Sáng kiến kinh nghiệm
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG VIỆC NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG HỌC SINH ĐÁNH
NHAU MANG TÍNH BẠO LỰC
Trang
I. Đặt vấn đề
II. Những thuận lợi và khó khăn
III. Một số biện pháp thực hiện
IV. Kết luận
V. Phụ lục
Trường THPT Lê Quý Đôn
1
Sáng kiến kinh nghiệm
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và
được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có
rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để
đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý
kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó
chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của
việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy
động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc
giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường
xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà
trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô
giáo, không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc
hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện
nay, người giáo viên chủ nhiệm cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh
phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản
thân, làm chủ đất nước, có đức có tài?
Là một giáo viên trẻ còn rất ít kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, song
tôi cũng mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm của bản thân, một số công tác
giáo dục học sinh đã làm tại lớp chủ nhiệm, đã thực hiện tại đơn vị đang công
tác trong việc ngăn ngừa tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu.
Nghiên cứu vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức, phát
triển nhân cách học sinh để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
Trường THPT Lê Quý Đôn
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề ra những giải pháp hợp lý đối với tình trạng bạo lực học đường ở trường
THPT
2. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn- Hải An- Hải Phòng
3. Khách thể nghiên cứu
- Thực trạng và giải pháp của GVCN đối với công tác giáo dục đạo đức
học sinh, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường
4. Mẫu khảo sát
- Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp 10C6- Trường THPT Lê Quý Đôn
– Hải An- Hải Phòng.
5. Giả thuyết khoa học.
- Thực hiện tốt vai trò của người GVCN trong công tác giáo dục
đạo đức, phát triển nhân cách học sinh sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực
học đường.
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Hiện tượng học sinh đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những
hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi gần đây đã trở nên phổ biến và
bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Mâu thuẫn thường xuất phát
từ một vài lý do rất đơn giản, nếu bình thường có thể cho qua một cách dễ dàng
nhưng lại được học sinh giải quyết bằng vũ lực, nhẹ thì dùng tay chân, nghiêm
trọng hơn là các em đã sử dụng biện pháp đánh nhau có vũ khí gây nguy hiểm
đến tính mạng.
Để giáo dục, ngăn chặn học sinh không mắc sai lầm nêu trên chúng ta
không thể thực hiện chỉ trong vài giờ lên lớp mà phải tốn khá nhiều thời gian.
Cần phải biết tìm hiểu,lắng nghe học sinh, uốn nắn kịp thời khi phát hiện có hiện
tượng “không bình thường” xảy ra trong lớp học. Phải đề ra kế hoạch, phương
pháp giáo dục phù hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu
thương nhân ái của người thày.
Đầu năm học 2009- 2010, được ban lãnh đạo phân công chủ nhiệm lớp
10C6. Thực hiện vai trò của người GVCN trong công tác giáo dục đạo đức,
Trường THPT Lê Quý Đôn
3
Sáng kiến kinh nghiệm
ngăn ngừa tình trạng mâu thuẫn, bạo lực ở học sinh, tôi gặp một số thuận lợi và
khó khăn:
1. Về phía nhà trường
a. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo và lãnh đạo đoàn kết thống nhất của Chi bộ Đảng, Ban
giám hiệu nhà trường, các tổ chức Đoàn thể như Đoàn TN, Công đoàn, các
GVCN,…
- Được sự quan tâm theo dõi và có những định hướng kịp thời của phòng an
ninh văn hoá PA25 Công an thành phố Hải Phòng.
- Được sự giúp đỡ và kết phối hợp liên tục của các lực lượng an ninh trên
địa bàn như : Công an quận Hải An, Công an phường Cát Bi, Phòng CSCĐ 113,
Trạm cảnh sát giao thông Cầu Rào.
- Trường đã ký hợp đồng với Công ty bảo vệ Toàn Cầu bảo vệ CSVC 24/24
và tăng cường kiểm tra nề nếp của học sinh trong các buổi học.
- Hoạt động của ĐTN chủ động, sáng tạo.
