Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BIỆN CHỨNG TRONG NGOẠI KHOA ĐÔNG Y pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.39 KB, 22 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
BIỆN CHỨNG TRONG NGOẠI KHOA ĐÔNG Y
Biện chứng bệnh ngoại khoa cũng như nội khoa thông qua tứ chẩn thu
thập tư liệu lâm sàng rồi dựa theo lý luận của bát chứng, tạng phủ khí huyết
kinh lạc mà phân tích qui nạp thành những hội chứng bệnh lý hay thể bệnh
là cơ sở để chẩn đoán, lập pháp, định phương trong điều trị.
+ Âm Dương: Có thể tóm tắt theo bảng sau:
LOẠI DƯƠNG
CHỨNG
ÂM CHỨNG
Phát bệnh Nhanh Chậm
Sắc da Đỏ Không thay đổi,
trắng bệch
Nhiệt độ da Nóng Mát, không thay
đổi
Độ sưng Sưng Không sưng, lõm
Phạm vi sưng Chân nhọt thu lại Chân nhọt tán ra
Độ cứng mềm Cứng, mềm vừa Rất cứng hoặc rất
mềm
Cảm giác đau Rất đau, không
thích ấn
Không đau hoặc
đau âm ỉ
Nhọt loét Ở da, cơ, mạch
máu
Gân xương
Tính chất mủ,
dịch
Mủ, dịch đặc Mủ dịch loãng
Mầu nhọt loét Đỏ nhuận Tái nhạt hoặc tím
thâm


Triệu chứng
toàn thân
Bắt đầu sốt, ớn
lạnh, khát, chán ăn, táo
bón, nước tiểu vàng, bứt
rứt
Bắt đầu không rõ,
lúc làm mủ thì hơi sốt
nhẹ, gò má đỏ, mồ hôi ra
Lưỡi Rêu trắng, vàng,
khô, chất lưỡi đỏ
Rêu trắng mỏng,
trắng nhầy, chất lưỡi nhạt
Mạch Huyền, Hoạt, Sác,
Hồng, Đại
Tế, Nhược, Trầm,
Hoãn, Vô lực
Thời gian
bệnh
Ngắn Dài
Tiên lượng Tốt, vết loét dễ
liền miệng
Xấu, khó tiêu, vết
loét khó liền miệng
2. Phân biệt chẩn đoán một số chứng ngoại khoa thường gặp.
a. Chứng Phù.
+ Phù Do Hoả (Hoả Thủng): tức do nhiệt, da sưng đỏ, da mỏng bóng
nhuận, cảm thấy nóng như lửa đốt và đau nhức: gặp trong loại nhọt làm mủ
cấp tính.
+ Phù Do Hàn (Hàn Thủng): chứng phù cứng như gỗ, không đỏ,

không nóng, thường kèm theo đau nhức, sắc da trắng bệch (do hàn ngưng
khí trệ) hoặc xanh tối (do hàn ngưng huyết ứ) hoặc sắc da không thay đổi,
gặp trong chứng thoát thư (viêm tắc động mạch chi), đông sang (bỏng da do
lạnh).
+ Phù Do Phong (Phong Thủng): phù sưng nông và mềm, hơi nóng và
đau nhẹ, phát bệnh cấp và lan nhanh hoặc di chuyển, gặp trong quai bị,
phong chẩn…
+ Phù Do Thấp (Thấp Thủng): thường có 3 loại:
. Thuỷ thấp ứ trệ: ở da nổi các mụn nước trắng hoặc vàng, lúc vỡ chảy
nước, gặp trong các chứng thuỷ đậu, chàm nước
. Thuỷ thấp tích tụ thành bọc: da bóng như chứng bìu dái ứ nước
(hydrocele).
. Nước thấm vào da thịt cẳng chân: sưng phù mềm ấn lõm như chứng
chân voi gặp trong bệnh giun chỉ.
+ Đờm Thủng: phù mềm (chứng bướu cổ địa phương) hoặc phù cứng
như chứng lao hạch (loa lịch), da không đỏ không nóng.
+ Khí Thủng: da căng nhưng mềm, không đỏ không nóng, to nhỏ theo
sự thay đổi tính tình người bệnh như khí anh (bướu cổ đơn thuần).
+ Uất Thủng: mầu da không đỏ không nóng, khối u cứng như đá, bề
mặt nham nhở, gặp trong các chứng như nhũ nham (ung thư vú), chứng thất
vinh (ung thư hạch cổ di căn).
+ Huyết thủng: thường gặp do té ngã, máu chảy dưới da, mầu da bầm
tím.
+ Nùng thủng: do nhọt làm mủ, ngón tay ấn vào thấy bập bềnh, đau
liên tục.
+ Hư Thủng: sưng phù do khí huyết hư (gặp trong chứng suy dinh
dưỡng nặng, protein máu quá thấp).
b. Chứng Đau: Theo YHCT, đau là do khí huyết ứ trệ, kinh mạch tắc
nghẽn (thống tắc bất không, thông tắc bất thống). Đau là dấu hiệu báo bệnh,
và là cảm giác chủ quan thường gặp trong các chứng ung nhọt ngoại khoa.

