Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.01 KB, 2 trang )
Xử trí chấn thương sọ não ở trẻ em
Chấn thương này hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do ngã hoặc va đụng trong nhà. Trẻ càng nhỏ
càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước; các
cháu lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã.
Nếu trẻ vẫn tỉnh táo sau khi ngã, thăm khám thấy bình thường, có thể chăm sóc ở nhà nhưng phải
theo dõi chặt chẽ 3 giờ một lần trong suốt 24 giờ (nếu trẻ ngủ cũng phải đánh thức dậy). Hãy đưa
trẻ đi khám cấp cứu ngay tại một cơ sở điều trị gần nhất nếu thấy xuất
hiện một trong những triệu chứng sau:
- Rối loạn ý thức hoặc tâm thần.
- Đồng tử không đều 2 bên.
- Co giật.
- Nôn dễ dàng nhiều lần.
- Mất tư thế thăng bằng.
- Rối loạn vận động một chi hoặc một phần của chi.
Nếu sau khi ngã, trẻ bị bất tỉnh thì phải đưa đi cấp cứu ngay (tai biến loại này chiếm 4% các ca
chấn thương sọ não, thường xảy ra với trẻ nhỏ). Tại bệnh viện, phương pháp duy nhất có giá trị
để chẩn đoán tổn thương là chụp cắt lớp hộp sọ.
Chấn thương sọ não có thể gây những biến chứng nguy hiểm như dập não, chảy máu não, tụ máu
hoặc chảy máu nội sọ, tụ máu ngoài hoặc dưới màng cứng. Ở trẻ nhỏ, biến chứng tụ máu ngoài
màng cứng có thể xảy ra mà không kèm theo biểu hiện mất ý thức ban đầu.
Để phòng tránh chấn thương sọ não và những hậu quả nghiêm trọng do nó gây ra, những
người có con nhỏ cần lưu ý:
- Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi.
- Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường trải đệm để nếu ngã, trẻ đỡ bị chấn
động.
- Không để trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác.
- Giải thích dần cho trẻ hiểu những điều nguy hiểm có thể xảy ra khi mò mẫm đi lại.
- Khi xảy ra chấn thương ở đầu, cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu bác sĩ cho về nhà, trẻ vẫn phải
được dõi sát theo hướng dẫn.
BS Trần Trí, Sức Khỏe & Đời Sống
Khi chơi với trẻ, cần