- Học sinh của trường có điểm đầu vào cao nhất từ trước đến nay, do đó
phần đa là các em học sinh có ý thức đạo đức tốt, cố gắng học tập.
b) Khó khăn
Trường nằm trên địa bàn phường Cát Bi có những phức tạp về các tệ nạn xã
hội cộng với số lượng học sinh của trường đông, học sinh ở rải rác khắp các địa
bàn của thành phố, đặc biệt là tuyến đường Cát Bi và Lạch Tray nơi tập trung
nhiều trường học, trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra các hiện tượng xích mích,
mất trật tự ATGT,… gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý của
trường.
2. Về phía lớp 10C6
a. Thuận lợi
- Sĩ số lớp không quá đông: 45 học sinh. Gồm 25 học sinh nam và 20 học sinh
nữ.
- Đa số học sinh nhà ở gần khu vực trường học, thuộc địa phương.
Trường THPT Lê Quý Đôn
4
Sáng kiến kinh nghiệm
- Là lớp thuộc ban KHTN nên hầu hết các em có ý thức kỷ luật tốt, lễ phép với
thầy cô, hoà đồng với bạn.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên và nhà trường tổ chức.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao trong vấn đề bảo đảm an ninh
trường lớp.
- Đội ngũ giáo viên bộ môn trẻ có chuyên môn khá vững nhiệt tình trong giảng
dạy.
- Ban chi hội phụ huynh học sinh rất nhiệt tình với công việc của lớp, luôn quan
tâm tới học sinh và thường xuyên phối hợp với GVCN để giải quyết các vấn đề
liên quan tới học sinh trong lớp.
2. Khó khăn
- Trường nằm trên địa bàn phường Cát Bi có những phức tạp về các tệ nạn xã
hội, tập trung nhiều trường học, trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra các hiện
tượng xích mích, mất trật tự ATGT,…
- Một số học sinh trong lớp chưa có ý thức trong học tập và tu dưỡng đạo
đức.
- Các em đang ở lứa tuổi 16- 17, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dễ thay
đổi, dễ bị kích động, thích thể hiện mình…
- Một số em thiếu thốn tình cảm: bố mất sớm ( em Nguyễn Thị Thu Trang),
bố mẹ li dị ( em Trần Công Hoàng Anh)….
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhà trường
+ Tuyên truyền:
- Tuyên truyền sâu rộng trong PHHS các lớp, cán bộ giáo viên công nhân viên
nhà trường về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực trong học
sinh, đảm bảo an ninh trật tự trong trường học.
- Tuyên truyền tới học sinh trong các chương trình phát thanh giữa giờ ra chơi
,lồng ghép vào bài giảng; tổ chức CLB truyền thông, ra các tập san của trường
(Tờ báo Lê Qúy Đôn ( LeQuyDon HíghSchool) từ lâu đã trở thành cầu nối giữa
giáo viên và học sinh của nhà trường. Các thông tin về hoạt động của nhà
Trường THPT Lê Quý Đôn
5
Sáng kiến kinh nghiệm
trường, những tâm sự chân thành của các bạn học sinh, những chia sẻ, định
hướng của ban giám hiệu và các thầy cô giáo đều liên tục được gửi đến hơn hai
nghìn học sinh của nhà trường với mục đích xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực. Nội dung và thiết kế của báo đều được làm bởi chính các bạn
học sinh nên đảm bảo được sự hấp dẫn về hình thức và mới mẻ về nội dung. Các
chuyên mục của báo như Chậm lại và lắng nghe, góc học tập, truyện ngắn, thời
sự học đường, hiện tượng trường học; đặc biệt hai chuyên mục"Người phụ nữ
vượt khó bằng tình yêu của mình" phỏng vấn cô Hiệu trưởng Lâm Tuyết Trinh
và Lê Quý Đôn bạn nghĩ gì - cuộc khảo sát dành cho học sinh trong và ngoài
trường để hiểu hơn suy nghĩ của các bạn về trường được các bạn học sinh rất
yêu thích và ủng hộ. Chính nhờ những trang báo gần gũi ấy mà các bạn học sinh
ngày càng mạnh dạn hơn để thể hiện tình yêu trường lớp, bạn bè của mình. Qua
sự đóng góp ngày càng tích cực của học sinh các khối lớp, CLB Truyền thông
nói riêng và trường THPT Lê Quý Đôn nói chung tin tưởng rằng các bạn học
sinh sẽ ngày càng tự tin và mạnh dạn để thể hiện bản thân, phát triển theo hướng
tích cực để hoàn thiện bản thân và nhân cách.
+ Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, tổ chức các hoạt động phổ
biến giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền phong
trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong học sinh.
+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và gia đình để đảm
bảo an ninh trật tự trong trường học.
+ Kết hợp với công an phường Cát Bi xử lý kịp thời các mâu thuẫn, ngăn chặn
các biểu hiện, hành vi pháp luật, bạo lực học sinh.
+ Kiểm tra ngăn chặn học sinh mang theo vũ khí, đồ chơi nguy hiểm, chất nổ,
chất cháy vào trường học.
+ Tổ chức cho 100% CB-GV-NV kí cam kết thực hiện công văn số 1241/BGD
& ĐT-CTHSSH về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực trong
học sinh.
Trường THPT Lê Quý Đôn
6
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Tổ chức lễ phát động, thường xuyên đánh giá việc ngăn chặn tình trạng vi
phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh toàn trường vào giờ chào cờ thứ 2,sinh
hoạt lớp hàng tuần .
+ Tăng cường CSVC xây dựng trường ngày càng khang trang,sạch đẹp tạo sân
chơi trong môi trường: vui tươi, bổ ích, lành mạnh và không có các tệ nạn xã hội
trong học đường .
- Nhà trường đã phối kết hợp với Công an phường để đảm bảo vấn đề an
ninh trường lớp, kịp thời ngăn chặn khi học sinh có những biểu hiện vi phạm
pháp luật, bạo lực học sinh.
- Thành lập Ban quản sinh, đội Cờ đỏ thường xuyên theo dõi, giám sát việc
thực hiện nội quy của học sinh, đề xuất các biện pháp xử lý học sinh vi phạm.
- Cho học sinh viết bản cam kết thực hiện nội qui nhà trường, Phòng chống
Ma tuý, HIV/AIDS, An toàn giao thông, trật tự xã hội… Các bản cam kết này
phải có ý kiến của PHHS và chữ ký xác nhận của GVCN.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra nội vụ các lớp học ngăn chặn các biểu hiện
tiêu cực trong học sinh, giảm đáng kể các hiện tượng gây gổ đánh nhau, ngăn
chặn không để xảy ra việc sử dụng các loại văn hoá phẩm đen, các biểu hiện tiêu
cực.
- Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ Ban giám hiệu nhà trường luôn dành
nhiều thời gian để tổng kết đánh giá thi đua của các lớp, trong đó nhấn mạnh
việc thực hiện ý thức tổ chức kỷ luật, khen chê kịp thời. Tuyên truyền các chủ
trương mới, chính sách pháp luật mới của nhà nước, các qui định về trật tự
ATGT,…
- Mời các đoàn nghệ thuật về biểu diễn tuyên truyền luật giao thông, phòng
chống ma tuý, HIV/AIDS. Mời các đ/c Công an về nói chuyện tuyên truyền về
tình hình trật tự kỷ cương trong phường và thành phố.
- Lồng ghép hoạt động ngoại khoá với giáo dục luật pháp, truyền thống văn
hoá, gắn với phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
Trường THPT Lê Quý Đôn
7
Sáng kiến kinh nghiệm
- Giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh, 02 đ/c giáo viên đã được Trung
ương Đoàn thanh niên cử đi học lớp tập huấn tại Hà Nội và giảng dạy kĩ năng
sống cho học sinh trong thời khoá biểu.
- Mở các buổi hội thảo tư vấn, tuyên truyền pháp luật, tư vấn cho học sinh:
Toạ đàm tư vấn “ Văn hoá học đường”, hội thi “ Thanh niên với an toàn giao
thông”, Lễ hội “ Văn hoá dân gian Việt Nam”…thông qua đó giáo dục nhân
cách, đạo đức học sinh
- Thực hiện việc xử lý các học sinh vi phạm nội qui của trường theo đúng
hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Đầu và cuối mỗi buổi học trường và công an đã kết phối hợp chặt chẽ
ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra. Các đội xung kích, cờ đỏ
thường xuyên theo dõi thi đua của các lớp.