Chứng đau thường tùy bệnh mà khác nhau, có bệnh đau nhiều, có bệnh đau
ít, có bệnh đau ngay từ lúc mới mắc, cũng có bệnh vào giai đoạn giữa hoặc
cuối mới đau, vì vậy phân biệt chẩn đoán chứng đau rất cần trong ngoại
khoa. Có mấy loại đau thường gặp:
. Nhiệt Thống: sắc da đỏ, đau, nóng như lửa đốt, gặp lạnh giảm đau,
thường gặp trong chứng nhọt làm mủ cấp tính.
. Hàn Thống: sắc da không đỏ, không nóng, đau nhức, gặp lạnh đau
tăng, gặp trong chứng thoát thư, đông sang.
. Phong Thống: vị trí đau không cố định, lúc đau chỗ này lúc đau chỗ
khác; ít gặp trong ngoại khoa.
. Khí Thống: đau thất thường, lúc vui thì nhẹ, lúc tức giận thì nặng
lên, kiểu đau liên sườn cơ năng.
. Nùng Thống: đau do nhọt sưng tấy làm mủ, đau liên tục, căng tức.
. Ứ Huyết Thống: đau do ứ huyết, cố định một chỗ, ấn vào đau, cũng
gọi Huyết thống, gặp trong trường hợp đau viêm ruột dư cấp.
. Hư Thống: tính chất đau hòa hoãn, không có cảm giác căng tức, xoa
ấn dễ chịu, ít gặp trong ngoại khoa.
. Thực Thống: đau nhiều kèm theo cảm giác căng tức, ấn đau tăng (cự
án).
c Chứng Ngứa: Gặp nhiều ở bệnh ngoài da, là một triệu chứng chủ
quan của người bệnh, trong các chứng lở loét nhọt độc ít gặp nhưng cũng có.
Ngứa là do các tà khí phong, thấp, nhiệt, trùng gây nên, khí huyết không
điều hoà tạo thành.
Do nguyên nhân gây ngứa khác nhau nên tính chất ngứa cũng khác.
. Ngứa Do Phong (Phong Dưỡng): tính di chuyển, dễ thay đổi, như
ngứa do chứng mề đay. Vì phong hướng lên trên nên ngứa phần trên đầu mặt
nhiều, gãi dễ nổi mẩn, hay tróc vảy, gặp trong chứng Diện du phong, Bạch
điến phong.
. Ngứa Do Thấp (Thấp Dưỡng): thường nổi mụn phỏng nước (thủy
bào), chảy nước vàng có khi lan thành đám như thấp chẩn. Vì thấp hướng

