Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ADDISON pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.92 KB, 8 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
ADDISON
(A Đich Sâm Chứng - Addison)
Do nhiều nguyên nhân: miễn dịch, lao hạch phá hại các bộ phận (trên
90%) 2 bên tuyến thượng thận làm cho sự phân tiết của tuyến thượng thận
không đầy đủ, gây ra bệnh. Còn được gọi là ‘Mạn Tính Thận Thượng Tuyến
Bì Chất Cơ Năng Giảm Thoái Chứng’. Bệnh này thuộc phạm vi bệnh ‘Hắc
Thư’, ‘Can Huyết Lao’, ‘Nữ Lao Đản’, ‘Nuy Chứng’ của YHCT.
Biểu hiện lâm sàng gồm: mỏi mệt, không có sức, tinh thần buồn chán,
biếng ăn, sút cân, sắc da xám.
Đối với bệnh mạn tính, vỏ thượng thận bị suy, trừ trường hợp phản
ứng của cơ thể hoặc gây ra những hiện tượng nguy hiểm thì có thể dùng
đông dược để điều trị. Hiệu quả điều trị bằng đông dược khá ổn định và ít
tác dụng phụ.
Nguyên Nhân
Bệnh có liên hệ nhiều đến tạng Tỳ và Thận. Biện chứng chủ yếu dựa
trên khí hư huyết suy, Âm huyết bất túc.
+ Do Tiên Thiên Bất Túc: ngũ tạng suy yếu hoặc bố mẹ suy yếu, tuoỉ
già suy yếu hoặc sinh dục quá mức, tinh huyết suy tổn, hoặc khi còn ở trong
thai không được nuôi dưỡng tốt, thai nhi bất túc, hoặc sinh xong dinh dưỡng
thất thường, thủy cốc và tinh khí không phát triển, khiến cho dưỡng chất
không đủ, tinh khí bất túc, ngũ tạng suy yếu mà gây nên bệnh.
+ Do Lục Dâm Ngoại Tà: xâm nhập vào cơ thể, đình trệ lại không
chữa trị khỏi, tà khí ẩn chứa lâu ngày làm cho chính khí bị tổn thương làm
cho khí huyết, tạng phủ, âm dương đều suy gây nên bệnh.
+ Do Ăn Uống Không Điều Độ: lao thương quá mức hoặc do bệnh
nặng, bệnh lâu ngày, không điều trị đúng mức khiến cho Tỳ Thận bị hao tổn,
lâu ngày thì phần khí sẽ bị tổn thương, phần dương bị tổn hại, huyết ứ kết lại
ở bên trong, chính khí khó phục hồi mà gây nên bệnh.
Chẩn Đoán Yếu Điểm
+ Nam bị nhiều hơn nữ, tỉ lệ lên đến 3/1.


