Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đơn vị của pH là gì? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.14 KB, 6 trang )

Đơn vị của pH là gì?



- Nhưng có người lại nói trước bàn dân
thiên hạ rằng “độ pH” của cái gì đó (mà ai
cũng biết là cái gì đấy) là 10-11%” thì
không hiểu người đó nói đúng, hay Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia đúng?



Lão Tao thấy dân tình trên mạng tự nhiên xôn
xao bàn tán về chuyện đơn vị pH là gì, có hay
không có phần trăm (%) thì mừng khấp khởi.
Tự nhiên vì các phiên chất vấn của Đại biểu
Quốc hội mà dân tình lại quan tâm tới Hoá học
- một ngành khoa học tự nhiên khá hóc thì
đúng là nước nhà đang hưng thịnh.

Hồi xưa, muốn biết xem pH là gì, muốn biết
đơn vị là phần trăm (%) hay không phần trăm
thì sẽ phải lục tìm trong sách giáo khoa hoá
học, tìm trong các sách tra cứu về hoá học…
giờ thì có thể vào tìm ngay trong “Google”. Có
vẻ trong “Google” gi gỉ gì gi cái gì cũng có.
Chả thế mà có câu: “Dân ta phải biết sử ta, cái
gì không biết thì tra Gú-gờ (Google)”.

Và đây là một số thông tin về pH có trong
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:



“pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion
hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít
hay bazơ của dung dịch đó. Trong các hệ
dung dịch nước, độ hoạt động của ion hiđrô
được quyết định bởi hằng số điện ly của nước
(Kw) = 1,011 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác
với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng
số điện ly này nên một dung dịch trung hòa
(độ hoạt động của các ion hiđrô cân bằng với
độ hoạt động của các ion hiđrôxít, OH-) có pH
xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ
hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá
trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

Khái niệm này được S.P.L. Sørensen (và
Linderström-Lang) đưa ra vào năm 1909 và có
nghĩa là "pondus hydrogenii" ("độ hoạt động
của hiđrô") trong tiếng Latinh. Tuy nhiên, các
nguồn khác thì cho rằng tên gọi này xuất phát
từ thuật ngữ tiếng Pháp "pouvoir hydrogène"
Trong tiếng Anh, pH có thể là viết tắt của
"hydrogen power, "power of hydrogen," hoặc
"potential of hydrogen."Tất cả các thuật ngữ
này đều đúng về mặt kỹ thuật.

Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó
không phải là thang đo ngẫu nhiên; số đo sinh
ra từ định nghĩa dựa trên độ hoạt động của
các ion hiđrô trong dung dịch.


Công thức để tính pH là:

pH = - log10 [H+]

- [H+] biểu thị độ hoạt động của các ion H+
(hay chính xác hơn là [H3O+], tức các ion
hiđrônium), được đo theo mol trên lít (còn gọi
là phân tử gam). Trong các dung dịch loãng
(như nước sông hay từ vòi nước) thì độ hoạt
động xấp xỉ bằng nồng độ của ion H+.
- Log10 biểu thị lôgarit cơ số 10, và pH vì thế
được định nghĩa là thang đo lôgarít của tính
axít.

Trong dung dịch nước ở nhiệt độ và áp suất
tiêu chuẩn, giá trị pH bằng 7 chỉ ra tính trung
hòa (tức nước tinh khiết) do nước phân ly một
cách tự nhiên thành các ion H+ và OH− với
nồng độ tương đương 1×10−7 mol/L. Một giá
trị pH thấp hơn 7 (ví dụ pH = 3) chỉ ra rằng độ
axít đã tăng lên, và một giá trị pH cao hơn 7
(ví dụ pH = 11) chỉ ra rằng độ kiềm đã tăng
lên.

Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ
0 đến 14, mặc dù các chất cực axít hay cực
kiềm có thể có pH < 0 hay pH > 14”.

Vậy là, nếu Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

đúng thì pH là một đại lượng không có đơn vị
đo, không phải là con, cái, mớ, phần trăm (%),
độ C (oC), m, kg,… Các dung dịch có pH nhỏ
hơn 7 sẽ có tính axít, còn các dung dịch có pH
lớn hơn 7 sẽ có tính kiềm. Theo định nghĩa
trên, tính axít sẽ tăng khi độ pH giảm dần về 0,
còn tính kiềm tăng khi độ pH tăng dần tới 14.

Nhưng có người lại nói trước bàn dân thiên hạ
rằng “độ pH” của cái gì đó (mà ai cũng biết là
cái gì đấy) là 10-11%” thì không hiểu người đó
nói đúng, hay Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia đúng?


×