xuống dưới cho nên thấp dưỡng thường gặp ở phần dưới cơ thể.
. Ngứa Do Nhiệt (Nhiệt Dưỡng): da đỏ, nóng, sẩn đỏ thành mảng,
ngứa nhiều, gặp nóng tăng thêm, gãi dễ chảy máu; gặp trong chứng huyết
phong sang (dị ứng).
. Ngứa Do Trùng Thú Cắn (Trùng Dưỡng): ngứa rất khó chịu, như
trùng bò trong da, dễ lây lan như bệnh ghẻ.
. Hư Dưỡng: chứng ngứa do khí huyết hư, da dày khô, tróc vảy.
. Liễm Dưỡng: chứng nhọt lở lúc mủ độc đã hết, tổ chức hạt mới sinh
sắp lành miệng sinh ngứa do khí huyết lưu thông tốt kích thích lên da non.
Các mụn nhọt trước khi vỡ mà phát ngứa là phong và nhiệt phối hợp
với nhau. Sau khi đã vỡ mà phát ngứa là bình thường, khí huyết dần dần đầy
đủ, bồi dưỡng cho thịt mới da non nhưng cần phải như kiến bò mới tốt. Nếu
có biến chứng mà phát ngứa, bệnh nhẹ thì do nước mủ thấm ngầm, bệnh
nặng do miệng nhọt bị cảm phong phát ra. Mụn nhọt lồi ra hình như bột gạo
mà ngứa, sau khi gãi chảy nước là kinh Tỳ có thấp; Chảy máu tươi là kinh
Tỳ bị táo quá. Ngoài ra, nếu ngoài da bị ghẻ mà ngứa, thuộc về bệnh phong,
lai (cùi hủi).
+ Chứng Mủ: Sinh mủ là một giai đoạn phát triển của nhọt. Nhọt có
mủ là chính khí đã chặn được độc tà để bài tiết ra ngoài. Thường nhọt đã làm
mủ chín sẽ tự chảy ra ngoài hoặc cần phải rạch da tháo mủ, tháo hết mủ mới
có thể lành miệng, Do đó, biện chứng mủ là một phần không thể thiếu trong
ngoại khoa.
Biện chứng mủ có hay không:
. Có Mủ: nhọt mềm (nhọt nông dễ bể, chẩn đoán nhọt hay apxe sâu
hơi khó, nhiều khi phải chọc dò để chẩn đoán), ấn đau rõ, có cảm giác bập
bềnh.
. Không Có Mủ: nhọt vẫn cứng, ấn hơi nóng, đau ít, ấn không có cảm
giác bập bềnh, chọc dò không có mủ.
Biện chứng mủ nông hay sâu:
Mủ Nông: da nóng đỏ tím, nhọt sưng cao bóng sáng, da mỏng, ấn nhẹ

đã đau, bập bềnh rõ.
Mủ Sâu: mầu da quanh nhọt không thay đổi, chính giữa hơi đỏ, bóng
láng, ấn mạnh đau, vùng da bệnh hơi nóng, cảm giác bập bềnh không rõ, có
thể dùng chích hút mủ.
Biện chứng tính chất, sắc thái, khí vị của Mủ:
. Mủ là do huyết nhục hóa thành cho nên thường đặc sệt. Nếu mủ đặc
là khí huyết đầy đủ, nếu mủ loãng là khí huyết hư. Các chứng dương như
Ung nhọt, Nhọt độc (Hữu đầu thư), Tiết (nhọt), Ápxe (lưu chú), Viêm tủy
xương (Phụ cốt thư) thì mủ thường đặc. Các loại âm chứng như Loét, Loa
lịch (Lao hạch cổ), Lưu đờm (Lao xương khớp), mủ thường loãng.
Nếu bắt đầu mủ vàng đặc, sau đó mủ vàng nước là triệu chứng thu
miệng tốt. Nếu mủ từ loãng chuyển thành đặc là cơ thể hồi phục, là dấu hiệu
thu miệng. Nếu mủ từ đặc chuyển thành loãng là cơ thể suy dần, thu miệng
khó.
. Sắc Thái Của Mủ: nếu mủ vàng, trắng, đặc, sắc tươi sáng là khí
huyết đầy đủ, dấu hiệu tốt. Nếu mủ vàng đục, chất dính, sắc không trong là
hỏa khí thịnh, thuộc chứng thuận; Nếu mủ vàng, trắng, loãng, trong, khí
huyết tuy hư nhưng chưa phải là chứng bại. Nếu mủ sắc xanh đen, loãng, là
chứng độc tụ lâu ngày, có khà năng làm tổn thương gân cốt. Nếu trong mủ
có ứ huyết, sắc tím thành cục là huyết lạc bị tổn thương.
. Khí Vị Của Mủ: mủ thường có mùi tanh. Nếu tanh hôi thối, chất
loãng, phần lớn thuộc chứng nghịch, và thường là chứng ăn sâu vào xương.
. Biện Chứng Tê Dại: Tê dại là không còn cảm giác đau, ngứa, do khí
huyết vận hành trở ngại hoặc độc tà thịnh, trong ngoại khoa thường gặp ở
những trường hợp cá biệt. Như trong chứng đinh sang, nhọt độc có đầu, nhọt
sưng cứng màu sẫm, tê dại không biết đau, kèm thẹo triệu chứng toàn thân
nặng là do độc tà thịnh, dễ gây nhiễm độc toàn thân (đông y gọi là tẩu hoàng
hoặc nội hãm). Còn chứng hủi (ma phong), tắc mạch chi (thoát thư) lúc mới
phát là do khí huyết ứ trệ phát triển có thể gây loét, rất khó lành miệng.
. Biện Chứng Loét: Chứng nhọt đã vỡ loét gọi là hội dương. Do cơ thể

