Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.37 KB, 2 trang )

Phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em
BS Phạm Ngọc Thanh
Trưởng đơn vị Tâm Lý
BV Nhi Đồng 1
Con tôi có bị bệnh tự kỷ không?
Tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ của một người đối
với người xung quanh. Trẻ tự kỷ bị tổn thuơng trong tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Trẻ cũng
có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng có khó khăn trong học tập và
nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ.
Bệnh tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh của não bắt đầu từ trẻ nhỏ. Cha mẹ thường tìm gặp bác sĩ khi thấy
trẻ chậm nói ở khoảng 2-3 tuổi. Bệnh được chẩn đoán lúc 3 tuổi. Trẻ trai mắc bệnh này gấp 4 lần trẻ gái. Mặc dù
trẻ tự kỷ thay đổi nhiều trong khả năng và hành vi, trẻ thường gặp khó khăn trong các lĩnh vực phát triển dưới
nay (bệnh còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ – autistic spectrum disorder –ASD):
Tương tác xã hội
Trẻ có khó khăn tương tác với bạn đồng lứa tuổi. Trẻ thích sống một mình và ít quan tâm đến người khác,
thường được mô tả như “sống trong thế giới riêng”. Đáp ứng với người khác cũng nghèo nàn và không phù hợp.
Trẻ có thể chọc giận người khác. Trẻ khó hiểu và biểu lộ cảm xúc, có khuynh hướng dùng người khác như “dụng
cụ”(ví dụ kéo bàn tay người lớn để lấy một đồ vật trẻ muốn mà không nói hoặc không nhìn). Có trẻ tương tác tốt
với người lớn nhưng khó tương tác với bạn cùng lứa.
Phát triển lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp
Khoảng 40% trẻ tự kỷ không nói được. Đa số có thể chậm nói. Trẻ có khả năng nói thì nhại lời (ví dụ bắt chước
lời người khác nói như con két). Trẻ có thể nói thuộc lòng những lời quảng cáo trên ti vi hoặc trong máy vi tính,
nhưng không thể dùng lời nói để giao tiếp một cách có ý nghĩa hoặc có hiệu quả. Trẻ không hoặc ít tiếp xúc bằng
ánh mắt .Trẻ có thể lặp đi lặp lại nhiều chữ không hợp lý và ít hiểu những khái niệm trừu tượng (ví dụ nguy hiểm)
hoặc những cử chỉ biểu tượng (ví dụ vẫy tay chào), thường được gọi là “giao tiếp biểu tượng nghèo nàn”. Trẻ nhỏ
không biết chỉ đồ vật bằng ngón tay trỏ. Trẻ khó làm chủ cường độ và âm lượng giọng nói.
Chơi tưởng tượng
Trẻ thường chơi tưởng tượng từ 2-2 tuổi rưởi trong các trò chơi đồ hàng, chơi súng hoặc đồ chơi bác sĩ . Trẻ tự
kỷ có khả năng tưởng tượng nghèo nàn và thường chơi một cách khác thường. Trẻ có thể quay một đồ vật hoặc
chơi kiểu lặp đi lặp lại (ví dụ xếp hàng xe ô tô hoặc khối). Vài trẻ ASD có vẻ chơi tưởng tượng nhưng thường chơi


cách thuộc lòng hoặc giới hạn.
Đáp ứng bất thường với kích thích cảm giác
Trẻ tự kỷ có thể phản ứng quá mức với một số kích thích cảm giác hoặc không có phản ứng gì cả. Trẻ khó “lọc”
những tiếng động trong môi trường xung quanh (ví dụ tiếng máy lạnh) và có thể nổi giận khi mất sự kích thích.
Trẻ có thể bị quyến rũ bởi ánh sáng hoặc màu sắc và bận rộn đập trên sàn nhà. Trẻ có thể thích ngửi đồ vật. Trẻ
có thể tự xoay tròn mà không choáng váng trong khi người khác rất sợ cử động (ví dụ đu đưa).
Bất thường trong phát triển
Kỹ năng vận động có thể tương đối bình thường; tuy nhiên đa số trẻ tự kỷ vụng về hoặc có thể có kỹ năng vận
động tinh kém. Một số trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và không thể giao tiếp với những nhu cầu đơn giản, nhưng
cũng có khả năng đọc những chữ phức tạp . Có trẻ đã biết nói nhưng sau đó ngưng nói (ví dụ trẻ có thể bắt đầu
nói “ba ba” lúc 1 tuổi và ngưng nói lúc 2 tuổi ), được gọi là “kỹ năng thoái lui”.Trẻ có thể giỏi trong một số lĩnh
vực (ví dụ chơi lắp ghép, đếm số, âm nhạc) nhưng kỹ năng nói và giao tiếp vẫn thấp so với lứa tuổi.
Trong khi trẻ tự kỷ có thể biểu hiện nhiều mức độ triệu chứng khác nhau được mô tả ở phần trên,
trẻ không nhất thiết phải có mọi triệu chứng. Tuy nhiên, tất cả trẻ tự kỷ sẽ có khó khăn trong các
lĩnh vực chính là tương tác xã hội, giao tiếp và tưởng tượng.
Tôi tìm sự giúp đỡ ở đâu?
Nếu con bạn có các triệu chứng nêu trên và bạn nghi con bạn bị tự kỷ, bạn nên xin hẹn khám bệnh cho con bạn
ở đơn vị Tâm Lý bệnh viện Nhi Đồng 1 . Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn cần phải theo những bước gì để
giúp con bạn phát triển. Có thể con bạn cần được gặp chuyên viên tâm vận động, âm ngữ, hoạt động, hoà nhập
cảm giác. Trẻ cần được thăm khám một cách toàn diện để được đánh giá mức độ phát triển và được hưởng
chương trình can thiệp giáo dục tâm lý càng sớm càng tốt.

BS.Phạm Ngọc Thanh
Tin đăng vào 01/09/2006 09:29:48

×