
người giỏi ngày càng nặng nề thêm). Học ra trường cũng chỉ là quản trị
viên chứ chưa thể trở thành quản trị gia cao cấp. Khoảng thời gian để
phấn đấu được tính là hàng chục năm, và chi phí đi theo tất nhiên là
không nhỏ. Nguyên nhân thứ ba là từ ngay bản thân các doanh nghiệp,
vẫn không hoặc chưa ý thức được sự cần thiết phải có nhân tài cho đơn
vị của mình. Có nơi đã có ý thức nhưng không đề ra được chương trình

hoạt động để tuyển đụng và lưu giữ nhân tài. Nếu có họ cũng thường
phát triển tự phát trong nội bộ mà không tham vấn các nhà tư vấn
chuyên nghiệp, dẫn đến việc chương trình hoạt động có nhiều bất cập
và không đạt được mục tiêu đề ra.
Quản trị nhân sự thực sự vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, mang tính
nhạy cảm rất cao, khó áp đụng một vài lý thuyết đơn giản mà mong
đem đến thành công. Đó là lý do khoa. học về quản trị con người phát
triển mạnh mẽ tại các quốc gia phát triển và hầu hết các Công ty đều có
nhà tư vấn chuyên nghiệp giúp cho họ.
Để giải bài toán thiếu hụt nhân tài, các Công ty cần có ý thức trọng
dụng nhân tài, xem đây là loại vốn, loại tài nguyên hàng đầu, thậm chí
còn quan trọng hơn cả vốn tài chính, bí quyết công nghệ và cơ sở hạ
tầng của Công ty. Cần phải hiểu rõ rằng "Con người là nguồn lực của
mọi nguồn lực”. Thực sự nhân tài cần đất dụng võ và một doanh nghiệp
thành công là một doanh nghiệp tạo được đất dụng võ cho nhân tài. Để
làm được điều này, cần xây đựng một chính sách nhân sự hợp lý, phù
hợp với điều kiện và quy mô phát triển của mình. Một khi đã có chính
sách tốt thì doanh nghiệp cần kiên quyết thực hiện theo danh sách,
không bị lay động, không thường xuyên điều chỉnh. Điều này phần nào
giúp tạo nên cái gọi là "Văn hóa Công ty “ - rất cần thiết cho sự thành
công của một doanh nghiệp. Có định hướng tốt, có chính sách tốt và
thực hiện chính sách tốt, lo gì doanh nghiệp không thu hút được nhân
tài nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tốt trên thương trường.

Tiến trình "săn đầu người" được thực hiện như thế nào?
PV:
Là một người chuyên đi "săn lùng” bà có thể biết một vài cách
Công ty thường sử dụng để truy tìm những nhân sự cao cấp đó? Tiến
trình săn đầu người được thực hiện như thế nào?
Bà Thiên Trang: việc “săn lùng" nhân sự cao cấp không tách rời khỏi

khái niệm "networking", nghĩa là xây dựng, duy trì và phát triển các
môi quan hệ cá nhân với các nhân sự cao cấp đó. Là Công ty phát triển
nguồn nhân lực đầu tiên của Việt Nam và hiện là một trong những Công
ty hàng đầu trong lĩnh vực này, Netviet có lợi thế cạnh tranh hơn các
Công ty khác nhờ việc đã đi đầu xây dựng cho mình mạng lưới các ứng
viên cao cấp hùng hậu và thân thiết đến tận ngày nay. Chúng tôi trân
trọng các ứng viên của chúng tôi, xem họ như những khách hàng thực
sự và họ cũng xem chúng tôi như những người bạn thân thiết lúc nào
cũng sẵn sàng hỗ trợ trên các nẻo đường sự nghiệp của họ. Có những
ứng viên gọi điện tâm sự với tôi ngay trong những ngày cuối tuần. chia
sẻ với tôi những kế hoạch họ chỉ xây dựng riêng cho bản thân mình. Tôi
cảm thấy hạnh phúc khi được tin cậy và được góp phần vào sự thành
công của họ. Cá nhân tôi vui mừng khi Netviet xây dựng và phát triển
được rất nhiều những mối quan hệ như vậy. Điều đó thực sự tạo nên tên
tuổi và hình ảnh Netviet ngày hôm nay.
Hãy bắt đầu từ đó, còn cái gọi là "tiên trình săn đầu người", nói một
cách hình tượng cho dễ hiểu thì giống như việc chơi trò chơi ghép hình
(puzzle), lẽ đương nhiên là cũng cần phải biết ghép mảnh nào vào ô
nào.

Làm sao để có được một đôi ngũ nhân sự quản lý cao cấp đông
đảo?
PV:
Cuối cùng, xin bà cho biết để có được một đôi ngũ nhân sự quản lý
cao cấp đông đảo, chúng ta cần phải làm những gì?
Bà Thiên Trang: Nếu nói ở khía cạnh toàn xã hội thì tôi nghĩ Chính
phủ cần phải xây dựng một chính sách vĩ mô về định hướng, đào tạo và
phát triển đội ngũ các nhà quản lý cao cấp cho Việt Nam nói riêng và
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nói chung. Theo tôi được biết thì ở
các quốc gia phát triển họ có một cơ quan ngang cấp bộ để đề ra và thực

hiện các chiến lược cấp quốc gia về nhân lực. Có lẽ đó là điều Việt Nam
hiện đang thiếu và cần khắc phục đầu tiên. Dân giàu thì nước mới
mạnh, để dân giàu thì dân phải giỏi. Muốn dân giỏi thì cần có định
hướng có chủ trương, có "đòn bẩy" khuyên khích, động viên từ Chính
Phủ. Hãy cứ nghĩ đến một thời hạn không dưới mươi mười lăm năm để
chúng ta có thể có một thế hệ quản lý cao cấp là phải làm liền, làm
ngay.
Tôi cho rằng một số trí thức Việt Nam được đào tạo bài bản ở nước
ngoài có thể giúp sức cho đề án "Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam"
này. Vấn đề là Chính phủ có nhìn cùng một hướng và có mạnh dạn
"dùng người" hay không? Còn để chậm ngày nào là có lỗi với thế hệ sau
ngày đó. Là người Việt Nam ai thấy vấn đề mà chẳng nóng lòng nóng
ruột với vận mạng và với cơ hội phát triển của dân tộc. Mà tại sao báo
chí không vào cuộc với đề án này nhỉ? Mong lắm thay.

×