khí huyết thịnh suy, tính chất bệnh lý khác nhau mà chứng loét biểu hiện về
màu sắc và hình thái khác nhau, cách phòng trị và tiên lượng cũng khác.
. Hình Thái Loét: phân biệt về hình thái để hiểu tính chất của loét.
(Loét Mủ Độc: chân loét nhỏ miệng rộng, bờ nghiêng như Ung thư,
Đinh, Nhọt (Tiết, Sang).
(Loét Chứng Sang Lao (Âm Sang): bờ loét khoét sâu dưới da như
chứng Lao hạch (Loa lịch), Lưu đờm (Lao xương khớp).
(Loét Dinh Dưỡng: bờ loét trên dưới đều, thường sâu vào tận xương,
tổ chức hạt thường sắc tái nhợt, gặp ở chứng Loét hủi, Loét sâu quảng.
(Loét Ung Thư: loét lồi lõm, không đều, như đóa hoa, nham thạch,
gặp trong chứng nhũ nham (ung thư vú), ung thư hạch cồ (thất vinh).
. Loét Do Dị Vật: Ở miệng loét có thịt lồi lên kèm theo chảy mủ, gặp
trong chứng chín mé (giáp thư), viêm xương tủy (phụ cốt thư, vô đầu thư)
cùng các loại dị vật khác gây loét.
. Lỗ Dò: là nhọt có một hoặc nhiều lỗ nhỏ có mủ chảy, lâu ngày lỗ chỗ
có lồi thịt, da chung quanh lõm xuống hoặc sờ thấy những cục cứng. Có loại
tiên thiên như dò trước tai; Do nhọt làm mủ gây nên như dò vú, dò hậu môn;
Do phẫu thuật nhiễm khuẩn; Do dị vật không ra hết cũng gây dò.
Màu Sắc Của Loét:
. Loét mà sắc đỏ tươi màu như quả thạch lựu, tươi nhuận là khí huyết
đầy đủ, loét chóng lành.
. Loét sắc đỏ như máu là hỏa độc thịnh, huyết nhiệt.
. Loét mà thịt sắc xanh tối, da quanh loét mát, nước mủ loãng, lâu
chưa lành miệng là dương khí hư hàn hoặc do ngoại cảm phong hàn.
. Loét sắc thịt hồng nhạt là khí huyết bất túc, tổ chức hạt mọc chậm.
Nếu loét mà tổ chức hạt trắng bệch, bóng như gương, là khí huyết khô kiệt,
tiên lượng xấu.
. Loét sắc tím thâm là độc khí thịnh hoặc khí huyết ứ trệ.
. Loét mà sắc đen cháy là da thịt hoại tử.
. Loét mà trên mặt phủ một lớp mủ vàng hoặc trắng là rêu mủ.