+ Lứa tuổi từ 30 – 50 tuổi.
+ Sắc da ở vùng vú, bộ phận sinh dục mầu xanh xám.
+ Có thể bị chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, buồn nôn, nôn mửa, ăn ít,
bụng trướng, bụng đau là những chứng trạng chính. Ngoài ra có thể bị mất
ngủ, móng tay không mọc, cơ bắp nhão, teo
Triệu Chứng Lâm Sàng
Sách ‘Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học’ chia thành 2 loại: Tỳ Thận
Dương Hư và Can Thận Âm Hư.
+ Tỳ Thận dương hư: có các chứng trạng chủ yếu sợ lạnh, tay chân
lạnh, phân lỏng, nước tiểu trong, nhiều, phù toàn thân, tình dục giảm, lông
tóc không mượt, rụng lông ở âm bộ và nách, phái nam thì liệt dương, hoạt
tinh, phụ nữ thì tử cung lạnh, đái hạ lượng nhiều, vô sinh, chất lưỡi nhạt,
lưỡi nhạt, có dấu răng, rêu lưỡi nhuận, hoạt, mạch Trầm,Tế mà Nhu, Nhược.
+ Can Thận âm hư: có các chứng trạng như hoa mắt, tai ù, tay chân tê
dại, ngũ tâm phiền nhiệt, bụng trướng, táo bón, di tinh, mồ hôi trộm, phụ nữ
có thể thấy ngực căng, vú có hạch, lưỡi hồng, tân dịch ít, rêu lưỡi vàng mỏng,
mạch phần lớn là Huyền, Tế hoặc Tế Sác.
Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học’ phân làm hai loại:
+ Thận Khí Bất Túc, Ứ Huyết Ngưng Trở: Sắc mặt xám đen, sợ lạnh,
suy giảm tình dục, liệt dương, bế kinh, hay quên, đờ đẫn, chỉ thích nằm, lưỡi
nhạt, có điểm ứ huyết, lưỡi trắng nhuận, mạch Vi Tế.
+ Tỳ Hư Bất Túc kèm Ứ Huyết: Sắc mặt và da đều đen, mệt mỏi
không có sức, đầu váng, hoa mắt hoặc đứng thẳng thì muốn ngã, ăn uống
kém đi, muốn nôn, nôn mửa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trì, Hoãn.
Điều Trị
Dựa theo kết quả biện chứng, phương pháp chữa là: bổ hư, hóa ứ.
+ Thận Khí Bất Túc: Ôn Thận, tráng dương, hóa ứ. Dùng bài Tứ Vật
Hồi Dương Ẩm gia giảm: Cao ly sâm (Đảng sâm) 10g (nấu riêng trước), Phụ
tử (chế), Bào khương, Chích thảo, Đào nhân đều 6g, Sơn dược, Sơn thù
nhục, Đan sâm, Hoạt huyết đằng đều 12g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 9g.

Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
+ Tỳ Hư Bất Túc: Ôn dương, kiện Tỳ, hòa Vị, giáng nghịch. Dùng bài
Dị Công Tán gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 10g,
Sơn dược, Biển đậu (sao) Bán hạ (chế Gừng), Cửu hương trùng đều 12g, Địa
hoàng (can), Cúc hoa, Đan sâm đều 15g, Đào nhân, Giáp châu (Xuyên sơn
giáp) đều 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học)
Theo sách ‘Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học’:
Phương thuốc cơ bản điều trị loại Tỳ Thận hư là: Đảng sâm 60g,
Hoàng kỳ 60g, Kê huyết đằng 20-30g, Tang ký sinh, Thỏ ty tử đều 18-24g,
Tục đoạn 24g, Lộc giác giao, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng đều 16-20g, Kê nội kim,
Giá trùng (Địa miết), Bồ hoàng (sống), Hổ phách (mạt) đều 10g.
Phương thuốc cơ bản trị Can Thận âm hư là: Sa sâm 16-24g, Tục đoạn
24g, Bạch thược 12-18g, Sinh địa, Kỷ tử, Đỗ trọng, Nữ trinh tử, Hạn liên
thảo đều 12g, Quy thân, Miết trùng, Bồ hoàng (sống), Kê nội kim, Hổ phách
(tán nhuyễn) đều 10g. Ngoài ra, nếu có các chứng kèm theo thì tùy chứng
mà gia giảm.
Sau khi điều trị theo những nguyên tắc nêu trên, có 80% bệnh nhân
biến chuyển tốt ở các mức độ khác nhau. Chứng trạng lâm sàng giảm nhẹ
hoặc biến mất, lượng 17 Steroid, 17- KS trong nước tiểu trong 24 giờ tăng
cao so với trước khi điều trị, có trường hợp hồi phục đến mức độ bình
thường.
Có thể dùng thêm các bài thuốc sau:
+ Tả Quy Ẩm gia giảm: Chế phụ phiến, Sơn thù nhục đều 5g, Quế chi
3g, Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ, Tiên linh tỳ, Lộc giác sương
đều 9g, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Tả Quy Hoàn gia Đan sâm, Tam thất, Quy bản giao, Cam thảo, sắc
uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Đương Quy Thang: Đương quy, Nhục quế, Mạch môn, Đại hoàng,
Nhân trần, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Can khương, Xích phục linh, Thược dược,
Hoàng liên, Thạch cao, Nhân sâm, Chích cam thảo. Sắc uống (Hiện Đại Nội