- Tăng cường CSVC xây dựng trường ngày càng khang trang, sạch đẹp tạo
sân chơi trong môi trường vui tươi, bổ ích, lành mạnh và không có tệ nạn xã hội
trong học đường.
2. Lớp chủ nhiệm
a. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc đặc điểm tình hình của lớp mình để
tổ chức quản lý, điều phối các hoạt động.
Ngoài việc theo dõi sĩ số lớp, thành phần nam/ nữ học sinh GVCN cần nắm
rõ thành phần gia đình thông qua bản sơ yếu lí lịch tự thuật của học sinh để biết
được học sinh nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh thuộc diện chính
sách và những học sinh gia đình không hạnh phúc, bố mẹ li dị hoặc mất sớm…
thông qua đó có thể phần nào thông cảm, chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khó
khăn và hiểu các em hơn.
b. Giáo dục đạo đức thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Thực chất của việc giáo dục đạo đức phải bắt nguồn từ việc tác động về
mặt nhận thức, xây dựng những rung cảm đạo đức, hình thành nhu cầu và niềm
tin hướng tới các chuẩn mực đạo đức cũng như các yêu cầu có liên quan mới có
thể hình thành một hành vi đạo đức mang tính tâm lý. Để học sinh nhận thức
được các vấn đề có liên quan trong giờ sinh hoạt GVCN chỉ dành khoảng 15
Trường THPT Lê Quý Đôn
8
Sáng kiến kinh nghiệm
phút để GV tổng kết tình hình học tập, vệ sinh, chuyên cần của lớp; 30 phút
còn lại tổ chức cho HS sinh hoạt
Giờ sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của
cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ của Đoàn
trường, các Giáo viên bộ môn, GVCN nhận xét, đánh giá từng HS, luôn luôn
nhắc nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn.
Ngoài việc nhắc nhở các em về vấn đề học tập GVCN cũng nên thường
xuyên đề cập tới những vấn đề liên quan tới ý thức, đặc biệt thường xuyên nhắc
nhở các em trong việc ứng xử với nhau trong lớp cũng như với học sinh ngoài
lớp tránh xảy ra những hiện tượng xích mích không đáng có.
c. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường
Song song với hoạt động học tập, sinh hoạt, tham gia các phong trào trong
nhà trường, sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ giải lao các em được tự do
vui chơi không chịu sự giám sát của thày cô như trong giờ học nên thường là
lúc nảy sinh ra các mâu thuẫn không đáng có trong lớp cũng như với các lớp
khác. Nếu không kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác (GVCN lớp
khác, GV bộ môn, Đoàn trường, bảo vệ…) để tiếp nhận thông tin từ lớp mình thì
sẽ không nắm bắt kịp thời và có thể xảy ra xô xát giữa học sinh các lớp.
Ví dụ: Ngay đầu năm học, lớp 10C6 xảy ra hiện tượng một học sinh trong lớp bị
học sinh lớp 12 gây gổ dẫn tới xô xát trong khi ra về. Để ngăn chặn không cho
tình trạng trên tiếp diễn. GVCN đã phối hợp cùng bảo vệ, GVCN lớp của em
học sinh lớp 12, phụ huynh học sinh của 2 em cùng giải quyết sự việc. Trước
tiên chúng tôi cho các em ngồi viết tường trình về sự việc xảy ra. Sau khi đọc
tường trình, chúng tôi thấy rõ lỗi thuộc về em học sinh lớp 12, do em hiểu nhầm
dẫn tới việc đánh HS lớp 10C6. Sau khi nghe chúng tôi phân tích em HS lớp 12
đã nhận ra lỗi của mình và viết kiểm điểm, xin lỗi em HS lớp 10C6 trước sự
chứng kiến của GVCN 2 lớp, phụ huynh học sinh và bảo vệ của nhà trường. Em
học sinh lớp 10 C6 cùng phụ huynh cũng rất đồng tình, vui vẻ với cách giải
quyết của chúng tôi.