. Loét mà tổ chức hạt mọc cao hơn da mà không tự tiêu tức thịt lồi.
. Loét sắc đen lõm xuống, không có mủ, quanh da mầu đỏ sẫm, sưng
to ra, là triệu chứng đinh nhọt gây nhiễm trùng huyết.
Biện Chứng Lành Dữ Thuận Nghịch
Biện chứng lành dữ, thuận nghịch trong ngoại khoa Đông y là để tiên
lượng bệnh. Chứng lành là tiên lượng tốt, chứng dữ là tiên lượng xấu, chứng
thuận là bệnh phát triển bình thường, chứng nghịch là bệnh phát triển không
bình thường. Lành dữ thường biểu hiện tình trạng toàn thân; thuận nghịch
chủ yếu là biểu hiện bệnh lý tại chỗ. Phán đoán tiên lượng bệnh tốt xấu, một
mặt phải xem tình hình bệnh lý thuận nghịch tại chỗ, đồng thời phải kết hợp
với tình hình lành dữ của toàn thân, mới có được sự phán đoán chính xác.
Năm Điểm Lành Bảy Điểm Dữ (theo sách ‘Dương Khoa Tuyển Túy’.
Là tổng kết kinh nghiệm của người xưa trong khi điều trị trên lâm
sàng. Chủ yếu là nắm vững biểu hiện của bệnh lúc đó để tiên lượng được sự
lành dữ của ung nhọt. Theo các nhà chuyên môn thì trong 5 điều lành, thấy
có 3 điểm là tốt, bẩy điểm dữ thấy có hai điểm là xấu.
* Năm Chứng Lành:
1- Tâm Lành (Tâm Thiện): Tinh thần tỉnh táo, khoan khoái, tiếng nói
hòa nhã, thông suốt, lưỡi nhuận không khô, mụn nhọt tuy đau mà không
khát, không có hiện tượng buồn bực, trằn trọc, ngủ bình thường.
2- Can Lành (Can Thiện): thân thể nhẹ nhàng, không tức giận, không
sợ, móng tay chân đỏ nhuận, nhị tiện thông lợi, khi nằm, thức dậy đều yên
tĩnh.
3- Tỳ Lành (Tỳ Thiện): sắc môi tươi nhuận, ăn uống biết ngon, mủ
vàng đặc mà không hôi thối, đại tiện điều hòa. Môi miệng nhuận hoạt, ăn
uống như thường, mủ đặc vàng.
4- Phế Lành (Phế Thiện): tiếng nói sang sảng, không ho, không khó
thở, hô hấp điều hòa, sắc da tươi nhuận.
5- Thận Lành (Thận Thiện): không sốt về chiều, miệng và răng nhuận,
tiểu tiện trong, nhiều, đêm ngủ ngon giấc.

* Bảy Chứng Dữ:
(1) Tâm Dữ (Tâm Ác): thần chí hôn mê, tâm phiền, lưỡi khô, mầu
nhạt, tím đen, nói không rõ ràng, mụn nhọt mầu đen bầm.
(2) Can Dữ (Can Ác): cơ thể cứng đờ, mắt khó nhìn thẳng, nhọt chảy
nước máu, hồi hộp, co giật.
(3) Tỳ Dữ (Tỳ Ác): cơ thể gầy mòn, nhọt lõm, mủ hôi thối, không
muốn ăn uống, uống thuốc nôn ra.
(4) Phế Dữ (Phế Ác): da khô, đờm nhiều, nói nhỏ, thở khó, cánh mũi
phập phồng.
(5) Thận Dữ (Thận Ác): khát đòi uống nước, sắc mặt xam đen, họng
khô, bìu đái co rút.
(6) Bại Tạng Phủ: cơ thể phù thũng, nôn mửa, nấc cụt, bụng sôi, tiêu
chảy (Trường minh tiết tả), miệng loét lan rộng.
(7) Khí Huyết Suy Kiệt (Dương Thoát): nhọt lõm, mầu tối, chảy nước
bẩn, chân tay lạnh, ra mồ hôi, thích nằm, nói nhỏ.
Biện chứng thuận chứng nghịch
Chứng thuận chứng nghịch là chỉ tình hình bệnh lý tại chỗ, phân làm 4
thời kỳ bệnh.
+ Chứng Thuận
. Giai đoạn đầu: từ nhỏ to dần, nhọt sưng cao, nóng đỏ, đau, chân nhọt
không lan rộng.
. Làm mủ: đỉnh cao, gốc thu lại, da mỏng bóng, làm mủ dễ.
. Vỡ mủ: mủ trắng, vàng, đặc, sắc tươi, không thối, chất hoại tử dễ
thoát ra, sưng giảm đau giảm theo.
. Thu miệng: miệng nhọt đỏ tươi, nhuận, thịt non dễ sinh, miệng nhọt
thu lại, cảm giác bình thường.
+ Chứng Nghịch:
. Giai đoạn đầu: đỉnh nhọt bằng, chân nhọt tán ra, không đau, không
nóng.
. Làm mủ: đỉnh nhọt mềm lõm, sưng cứng, tím tối, không làm mủ.