Khoa Trung Y Học).
+ Bạch Truật Thang: Bạch truật, Quế tâm, Đậu khấu, Chỉ thực, Can
cát, Hạnh nhân, Chích cam thảo. Sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y
Học).
Châm Cứu
+ Dùng các huyệt: Tỳ du, Vị du, Thận du, Bá hội. Châm bổ, khi đắc
khí, lưu kim 30 phút. Trừ huyệt Bá hội ra, sau khi rút kim, cứu thêm 5-10
phút. Mỗi ngày trị một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
Tham Khảo
Sở nghiên cứu YHCT tỉnh Cát Lâm dùng cao nấu bằng thân và lá Sâm
Cát Lâm 20%, Ethyl Alcohol (C2H5OH) điều trị 18 trường hợp suy thượng
thận mạn tính, có hiệu quả rõ rệt 4 trường hợp, chuyển biến tốt 9 trường hợp
(trong đó có 4 trường hợp hiệu quả). Biểu hiện của những trường hợp có kết
quả là: thể trọng, huyết áp, nồng độ đường huyết và Natri trong huyết tăng
lên, vỏ thượng thận và ACTH được cải thiện, sắc da giảm nhẹ. Thuốc cao
này có hiệu quả đối với những bệnh nhân chức năng vỏ thượng thận bị suy
thời kỳ đầu hoặc thường thay đổi. Khi ứng dụng cho dùng chỉ loại thuốc cao
này thì có tác dụng hồi phục nhất định. Đối với bệnh nhân ở thời kỳ cuối
hoặc không phải là thay đổi thường xuyên thì nên dùng phối hợp với kích
thích tố vỏ thượng thận nhưng có thể giảm lượng thích hợp. Điều này cho
thấy thuốc cao nấu bằng lá và cây Nhân sâm có một số thành phần có tác
dụng tương tự như kích thích tố vỏ thượng thận.
Thẩm Thị dùng phép bổ Thận để điều trị 7 trường hợp công năng dự
trữ của vỏ thượng thận hạ thấp (bệnh Addison), trong đó có một trường hợp
chứng trạng không rõ, chỉ thấy da, môi có sắc đen, lưng ê ẩm hoặc sợ lạnh, 6
trường hợp còn lại có chứng trạng Thận hư. Dựa theo nguyên tắc Âm Dương
hỗ căn, Dương hư lâu thì tổn thương đến Âm, vì vậy điều trị chủ yếu là cùng
bổ cho Âm Dương. Dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng,
Thỏ ty tử, Ba kích nhục, Kỷ tử.
Sau khi điều trị, có 6 trường hợp sắc tố đen giảm, sức khỏe chuyển

biến tốt. Trong 4 trường hợp trước khi điều trị thí nghiệm về sự dị thường
của vỏ thượng thận thì có 3 trường hợp thu được sự cải thiện. Sau khi tiêm
ACTH thì tần suất của tế bào bạch cầu ưa Basơ cũng tiến bộ rõ rệt, dựa theo
thí nghiệm hưng phấn ACTH tiêm liên tục 2 ngày, trước khi điều trị người ta
làm trắc nghiệm 14 lần thì phản ứng không yếu mà lại chậm kéo dài. Sau khi
điều trị chỉ còn một trường hợp khác thường, còn lại đều có sự chuyển biến
tốt rõ rệt. Dựa theo kết quả này, phương pháp bổ Thận để điều trị bệnh
Addison khác với liệu pháp xử dụng cách thay thế kích thích tố. Sau khi bổ
Thận, công năng dự trữ vỏ thượng Thận của bệnh nhân đã đạt được sự hồi
phục ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, những bệnh nhân bị bệnh Addison ở
mức độ vừa thì phương pháp điều trị bằng Đông dược đạt được hệu quả rất
tốt (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).


×