Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Mạnh yếu của các đại công ty Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.66 KB, 3 trang )

Mạnh yếu của các đại công ty Trung Quốc
Cách đây hai năm, không mấy ai biết đến những cái tên như Haier, Lenovo, TCL. Nhưng nay các
thương hiệu Trung Quốc này đã trở thành đề tài trong các cuộc bàn luận hàng ngày của giới kinh
doanh quốc tế. Tại sao?
Nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng Trung Quốc TCL đã sở hữu thương hiệu nổi tiếng RCA. Công
ty Sản xuất máy tính Lenovo thì đã mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân của IBM. Còn hãng
sản xuất thiết bị điện lạnh Haier tuy không mua được Maytag Corp của Mỹ nhưng đã gây tiếng
vang trên thị trường. CNOOC cũng làm xôn xao thủ đô Washington trước khi rút đề nghị mua lại
công ty dầu khí Mỹ Unocal với giá 18,5 tỉ Đôla Mỹ.
Thêm vào đó là các kế hoạch mở rộng kinh doanh quốc tế của hai công ty sản xuất thiết bị viễn
thông hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE, Công ty Sản xuất thép Shanghai Baosteel và nhà
khai thác viễn thông China Netcom.
Nhà nước hỗ trợ
Nhờ đâu các doanh nghiệp trên có thể gia nhập vào hàng ngũ những công ty quốc tế? Đó là nhờ
sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính phủ. Bên cạnh đó là các thế mạnh khác như chi phí tiền
lương thấp, thị trường nội địa rộng lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Tuy vậy, việc được chính phủ hỗ trợ cũng có thể là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp Trung
Quốc nói chung. Các đối thủ cạnh tranh thường than phiền rằng sự hỗ trợ trên là không công
bằng.
Một số công ty Trung Quốc đã tách một phần của công ty, đặc biệt là các chi nhánh đem lại lợi
nhuận nhiều nhất, để niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông hay New York. Nhưng các
công ty niêm yết này thường do công ty mẹ (là các doanh nghiệp quốc doanh) nắm giữ cổ phần
chi phối.
Khi phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào năm 2000, Công ty Sản xuất dầu và khí đốt PetroChina
đã thu được 3,1 tỉ đô la Mỹ từ các nhà đầu tư, trong đó có cả tỉ phú Mỹ Waren E.Buffett. Tuy nhiên,
PetroChina lại do China National Petroleum Corp (100% vốn nhà nước) nắm giữ đến 90% cổ
phần. Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với CNOOC vì công ty mẹ là China National Offshore
Oil Corp nắm giữ đến 70% cổ phần.
Tập đoàn quốc doanh China Mobile Communication Corp cũng sở hữu 75% cổ phần trong công ty
khai thác viễn thông China Mobile (Hồng Kông) Ltd.
Tuy nhiên, sở hữu nhà nước không nhất thiết đồng nghĩa với việc các công ty nói trên thường


xuyên được Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ hay kiểm soát. Các nhà quản lý thường có quyền tự
chủ trong việc điều hành doanh nghiệp.
Nhiều ảnh hưởng
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất mong muốn tạo dựng được những công ty Trung Quốc có tầm
cỡ toàn cầu. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy các tiến bộ gần đây trong kinh doanh
quốc tế của một số công ty Trung Quốc là kết quả của một kế hoạch quy mô của chính phủ.
Mary Ma, Giám đốc tài chính của Lenovo, cho biết việc mua lại một bộ phận của IBM là một quyết
định thuần túy kinh doanh. Bà cũng nhấn mạnh rằng Lenovo không nhận được một sự ủng hộ đặc
biệt nào từ phía Chính phủ Trung Quốc.
Nhưng dù không can thiệp vào các công việc thường ngày của doanh nghiệp thì Chính phủ Trung
Quốc vẫn có nhiều ảnh hưởng. Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản (SASAC) là siêu tổng công ty
nhà nước nắm giữ cổ phần trong gần 200 công ty lớn. Ủy ban này theo dõi sát sao kết quả kinh
doanh của các đại công ty này thông qua các chỉ số như lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận gộp, tăng
trưởng doanh thu, với cơ chế chặt chẽ không thua gì ở thị trường chứng khoán Wall Street của
Mỹ.
Đôi khi SASAC còn tham gia trực tiếp vào vấn đề quản lý của các doanh nghiệp mà họ góp vốn.
Vào tháng 11/2004, SASAC đã luân chuyển cán bộ chủ chốt của các công ty viễn thông vốn là đối
thủ cạnh tranh của nhau gồm China Telecom, China Unicom, China Mobile mà không đưa ra bất
kỳ lời giải thích nào. Wei Liucheng, nguyên Chủ tịch CNOOC, đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch tỉnh
Hải Nam vào tháng 10/2004.
Rõ ràng sự kiểm soát của nhà nước đã mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp nói trên tại thị
trường nội địa. Khi Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường vào đầu thập kỷ
1990, các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực kinh doanh quan trọng đã được lựa chọn làm
đầu tàu để phát triển kinh tế quốc dân. Họ nhận được nhiều ưu đãi như được thầu các hợp đồng
béo bở, bảo hộ về thuế. Họ còn được thuê đất rẻ và hưởng những điều kiện tín dụng dễ dàng từ
các ngân hàng quốc doanh, được ưu đãi khi bán cổ phiếu.
Một lợi thế lớn khác là Chính phủ Trung Quốc đã định hướng các đối tác liên doanh nước ngoài
trong hợp tác phải đảm bảo rằng các công ty hàng đầu của Trung Quốc tiếp cận được các công
nghệ mới và bí quyết quản lý.
Khi công ty sản xuất thép hàng đầu châu Âu Arcelor và công ty Nhật Nippon Steel tìm kiếm cơ hội

