Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những bí quyết thương lượng qua điện thoại và Email ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.81 KB, 4 trang )

Những bí quyết
thương lượng qua
điện thoại và Email


Điện thoại có lẽ là thứ vũ khí lợi hại nhất trên đời, chí ít cũng là
đối với thương lượng.
Nhưng nó sẽ không phải là con dao hai lưỡi nếu bạn không biết cách
dùng nó, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết sử dụng sao cho có
lợi. Dùng điện thoại di động còn tệ hơn, nếu cuộc gọi bị gián đoạn
thì coi như là chết.

Ngay cả khi đàm phán trực tiếp mà cuộc thảo luận còn dễ bị lệch
hướng huống hồ là nói qua điện thoại, trừ phi bạn muốn đổi hướng
thương lượng và chuyển chủ đề.

Nhiều năm trước tôi có một cô thư ký người Ý rất đẹp, nước da màu
ô-liu. Mặc dù chưa thử nhưng rõ ràng cô này là người gợi cảm nhất
mà tôi từng biết, không phải là chiếc váy mà cô ta mặc hay son phấn
trên mặt, mà là cái cách cô đi đứng nói năng. Ở cô tỏa ra một vẻ đẹp
quyến rũ. Khi ấy tôi đang đàm phán rất căng thẳng với bốn luật sư
khác.

Tôi muốn thay đổi tốc độ đàm phán nhưng tôi không biết phải làm
thế nào mới phải. Khi ấy tôi cần một bản photo lá thư mà tôi mới
nhận được nên tôi bấm máy cho thư ký và bảo cô ta vào mang tài
liệu đó vào.

Khi cô ta mang nó bước vào phòng thì năm ông luật sư đều ngước
nhìn và câm bặt. Thật kỳ diệu, mà cô ấy chỉ nói mỗi một câu: “ Dạ
tài liệu đây chú Ross ”, rồi đi ra. Cả 5 ông luật sư đều ngỡ ngàng rồi


nhìn nhau. Một người hỏi: “ Chúng ta vừa nói gì thế nhỉ? ”.

Không khí căng thẳng trong phòng dịu hẳn và kể từ đó cuộc thương
lượng diễn ra hết sức suôn sẻ. Sự việc xảy ra bất ngờ đó rất hiệu quả
nên tôi coi đó như một phần trong kế hoach đàm phán và sử dụng
rất nhiều lần mỗi khi điều kiện cho phép, và chưa có lần nào là
không đạt được kết quả như mong đợi.

Mọi người vốn rất dễ bị nhãng trí đi chệch khỏi dòng suy nghĩ và
bầu không khí đàm phán cũng rất dễ thay đổi, vì vậy bạn cần phải
tỉnh táo để tập trung, đặc biệt là khi có sự việc gây sao nhãng xảy ra.
Nói chung ngay cả trong các cuộc thương lượng tay đôi còn khó tập
trung chứ nói gì đến thương lượng qua điện thoại. Phải mất nhiều
năm lắm nhiều người mới chịu chấp nhận để điện thoại trong nhà vì
mới đầu người ta không quen với việc có thiết bị đó trong phòng
khách, để rồi ai đó muốn sai bảo gì mình thì chỉ cần a-lô một tiếng
bất kể lúc nào muốn cũng được.

Tuy nhiên bây giờ nó đã là một phần cuộc sống ngày nay. Hóa ra
công nghiệp hiện đại lại làm cho môi trường đàm phán còn phức tạp
hơn xưa.

×