Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DUỢC VỊ - BẠC HÀ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.02 KB, 6 trang )


DUỢC VỊ - BẠC HÀ




Tên thuốc: Herba Menthae.
Tên khoa học: Mentha arvensis L
Họ Hoa Môi (Labiatae) bộ phận dùng cả cây (cành lá).
Bộ phận dùng: Lá hái lúc cây chưa ra hoa về cuối xuân hay sang thu.
Cành phải có nhiều lá, thơm; ít lá là xấu. Không dùng lá úa có sâu, không
nhầm với lá Bạc hà dại (Mentha Sp) lá dày, có lông và hôi.
Tính vị: vị cay, tính lương (mát).
Quy kinh: Vào kinh Phế và Can .
Tác dụng: phát hãn, tán phong nhiệt.
Chủ trị: cảm nóng, nhức đầu, cổ Họng sưng, mắt đỏ, ngoài da nổi mày
đay.
- Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau đầu, sợ phong và
hàn, đau Họng và đỏ mắt: Dùng Bạc hà với Cát cánh, Ngưu bàng tử và Cúc
hoa.
- Sởi giai đoạn đầu có ban nhẹ: Dùng Bạc hà, Ngưu bàng tử và Cát
căn.
- Can khí uất kết biểu hiện như cảm giác tức và đau ngực và vùng
xương sườn: Dùng Bạc hà với Bạch thược, Sài hồ trong bài Tiêu Dao Tán.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Đem lá Bạc hà khô tẩm nước, để vào chỗ mát, thấy
cây và lá mềm thì cắt từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa qua, để ráo nước, thái ngắn độ 2 cm,
phơi trong râm cho khô.
Bảo quản: tránh nóng ẩm, đậy kín.


Chú ý: không sắc kỹ vị thuốc này.
Kiêng ky: khí hư huyết ráo, Can dương thịnh quá thì kiêng dùng.




BẠCH MAO CĂN



Tên thuốc: Rhizoma Imperarae.
Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv
Họ Lúa (Gramineae)
Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là rễ). Rễ hình trụ tròn nhỏ, hơi cong
queo, sắc vàng ngà, chất nhẹ, mà dai. Thứ mập đốt dài khô không ẩm mốc,
sạch bẹ, không lẫn tạp chất (rễ cỏ may) là tốt.Thứ gầy, đốt ngắn, mốc ẩm là
xấu.
Tính vị: vị ngọt tính hàn.
Qui kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị.
Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện.
Chủ trị: giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu nhiệt, lậu
mủ, đái ra máu, thổ ra máu, chảy máu mũi, suyễn gấp.
- Xuất huyết do giãn mạch mạch quá mức bởi nhiệt: Dùng Bạch mao
căn với Trắc bá diệp, Tiểu kế và Bồ hoàng.
- Nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt: Dùng Bạch mao căn với
Xa tiền tử và Kim tiền thảo.
Liều dùng: Ngày dùng từ 12-40g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Không dùng thứ rễ nổi trên mặt đất, đào lấy rễ dưới
đất, rửa sạch đất cát, bỏ hết lông con ở ngoài mà dùng.

Theo kinh nghiệm VN: Để nguyên rễ khô, rửa sạch, cắt ngắn 2-3cm,
phơi khô dùng sống.
Bảo quản: dễ hút ẩm, cần để nơi khô ráo, trước mùa mưa cần phơi sấy,
phòng chống mọt mốc.
Kiêng kỵ: người Hư hỏa, mà không thực nhiệt kiêng dùng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×