kinh doanh ở thị trường Trung Quốc thì Chính phủ Trung Quốc đã chủ động sắp xếp để họ làm ăn
với Shanghai Baosteel Group là công ty đang cần sự hỗ trợ về công nghệ để sản xuất thép chất
lượng cao sử dụng trong chế tạo xe hơi. Kết quả là một nhà máy công nghệ cao đã ra đời tại
Thượng Hải. Nhà máy trị giá 785 triệu Đôla Mỹ, có sản lượng hàng năm 1,2 triệu tấn thép cuốn
dành cho công nghiệp xe hơi.
Các bài học
Mặc dù vậy, trên trường quốc tế, những mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và những công ty
xuyên quốc gia Trung Quốc đã bắt đầu bị cho là bất lợi. Mối quan hệ này cùng sự tiếp cận dễ dàng
của các công ty Trung Quốc đối với nguồn vốn từ ngân hàng quốc doanh đang gây hại cho những
dự án kinh doanh quốc tế của các công ty này.
CNOOC chẳng hạn, nhìn chung được đánh giá là một công ty được quản lý tốt và có cổ phiếu
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông từ năm 2001. Tuy nhiên, để ngăn không
cho công ty này mua lại Unocal, các nghị sĩ Mỹ đã tập trung soi xét vấn đề sở hữu quốc doanh và
việc tiếp cận tín dụng với chi phí thấp của CNOOC.
Năm ngoái, số lượng máy thu hình của Công ty Sichuan Changhong Electric (tỉnh Tứ Xuyên) xuất
sang Mỹ đã giảm mạnh xuống gần bằng không, sau khi bị áp thuế chống phá giá ở mức 25%. Lý
do chính là sở hữu quốc doanh. Theo phía Mỹ, điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không công bằng
đối với các đối thủ tư nhân nên Sichuan Changhong Electric phải bị đánh thuế chống phá giá.
Dù được chính phủ ưu đãi, các công ty quốc doanh Trung Quốc chưa phát triển đến mức trở
thành các công ty mạnh tầm cỡ thế giới. Trước đây, chính phủ Hàn Quốc và Nhật đã khép kín thị
trường để chăm sóc cho các đại công ty của họ lớn mạnh; Trung Quốc nay lại đi theo xu hướng
mở cửa thị trường để khuyến khích cạnh tranh.
Những điều trên cho thấy các công ty Trung Quốc thường triển khai hoạt động kinh doanh tại
nước ngoài với vị thế yếu ớt. Và không phải lúc nào các kinh nghiệm tại thị trường nội địa cũng
ứng dụng được trên thị trường quốc tế. Đó là lý do khiến Lenovo đòi IBM tiếp tục để lại các nhà
quản lý cấp cao để hỗ trợ sau khi Lenovo mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân của IBM.
Công ty Tư vấn McKinsey & Co cho rằng, trong vòng năm năm tới, Trung Quốc sẽ cần đến 75.000
nhà quản lý có kinh nghiệm quốc tế. Hiện nay, nước này chỉ có khoảng 5.000 chuyên gia như vậy.
Tuy nhiên, các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán đã nỗ lực
để bắt kịp những đối thủ cạnh tranh quốc tế. Họ đang tìm thuê những nhà quản trị được đào tạo

tốt tại phương Tây, mua dịch vụ của các công ty tư vấn như Bain và McKinsey, lập những nhóm
quan hệ với các nhà đầu tư.
Chủ tịch Công ty CNOOC, Fu Chengyu, chẳng hạn, có bằng thạc sĩ về công nghệ hóa dầu của
trường Đại học Nam California. Còn Edward Tian, Tổng giám đốc China Netcom, đã lấy bằng tiến
sĩ tại trường Đại học Công nghệ Texas.
Dẫu thế, khi phân tích kỹ hơn, có thể thấy nhiều công ty trong số các công ty xuyên quốc gia Trung
Quốc vẫn mang phong cách quản lý tương tự như các công ty mẹ là doanh nghiệp quốc doanh.
Tổng giám đốc China Netcom đã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý 100.000 nhân viên và
dung hòa lợi ích của các cổ đông và bốn công ty quốc doanh chiếm cổ phần chi phối China
Netcom.
Ông cho biết: “Tôi đã học được kỹ năng làm thế nào để tồn tại trong một doanh nghiệp lớn của
nhà nước, có nghĩa là 50% thời gian dành cho kinh doanh và 50% cho quan hệ để tìm sự cân
bằng về mặt chính trị”. Theo ông, nếu các công ty này tập trung 100% vào kinh doanh, kết quả có
thể sẽ khả quan hơn.
(Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

×