Trường THPT Lê Quý Đôn
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong buổi sinh hoạt lớp tuần đó, GVCN cũng đã nêu sự việc trước toàn
thể lớp. Phân tích một lần nữa cho các em nhận thức được mức độ nghiêm trọng
của sự việc khi các em tự mình giải quyết mọi mâu thuẫn không trao đổi với
người lớn và GVCN. Thông qua sự việc tự mỗi học sinh trong lớp sẽ rút ra bài
học cho riêng mình.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh
Nhà trường có thế mạnh về giáo dục nhận thức, thông qua nhận thức tác
động tới tình cảm, nhưng nhà trường không thể nào gần gũi hiểu sâu được từng
cá nhân HS, có tác động tình cảm liên tục như gia đình được. Do vậy, muốn
giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho HS thì GVCN cần phải phối hợp
với phụ huynh học sinh để đem lại kết quả tốt hơn đồng thời sự phối hợp với
PHHS sẽ giải quyết các hiện tượng mâu thuẫn không đáng có giữa các em học
sinh để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
d) Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại
khoá
Trong các buổi hoạt động ngoại khoá do lớp tổ chức nên tăng cường giáo dục
đạo đức, lối sống cho HS. Trong đạo đức, lối sống có ý thức công dân, ý thức
chấp hành pháp luật. Rèn luyện những kỹ năng sống như ứng xử trong nhóm,
giải quyết những xung đột nhằm hạn chế hướng giải quyết tiêu cực của bản thân
các em khi có xung đột.
Hướng cho học sinh tự xây dựng cho mình một mục đích sống, một cuộc
sống lành mạnh và tốt đẹp, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực. Điều đó phần
nào giúp cho cá nhân mỗi học sinh tránh được những cám dỗ của các tệ nạn, hạn
chế những khó khăn về mặt tâm lý và sức khoẻ, tránh rơi vào các hành vi sai
lệch.
III. KẾT LUẬN
Bạo lực học đường là vấn đề được coi là vấn nạn trong học đường hiện
nay, Bộ GD-ĐT phát động phong trào xây dựng môi trường học đường thân
thiện và Trường THPT Lê Quý Đôn Hải Phòng là một trong những trường đầu
tiên trong thành phố tổ chức buổi toạ đàm “ Văn hoá học đường”. Thế nhưng,
Trường THPT Lê Quý Đôn
10
Sáng kiến kinh nghiệm
thế nào là môi trường thân thiện, môi trường này có những tiêu chuẩn nào cần
đảm bảo? Khi mọi yếu tố chưa quy về thành những tiêu chí có thể đo lường thì
vấn đề sẽ khó được giải quyết. Vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục những hành vi
trong nếp sống - trong quan hệ đối xử trở thành vấn đề trọng tâm trong văn hóa
học đường. Thiết nghĩ đây chính là một trong những vấn đề cần đáng được quan
tâm trong việc phòng chống bạo lực học đường hiện nay.
Thực chất của việc giáo dục đạo đức phải bắt nguồn từ việc tác động về
mặt nhận thức, xây dựng những rung cảm đạo đức hình thành nhu cầu và niềm
tin hướng đến các chuẩn mực đạo đức cũng như các yêu cầu có liên quan mới có
thể hình thành một hành vi đạo đức mang tính chất tâm lý chứ không phải kỹ
thuật. Việc định hướng ứng xử trong những mối quan hệ khác nhau phải dựa
trên nền tảng của việc thiết lập những nguyên tắc ứng xử dựa trên thang giá trị
chuẩn mực của văn hóa ứng xử - giao tiếp trong học đường. Mặt khác, đó còn là
việc huấn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng ứng xử - giao tiếp cho học sinh nhằm
trang bị cho học sinh một số kỹ năng giao tiếp - ứng xử chuẩn mực hướng đến
việc xây dựng văn hóa học đường theo hướng tích cực.
Xây dựng ý thức và thói quen của giáo viên trong việc ứng xử giao tiếp
một cách có văn hóa, xem đó là một nhiệm vụ của người giáo viên nơi trường
học. Tác động về mặt nhận thức của học sinh để có sự ứng xử chuẩn mực, định
hướng những giá trị của con người một cách đích thực. Đó là những nhiệm vụ
thực sự cấp bách.