. Sau loét: da loét, thịt cứng, không có mủ, chảy nước, máu, sưng đau
không giảm.
. Thu miệng: nước mủ loãng, chất thối thoát ra, thịt non không mọc,
nhọt có mùi thối, miệng nhọt lâu ngày không liền, không đau, không ngứa.
Xét Về Kinh lạc
Ung nhọt tuy mọc ở phần biểu của cơ thể nhưng lại có quan hệ với
kinh lạc, tạng phủ, vì vậy, nếu nắm được học thuyết kinh lạc thì mới có thể
dựa trên đường vận hành của kinh lạc mà suy đoán được vị trí phát bệnh
thuộc kinh lạc nào từ đó mới chia kinh để dùng thuốc. Thí dụ:
. Nhọt mọc ở đỉnh đầu liên hệ với mạch Đốc.
. Nhọt ở hai bên đầu liên hệ với kinh Bàng quang.
. Mọc ở môi thuộc kinh Tỳ.
. Mọc ở sau tai thuộc kinh Đởm
Dựa theo đặc tính khí, huyết nhiều ít của từng đường kinh để tiên liệu
việc dễ hoặc khó trị:
Nhọt mọc ở những đường kinh nhiều huyết, ít khí (Can, Tâm bào,
Tiểu trường, Bàng quang) và những kinh nhiều huyết nhiều khí (Vị, Đại
trường) thì dễ trị hơn. Nhọt mọc ở những đường kinh nhiều khí, ít huyết
(Đởm, Thận, Tâm, Phế, Tỳ) thì khó trị hơn.
Xét Về Mạch
Theo quá trình của ung nhọt thì trước khi vỡ mủ, mạch nên hữu dư,
sau khi đã vỡ mủ mạch nên bất túc. Nhọt chưa vỡ mà mạch hữu dư là dấu
hiệu độc khí đang thịnh; khi vỡ rồi mạch nên bất túc là dấu hiệu chính khí đã
hư, đều là hiện tượng bình thương của mạch và chứng thích hợp với nhau.
Nếu nhọt chưa vỡ mà thấy mạch bất túc là dấu hiệu chính khí suy mà độc
khí hãm lại. Hoặc khi nhọt đã vỡ mà vẫn thấy mạch hữu du đó là chính khí
bị trệ mà độc khí thịnh đều là dấu hiệu khác thường của mạch và chứng
không tương hợp với nhau.
Phân Loại Các Bệnh Chủ Yếu Thường Gặp Trong Ngoại Khoa
Phạm vi bệnh ngoại khoa, đa số đều lấy ung nhọt làm chủ. Trong bài

tổng luận sách ‘Dương Khoa Tuyển Túy’ viết: “Chứng bệnh của Dương
khoa không gì quan trọng bằng chứng ung nhọt”. Vì vậy các sách vở thời
nhà Minh, Thanh đều chú trọng về lý luận của bệnh ung nhọt.
+ UNG: có hình thể cứng, mọc ở khoảng giữa bắp thịt. Mới phát thì ở
ngoài da, chưa có đầu làm mủ, chỉ sưng đỏ, cao, nóng, đau, chung quanh
viền chưa rõ. Khi chưa thành mủ thì dễ tiêu. Khi đã thành mủ thì dễ vỡ, vỡ
rồi cũng dễ thu miệng. Thí dụ mụn ở cổ, ở vú, ở mông
+ NHỌT (từ chuyên môn xưa gọi là Thư), có hai loại:
. Một loại phát ở khoảng giữa bắp thịt, khi mới phát đã có đầu mủ,
hình như hạt lúa, rất dễ lở loét, lan rộng ra chung quanh, có nhiều đầu giống
như tổ ong. Thí dụ: Não thư, Bối thư. Lại có loại ngoài da không có đầu mủ,
bằng phẳng và sưng lan tỏa ra, mầu da bình thường, không đỏ, không nóng.
Chưa thành mủ thì khó tiêu, đã thành mủ thì khó vỡ, khi vỡ rồi thì khó liền
miệng và thường gây tổn hại đến gân xương. Thí dụ loại Phụ cốt thư, Hoãn
thư
+ ĐINH NHỌT: đa số mọc ơ đầu, mặt, chân tay.
Đinh mọc ở đầu mặt thì lúc đầu nhỏ như hạt lúa, chân đinh sâu mà
cứng, tê, ngứa, hoặc lúc đầu ngứa rồi sau đó đau, chung quanh sưng và
nóng. Nếu nặng quá thì kèm nóng lạnh, gây biến chứng nhiễm trùng máu, rất
nguy hiểm (Đông y gọi là Tẩu hoàng).
Đinh nhọt mọc ở chân tay đa số sưng đỏ nhưng không có đầu rõ rệt.
Nếu có tia đỏ chạy lên thì gọi là Hồng ty đinh.
MỤN NHỌT: là một loại nhọt ở ngoài da. Có thể chia thành hai loại:
có đầu và không có đầu. Chân mụn rất nông, sưng đỏ, đau, ấn vào không
thấy cứng, chỗ sưng có giới hạn, ngang dọc khoảng vài cm, vì vậy, tương
đối nhẹ và dễ trị.
TRÀNG NHẠC: Là một loại bệnh mạn tính, thường mọc ở cổ và gáy,
cũng có khi lan xuống đến ngực, nách.mới mọc có hình dạng giống hột đậu,
mầu da không thay đổi, dần dần to lên, hoặc dài hoặc tròn hoặc chỉ mọc một
mụn, hoặc nổi chùm như chuỗi hạt, lấy tay day vào thì thấy di động, ấn vào

