Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Xử trí ban đầu khi trẻ đau bụng và nôn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.18 KB, 2 trang )

Xử trí ban đầu khi trẻ đau bụng và nôn
Đau bụng và nôn ở trẻ là các triệu chứng hay gặp, thường không đáng ngại nhưng
cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm, cần được cấp cứu. Dựa vào biểu
hiện kèm theo, bạn có thể quyết định cho trẻ nhập viện ngay hay tự điều trị tại nhà.
1. Đau bụng
Trẻ 3 tháng tuổi nếu hay khóc thét về đêm, gập chân vào người (nhưng không có biểu hiện
gì khác) có thể bị hội chứng colic, một dạng đau bụng sinh lý thường gặp ở lứa tuổi này.
Khi đó, cần đặt trẻ nằm sấp trên hai đầu gối của bạn, vỗ nhẹ vào lưng, dùng một số thuốc
hút hơi (như Babygaz) để giảm đau. Nếu không đỡ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để loại trừ
các nguyên nhân gây đau bụng khác.
Trái lại, nếu thấy da và niêm mạc trẻ tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc máu, đau bụng
kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho ăn, uống hay dùng bất kỳ một
loại thuốc gì cho đến khi được khám.
Ngoài ra, trong tất cả các trường hợp đau bụng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Đau mỗi lúc nặng hơn.
- Tái nhợt, vã mồ hôi, đau gập cả người lại.
- Không cho sờ vào bụng vì đau.
- Đau kèm sốt, nôn mửa nhiều.
- Bỏ ăn, không chơi.
- Trẻ không đi tiêu trong mấy ngày qua, kèm theo nôn vọt.
2. Nôn mửa
Trẻ có thể nôn do những nguyên nhân sau:
- Bị kích động (vui quá, sợ quá, phản ứng lại khi bị ép ăn), ăn quá nhiều.
- Trào ngược dạ dày - thực quản ở trẻ đang bú mẹ: Trẻ hay ọc sữa sau khi bú. Đây là hiện tượng
sinh lý không trầm trọng, sẽ tự khỏi theo thời gian và nhiều khi không cần điều trị gì đặc biệt.
- Do các nhiễm trùng thông thường như viêm họng, viêm mũi, ngộ độc thức ăn
- Tắc ruột, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não.
Cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những biểu hiện:
- Nôn vọt.
Hãy
đưa


trẻ đi
khám
nếu
đau
bụng
mỗi
lúc
một
nặng.
- Nôn kèm theo tiêu chảy, mất nước.
- Nôn kèm sốt, nôn ra máu hoặc trẻ nôn mà không chịu uống nước.
BS Nguyễn Thanh Hải, NLĐ

×