Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hội chứng khô mắt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.43 KB, 2 trang )

Hội chứng khô mắt
Tác giả : BS. HOÀNG CƯƠNG (Viện mắt Trung ương)
ÐỊNH NGHĨA VỀ HỘI CHỨNG KHÔ MẮT
Khô mắt (Eye Dry Syndrome, viết tắt là DES) có thể được định nghĩa khái quát như sau: "Ðấy là một hội
chứng mà trong đó nước mắt - công cụ để bôi trơn và bảo vệ mắt - sản phẩm do một số tuyến tại mi và
kết mạc tiết ra đã bị giảm thiểu về chất lượng hoặc số lượng, hay cả hai".
DES chỉ được bàn đến nhiều trong những năm gần đây vì tính phổ biến của nó. Các nghiên cứu tại Mỹ
cho thấy DES chiếm tỷ lệ khoảng 5,7% trong giới nữ tuổi trên 50; 9,8% ở nữ tuổi > 75. Như vậy có
khoảng 3,2 triệu phụ nữ Mỹ đang mắc chứng khô mắt. DES cũng đặt ra những vấn đề tế nhị cho các nhà
y tế cộng đồng: Tỷ lệ khô mắt gia tăng theo tuổi, hay xảy ra đối với những phụ nữ không có bằng cấp và
thu nhập thấp. Việt Nam chúng ta đã và đang hòa nhập với thế giới, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội
mà còn cả trên phương diện bệnh học và dịch tễ học. Vì thế đã kéo theo sự gia tăng của các căn bệnh
gắn liền với xã hội hiện đại như cao huyết áp, ung thư, tiểu đường , trong đó chứng khô mắt không hẳn
là một ngoại lệ. Nếu tính toán tương đối theo tỷ lệ mắc nêu trên thì chúng ta đang có khoảng 2 triệu phụ
nữ trên 50 tuổi bị chứng khô mắt. Trên thực tế, số lượng bệnh nhân nữ tuổi trung niên đến khám tại Viện
Mắt Trung ương với các biểu hiện của DES ngày càng nhiều.
CHỨNG KHÔ MẮT BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Hầu hết các bệnh nhân đều than phiền vì:
- Cảm giác kích thích, bất ổn tại mắt.
- Cảm giác như có dị vật trong mắt, nóng rát như phải bỏng.
- Nhìn mờ nhất thời.
- Ra gỉ mắt trong và nhầy.
- Một số người có cảm giác ngứa mắt, mỏi và nặng mi mắt.
- Ở thể nặng, bệnh nhân thấy đau rát thực sự mỗi khi chớp mắt.
Những khó chịu trên thường xảy ra khi có hoàn cảnh thuận lợi cho nước mắt bay hơi nhiều, như ra gió,
đọc sách lâu, ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp, những khám nghiệm bổ sung cũng rất phong phú và cần
thiết. Ðể dễ hình dung, chúng ta hãy xem xét lại những vấn đề cơ bản về sinh lý nước mắt.
Nước mắt tráng phủ trên lòng trắng (kết mạc) và lòng đen (giác mạc) được sản xuất từ 2 nguồn: 95% do
tuyến lệ nằm ẩn dưới mi trên tiết ra, 5% còn lại do các tuyến lệ phụ đảm trách. Dù nguồn gốc từ đâu thì


nước mắt luôn tạo thành một khối thống nhất. Khi tráng lên tròng đen chúng tạo nên phim nước mắt gồm
3 lớp: Lớp mỡ; Lớp nước trong suốt; Lớp nhầy mucin.
Mỗi lớp có một chức năng riêng biệt.
- Lớp mỡ làm chậm lại quá trình bay hơi của lớp nước liền kề với nó, đảm bảo sức căng bề mặt của phim
nước mắt theo phương thẳng đứng giúp cho nước mắt khỏi tràn ra ngoài bờ mi, bôi trơn mi mỗi khi mi
chớp trên diện nhãn cầu.
- Lớp nước trong suốt ở giữa đảm bảo cung cấp oxy cho biểu mô giác mạc, có tính sát trùng nhẹ, làm
cho giác mạc trơn nhẵn, rửa trôi bụi bẩn.
- Lớp nhầy mucin ở trong cùng do tế bào hình đài hoa của kết mạc tiết ra, giúp chuyển biểu mô giác mạc
từ dạng kỵ nước sang ái nước. Như vậy giác mạc sẽ luôn được làm ẩm bằng lớp nước đã nêu.
Phim nước mắt chỉ ổn định nếu phản xạ chớp mắt được duy trì tốt, có tương thích tốt giữa mi và nhãn
cầu, biểu mô giác mạc phải nguyên vẹn.
Các biểu hiện lâm sàng thể hiện sự bất thường của phim nước mắt và bề mặt giác mạc
Các dấu hiệu bất thường của phim nước mắt: Dấu hiệu sớm là sự gia tăng của các sợi nhầy và bụi bẩn
trên giác mạc. Ở mắt bình thường sau khi phim nước mắt bị vỡ, lớp nhầy mucin sẽ bị nhiễm lipid nhưng
sau đó lipid sẽ lập tức bị rửa trôi. Ở mắt bị khô, lớp mucin nhiễm lipid tích tụ trên phim nước mắt và có xu
hướng dao động sau mỗi lần chớp mắt. Lớp mucin sẽ mau khô và chậm ngậm nước. Mặt cong giới hạn
của phim nước mắt bị nhỏ đi, lõm vào, đôi khi biến mất trong những trường hợp nặng. Với mắt bình
thường mặt cong của phim nước mắt là mặt lồi, cao khoảng 1mm.
Các biến đổi của bề mặt giác mạc: Chỉ xuất hiện khi bệnh đã tương đối nặng. Mức độ nhẹ là bệnh lý biểu
mô giác mạc dạng chấm, dạng sợi. Dạng nặng hơn sẽ có các mảng nhầy màu hơi đục hoặc xám, hơi lồi
lên bề mặt giác mạc. Ðó là các phức hợp của tế bào biểu mô bong ra cùng với chất nhầy, protein và lipid.
Các mảng trên thường xuất hiện cùng với tổn thương dạng sợi, bắt màu khi nhuộm rose bengal.
Các khám nghiệm bổ sung đặc biệt: Ðo thời gian vỡ phim nước mắt (break up time-BUT): Khám nghiệm
này chỉ thực hiện được ở môi trường chuyên khoa sâu, với thuốc nhuộm fluorescein và sinh hiển vi khám
bệnh có kính lọc xanh cobalt. BUT được coi là bất thường nếu < 10 giây.
Nhuộm rose bengal: Rose bengal là thuốc nhuộm có ái lực đặc biệt với các tế bào biểu mô chết hoặc
đang bị hủy hoại. Ðặc tính này làm các tổn thương giác mạc dạng sợi và dạng mảng trở nên dễ nhận
biết. Nhược điểm của thuốc là gây kích ứng cho mắt.
Test Schirmer: Test này thực sự hữu hiệu nếu chúng ta không có sinh hiển vi khám bệnh, các tổn thương

giác mạc còn chưa rõ ràng. Nó cho phép nhận định lượng chế tiết nước mắt cơ bản và chế tiết phản xạ
bằng một loại giấy thấm đặc biệt của hãng Whatman, kích cỡ chuẩn là 5mm chiều rộng và 35mm chiều
dài. Kết quả bình thường nếu vùng có nước mắt thấm > 15mm.
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ÐIỀU TRỊ CHỨNG KHÔ MẮT
(Xem tiếp kỳ sau)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×