đau, lâu ngày không khỏi thì vỡ ra, khi vỡ thì khó thu miệng lại được, gây
nên vết sẹo lớn.
BƯỚU CỔ (Anh Lựu): Anh thuộc về dương chứng, hình dáng giống
như cái giải mũ, sắc đỏ mà nhô cao lên, da phẳng, cuống nhỏ mà thòng
xuống, ấn vào hơi mềm, không bao giờ vỡ ra. Lựu thuộc về âm chứng, chỗ
sưng có giới hạn, da non mà sáng bóng, đầu nhỏ mà chân lớn, ấn vào thấy
hơi cứng.
BƯỚU ĐỘC (Nham): Khi mới mọc hình dạng giống như hạch kết lại,
sau đó thì cứng như đá, không đau. Vài năm sau mới bắt đầu vỡ ra nhưng
chỉ chảy máu mà không có mủ, lúc đó lại rất đau, chỗ bị đau nứt, loét ra, chỗ
vết thương sần sùi, lồi lõm như nham thạch, vì vậy người xưa gọi là Nham.
Thí dụ như Nhũ nham Thường rất khó trị.
NHỌT DI CHUYỂN (Lưu chú): Phát ra không nhất định, chứng trạng
chính là sưng lan man không có đầu, mầu da không thay đổi. Chứng này rất
dễ chạy quanh, thường chỗ này chưa khỏi chỗ khác đã sinh, không ở nơi
nhất định vì vậy mới được gọi là Lưu Chú.
TRĨ: Trong các lỗ hổng có miếng thịt lồi ra đều gọi là trĩ như trĩ tai, trĩ
mũi và trĩ hậu môn. Có loại đầu to chân nhỏ, có loại đầu rộng chân nhỏ
giống như cái nấm, như quả cà, không nhất định. Bệnh trĩ ở hậu môn lại có
thể chia làm hai loại: mọc ở phía ngoài hậu môn gọi là Ngoại Trĩ, mọc ở bên
trong hậu môn gọi là Nội Trĩ.
LỖ DÒ (Lậu): Các loại nhọt ở ngoài vỡ đã lâu mà không thu miệng,
miệng nhọt lõm sâu, nước mủ chảy ra dầm dề, gọi là dò (lậu). Thí dụ: Nhãn
lậu, Tề lậu, Hậu môn lậu trên lâm sàng thường gặp chứng rò hậu môn
nhiều hơn.
ĐƠN ĐỘC: một loại phát sinh ngoài da. Có hai loại:
. Can tính: mầu đỏ, hình dáng giống như đám mây lượn, chạy không
nhất định, trên mặt nổi mụn như hạt lúa, nóng, ngứa.
. Thấp tính: nổi mụn, phồng lên, mầu vàng hoặc trắng, chảy nước đến
đau thì loét đến đó, đau nhức nhiều hơn.

NHỌT NỘI TẠNG (Nội Ung): Là loại mụn nhọt phát triển trong nội
tạng. Thí dụ: Phế ung (áp xe phổi), Can ung (áp xe gan), Trường ung (Ruột
dư viêm)

×