Trường THPT Lê Quý Đôn
11
Sáng kiến kinh nghiệm
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
Trường THPT Lê Quý Đôn
12
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
CHƯƠNG TRÌNH
DIỄN ĐÀN “VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG”
1.Văn nghệ chào mừng
2. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
3. Phát biểu khai mạc
4. Trình chiếu video clip và tiểu phẩm
-Video clip về bạo lực học đường
- Video clip về Tình yêu tuổi học trò
- Video clip về Giao thông học đường
- Tiểu phẩm về Ngôn ngữ học trò
5. Trao đổi, thảo luận và đề xuất giải pháp
6. Tổng kết
Sáng kiến kinh nghiệm
I. Bạo lực học đường
1. Nếu trong trường, lớp em xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau, em sẽ:
Không quan tâm Không đồng tình
Cổ vũ nhiệt tình
2. Nếu 2 học sinh trong lớp đánh nhau, em sẽ làm gì?
I.
Tình yêu học đường
1. Quan điểm của em về tình yêu học đường
Nên có Rất cần
Không nên có Không ý kiến
2. Trong lớp em có những bạn có cử chỉ thân mật quá mức trước tập thể, em sẽ
làm gì?
III. Ngôn ngữ học đường
1. Trong khi trao đổi với bạn bè về thầy cô giáo, em đã bao giờ dùng từ vô lễ
chưa?
Đã từng Chưa từng
2. Nếu trong các cuộc nói chuyện, bạn bè em dùng từ ngữ không đúng mực, em sẽ
làm gì?
IV. Văn hoá Giao thông
1. Gia đình em có điều kiện trang bị xe máy cho em, em sẽ:
Sử dụng Không sử dụng
2. Khi đang tham gia giao thông, gặp đèn đỏ em sẽ làm gì?
KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
Trường THPT Lê Quý Đôn
13
Sáng kiến kinh nghiệm
TOÀN TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN VỀ VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG
Số lượng học sinh được khảo sát: 2112
I. Bạo lực học đường
1. Nếu trong trường, lớp em xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau, em
sẽ:
- Không quan tâm: 34,2%
- Cổ vũ nhiệt tình: 9,5%
- Không đồng tình: 56,3%
2. Nếu 2 học sinh trong lớp đánh nhau, em sẽ làm gì?
- Can ngăn, báo BGH ( GVCN, bảo vệ ): 41,9%
- Bênh vực lẽ phải: 28,8%
- Thờ ơ, không quan tâm: 25,9%
- Ủng hộ và tham gia: 3,4%
II. Tình yêu học đường
1. Quan điểm của em về tình yêu học đường
- Nên có: 34%
- Không nên có: 29,7%
- Rất cần: 9,5%
- Không ý kiến: 26,8%
2. Trong lớp em có những bạn có cử chỉ thân mật quá
mức trước tập thể, em sẽ làm gì?
- Không quan tâm: 53,2%
- Khuyên bạn không nên: 30,4%
- Không đồng tình: 10%
- Đồng ý, ủng hộ: 6,4%
III. Ngôn ngữ học đường
1. Trong khi trao đổi với bạn bè về thầy( cô giáo), em đã
bao giờ dùng từ vô lễ chưa?
- Đã từng: 37,9%
- Chưa từng: 62,1%
2. Nếu trong các cuộc nói chuyện, bạn bè em dùng từ
ngữ không đúng mực, em sẽ làm gì?
- Khuyên nhủ, góp ý với bạn: 75%
- Không quan tâm: 25%
IV. Văn hoá giao thông
1. Gia đình có điều kiện trang bị xe máy cho em, em sẽ:
- Sử dụng: 54,8%
- Không sử dụng: 45,2%
2. Khi đang tham gia giao thông, gặp đèn đỏ, em sẽ làm
gì?
- Dừng lại trước vạch sơn: 68,8%
- Vượt đèn đỏ: 21,5 %
- “Tuỳ cơ ứng biến”: 9,4 %
Trường THPT Lê Quý Đôn
14