Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng an toàn sinh học cho gia cầm trong nông hộ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.98 KB, 5 trang )

Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng an toàn sinh học
cho gia cầm trong nông hộ
Hiện nay, việc nuôi gia cầm còn gặp nhiều khó khăn vì tình hình dịch
cúm gia cầm thực sự chưa được chấm dứt. Bệnh có đặc điểm lây lan rất
nhanh, có khả năng gây bệnh cho người và khó khăn cho công tác phòng
chống dịch. Chính vì vậy, dịch cúm đã gây thiệt hại rất lớn đến các hộ chăn
nuôi gia cầm và thực sự đe doạ tới sức khoẻ cộng đồng.
Để khắc phục tình hình dịch bệnh trên, đồng thời để khôi phục lại đàn
gia cầm sau dịch cúm, chúng ta có thể nuôi theo hướng an toàn sinh học là
cách dễ thực hiện và có thể tránh được một số bệnh, ít tốn tiền mà hiệu quả
kinh tế cao. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cần quan tâm đến:

1. An toàn dịch bệnh (an toàn sinh học): đây là biện pháp để ngăn
ngừa sự tiếp xúc giữa động vật và mầm bệnh cụ thể là: ngăn chặn không cho
mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm; Giữ cho gia cầm không cho tiếp xúc với
mầm bệnh; Nuôi tập trung, thực hiện đúng quy trình cùng vào, cùng ra; Vệ
sinh, chăm sóc tốt, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và vitamin; Phòng bệnh
đầy đủ bằng vaccin và kháng sinh đúng lịch trình; Hạn chế tối đa việc tham
quan; Phương thức chăn nuôi tốt, phù hợp, đáp ứng đủ và đúng. An toàn
sinh học là việc làm thường xuyên, cực kỳ quan trọng và có thể không cần
tốn nhiều chi phí mà chủ yếu là những thói quen tốt hàng ngày.

2. Ba biện pháp chính để bảo đảm an toàn sinh học

- Giữ cho đàn gia cầm trong điều kiện tốt: chăm sóc nuôi dưỡng tốt,
phòng ngừa bệnh bằng vaccin, kháng sinh, không khí thoáng mát…để cơ thể
sản xuất ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh; Vitamin A có vai trò
rất quan trọng trong việc giữ gìn niêm mạc, đây là hàng rào đầu tiên bảo vệ
gia cầm khoẻ mạnh; Protein (chất đạm), một số vitamin nhóm B và khoáng
rất quan trọng trong việc sản xuất ra kháng thể chống lại các tác ngân gây
bệnh; Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả vaccin. Nếu


nuôi gia cầm có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ có đáp ứng miễn dịch tốt, gia cầm
sẽ không mắc bệnh. Sau đây là một số yếu tố chính trong chăm sóc, nuôi
dưỡng gia cầm đảm bảo an toàn sinh học:

* Nhiệt độ: có thể nói nhiệt độ úm gia cầm con trong 1 tuần đầu là bí
quyết để nuôi gia cầm thành công vì trong tuần lễ đầu tiên cơ thể gia cầm
chưa hoàn thiện, cơ chế điều hoà thân nhiệt chưa ổn định nên nhiệt độ giai
đoạn nầy cần 32-35
0
C, nếu thiếu gia cầm sẽ bị lạnh, còi cọc, tỉ lệ nuôi sống
thấp, dễ mắc bệnh ( viêm phổi, CRD…)

*Ngược lai ở giai đoạn gia cầm sinh sản, nếu nhiệt độ quá cao gia cầm
dễ bị stress, gây giảm mức ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, kết quả tỉ lệ đẻ
giảm, trứng nhỏ.

*Nên sử dụng đúng từng loại thức ăn cho từng giai đoạn tuổi (gia cầm
con, hậu bị, sinh sản).

- Giữ cho đàn gia cầm trong môi trường được bảo vệ: nuôi tập
trung quy mô lớn trong các chuồng kín, có hàng rào xung quanh, cách xa
khu dân cư; Nuôi tập trung quy mô lớn trong các chuồng hở, có hàng rào
xung quanh, cách xa khu dân cư; Khép kín chăn nuôi bằng cách nuôi công
nghiệp hoặc bán công nghiệp sẽ dễ khống chế được bệnh.

- Kiểm soát mọi thứ khi trang bị, mang vào khu vực chăn nuôi:
thực hiện chăn nuôi theo phương châm cùng vào, cùng ra để dễ kiểm soát
bệnh tật và có điều kiện vệ sinh, chăm sóc (chuồng để trống 24 ngày sẽ cắt
đứt được mầm bệnh); Những vấn đề cần kiểm soát: người lạ vào tham quan,
dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn, các động vật khác (chó, mèo,

chuột…)

* Một số biện pháp cần kiểm soát : con giống nhập vào trại phải
đảm bảo an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Giống gia cầm bố mẹ
được lấy từ các cơ sở giống gốc; Có cổng an toàn sinh học vào trại (con
người và mọi vật dụng khi mang vào trại phải được vệ sinh, sát trùng; Phải
có nơi xử lý phân tốt: phương pháp xử lý phân tốt nhất là ủ phân với vôi bột
(1/2 kg vôi cho 10 kg phân). Virus có thể tồn tại trong phân khoảng 2- 3
tháng; Cần chú ý nhiều đến những nơi chăn nuôi nhỏ lẽ, số lượng ít, các cơ
sở tự cung, tự cấp thịt gia cầm; Chú ý đến việc tiêm phòng: không nên dùng
chung kim chích, thuốc với các hộ khác (dễ lây bệnh từ đàn này sang đàn
khác…)

3. Khâu quan trọng để bảo đảm nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh,
hiệu quả cao: chọn con giống tốt, nhập từ các trại an toàn dịch bệnh. Chăm
sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, thức ăn giàu chất dinh dưỡng và các loại
vitamin, khoáng chất….Vệ sinh, chăm sóc tốt, hạn chế tham quan. Cách ly
triệt để khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh (đây là khâu quan trọng trong
chương trình an toàn sinh học). Tiêm phòng vaccin và uống kháng sinh
phòng bệnh đúng định kỳ. Thực hiện tốt 3 sạch trong trại chăn nuôi: Ăn sạch
(đủ các chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh). Uống sạch (nước được khử trùng kỷ
trước khi sử dụng). Ở sạch (vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, tiêu độc
chuồng 2 lần/tuần đồng thời bảo quản lý tốt tiểu khí hậu nơi chăn nuôi).

×